Yoga được coi là một trong những phương pháp tập luyện phổ biến nhiều nhất tại Việt Nam hiện nay và được nhiều người theo đuổi. Trong Yoga có nhiều trường phái khác nhau, mỗi trường phái đều mang lại những lợi ích nhất định cho con người. Trong đó Yoga Therapy là trường phái được nhiều người quan tâm và lựa chọn nhiều nhất. Vậy Yoga Therapy là gì? Cùng bài viết dưới đây tìm hiểu chi tiết nhé!
Yoga Therapy là gì?
Yoga Therapy là một phương pháp trị liệu sử dụng các bài tập Yoga, kỹ thuật thở và thiền định để cải thiện sức khỏe thể chất, tinh thần và cảm xúc. Phương pháp này sử dụng nguồn năng lượng từ vũ trụ đồng thời kết hợp với tâm thức con người nhằm tạo nên một năng lực trị liệu. Yoga Therapy được cá nhân hóa cho từng người dựa trên nhu cầu và mục tiêu cụ thể của họ.
Suốt hàng thiên niên kỷ, phương pháp trị liệu với Yoga Therapy được coi như một phương pháp trị liệu đặc biệt. Nó tạo nên sự liên kết đồng thời giữa tâm trí và cơ thể, con người và vũ trụ, năng lượng bên trong và bên ngoài…
Không chỉ là một phong cách Yoga cổ điển với những động tác chậm rãi, nhẹ nhàng phù hợp cho mọi lứa tuổi. Yoga Therapy còn được hiểu rộng hơn như một phương pháp điều trị toàn diện cho cả thể chất và tinh thần. Giúp tăng cường sức khỏe và giảm thiểu các vấn đề liên quan đến bệnh tật. Yoga Therapy mang đến một trải nghiệm độc đáo, nơi bạn được kết nối với bản thân sâu sắc hơn, thấu hiểu những nhu cầu của cơ thể và tâm trí. Từ đó đưa ra những lựa chọn phù hợp để nâng cao sức khỏe và chất lượng cuộc sống.
Những lợi ích khi tập luyện Yoga Therapy
Yoga Therapy mang đến cho người tập luyện nhiều lợi ích về mặt sức khỏe:
Hỗ trợ điều trị các bệnh về xương khớp
Yoga Therapy không chỉ là phương pháp trị liệu hiệu quả cho các bệnh lý về xương khớp mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc phục hồi chức năng sau chấn thương, tai nạn.
Nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh lợi ích của Yoga Therapy đối với những người mắc bệnh viêm xương khớp, gù lưng, cong vẹo cột sống,... Yoga Therapy giúp cải thiện tính linh hoạt của khớp. Tăng cường sức mạnh cơ bắp xung quanh khớp, giảm đau và hỗ trợ điều trị hiệu quả các vấn đề về xương khớp.
Cải thiện hiệu quả tình trạng tâm lý
Không chỉ có hiệu quả nhằm hỗ trợ điều trị về thể chất, Yoga Therapy còn tác động tích cực đến tâm lý người bệnh. Theo nghiên cứu từ chuyên gia cho thấy, Yoga Therapy có ảnh hưởng tích cực đối với những người mắc hội chứng PTSD (stress sau sang chấn), những người bị tâm thần phân liệt, lạm dụng các loại thuốc gây nghiện nhằm giảm đau, an thần. Thậm chí, nghiên cứu còn chỉ ra bộ môn Yoga này còn có thể tác động tích cực đến những người mắc chứng tự kỷ.
Bên cạnh đó, dù bạn không mắc bất cứ căn bệnh hay hội chứng tâm lý nào. Việc tập luyện Yoga Therapy cũng đem lại hiệu quả giúp bạn giải tỏa căng thẳng. Nó giúp ngăn ngừa tình trạng stress, trầm cảm và khiến tinh thần của bạn luôn được thư thái, dễ chịu hơn.
Cải thiện cơ bắp khỏe mạnh, dẻo dai
Yoga Therapy với những động tác nhẹ nhàng, mềm mại giúp cơ thể của bạn được thả lỏng, co giãn nhịp nhàng. Từ đó, cơ thể cũng trở nên dẻo dai hơn, các cơ bắp săn chắc và bền bỉ.
Mang lại sức khỏe toàn diện
Yoga Therapy không chỉ đem lại lợi ích giúp điều trị bệnh mà nó đem lại cho chúng ta một sức khỏe toàn diện. Tương tự như các bài tập bộ môn Yoga khác, Yoga Therapy có khả năng giúp tăng cường hoạt động của các hệ hô hấp và tuần hoàn cũng như tiêu hóa và bài tiết.
Với những tư thế và kỹ thuật kiểm soát hơi thở đặc biệt, bộ môn Yoga Therapy giúp xử lý hiệu quả tình trạng mệt mỏi kéo dài. Nó giúp thư giãn tinh thần, giảm căng thẳng và cải thiện chất lượng giấc ngủ. Yoga Therapy giúp mở rộng đường thở, giảm các triệu chứng hen suyễn và tăng cường sức khỏe hệ hô hấp. Đồng thời nó cũng giúp giảm bớt các tác dụng phụ của hóa trị liệu như buồn nôn, mệt mỏi, rụng tóc,... Nâng cao tinh thần cho bệnh nhân ung thư.
Đối tượng nào phù hợp để tập luyện Yoga Therapy?
Theo các chuyên gia về Yoga, Yoga Therapy phù hợp với hầu hết mọi người. Trong đó có người bệnh và những người khỏe mạnh muốn nâng cao sức khỏe của mình. Đặc biệt Yoga Therapy mang lại lợi ích tốt nhất cho những đối tượng dưới đây:
- Người mắc các bệnh về xương khớp: Thoái hóa khớp, thoái hóa đốt sống, chức năng cơ thể tổn thương sau chấn. Yoga Therapy giúp tăng cường sự linh hoạt của khớp, giảm đau một cách tự nhiên, từ đó cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh.
- Người gặp vấn đề về hô hấp: Hen suyễn, viêm phế quản, phổi mãn tính… Yoga Therapy tập trung vào việc điều chỉnh hơi thở và kỹ thuật thở sâu, giúp mở rộng và cải thiện chức năng của hệ hô hấp, từ đó giảm thiểu các triệu chứng của bệnh.
- Người gặp các vấn đề về tâm lý: Căng thẳng, lo âu, mệt mỏi, trầm cảm…
- Người muốn cải thiện giấc ngủ: Yoga Therapy cung cấp các bài tập và kỹ thuật thư giãn giúp thúc đẩy giấc ngủ tự nhiên và cải thiện chất lượng giấc ngủ. Nhờ vậy, bạn sẽ cảm thấy sảng khoái, tràn đầy năng lượng và tập trung hơn trong cuộc sống hàng ngày.
Một số tư thế Yoga Therapy cơ bản cho người mới bắt đầu
Tư thế rắn hổ mang
Cách thực hiện:
- Nằm sấp trên thảm yoga, hai chân dang rộng bằng hông, hai tay đặt song song với xương sườn. Giữ các ngón chân duỗi thẳng và ấn mạnh bàn chân xuống sàn để kích hoạt cơ tứ đầu đùi.
- Hít vào, từ từ nâng cao đầu và ngực lên khỏi sàn, đồng thời xoay vai ra sau và mở rộng vai. Tạo áp lực nhẹ lên cánh tay nhưng giữ khuỷu tay hơi cong.
- Giữ cổ dài và nâng cao xương ức thay vì đẩy cằm lên. Giữ cánh tay thẳng và đặt vai cách tai một khoảng bằng vai, giúp củng cố cột sống.
- Thở đều và giữ nguyên tư thế trong 15 - 30 giây, tập trung vào hơi thở và cảm giác kéo căng ở cơ ngực, vai và bụng.
- Thở ra, từ từ hạ thấp ngực và đầu xuống sàn, trở về tư thế nằm sấp ban đầu.
- Lặp lại động tác 4 - 5 lần.
Tư thế cây cầu
Cách thực hiện:
- Nằm ngửa, co gối, lòng bàn chân đặt phẳng sàn, cách hông bằng vai.
- Ấn gót chân và lòng bàn chân xuống sàn, hít vào, nâng hông lên, tạo đường thẳng từ đầu gối đến vai.
- Xoay bàn chân vào/ra, di chuyển đầu gối tìm vị trí thoải mái, cách nhau bằng hông.
- Giữ 30 giây - 1 phút, thở đều.
- Thở ra, hạ hông xuống sàn, trở về tư thế nằm ngửa.
- Lặp lại động tác này ít nhất 4 - 5 lần.
Tư thế vặn mình
Cách thực hiện:
- Bắt đầu từ tư thế ngồi. Gập chân phải, đặt bàn chân phải bên ngoài đầu gối trái. Cong đầu gối trái, đưa bàn chân trái vòng qua hông phải.
- Thở ra, vặn người sang phải, đưa cánh tay trái qua mép ngoài đầu gối phải. Giữ bàn chân phải bằng tay trái sao cho đầu gối phải gần nách trái hơn.
- Hít vào, giữ lưng thẳng, nâng cánh tay phải về phía trước và nhìn chằm chằm vào đầu ngón tay. Thở ra, tiếp tục xoay người sang phải, nhìn qua vai phải.
- Hít vào, ngồi dậy và thở ra, uốn cong khuỷu tay phải để chạm vào bên trái thắt lưng, vòng cánh tay phải quanh lưng.
- Từ từ xoay người sang trái, hạ cánh tay phải xuống, duỗi thẳng chân phải. Sau đó, hạ cánh tay trái xuống và duỗi thẳng chân trái.
- Lặp lại các bước trên ở bên trái.
Chuỗi động tác chào mặt trời
Cách thực hiện:
- Đứng tư thế Tadasana với hai chân song song, hai tau đặt ở hai bên và lòng bàn tay hướng về phía trước. Dành một chút thời gian để tập trung, thư giãn và hít thở sâu.
- Hít vào, nâng cánh tay lên cao, duỗi thẳng qua vai, vào tư thế Uttanasana.
- Thở ra và gập người về phía trước, giữ lưng thẳng, tay đặt bên cạnh bàn chân.
- Hít vào, trượt tay dọc theo chân, giữ lưng thẳng, vào tư thế Ardha Uttanasana.
- Thở ra sau đó bước một chân ra sau, hạ thấp thân người vào tư thế High Plank.
- Hít vào rồi giữ lưng thẳng, siết cơ bụng, vào tư thế Chaturanga Dandasana.
- Hạ thấp thân người xuống sàn, gập khuỷu tay, vào tư thế Ashtanga Dandasana.
- Đẩy hông lên, duỗi thẳng cánh tay, vào tư thế Urdhva Mukha Svanasana.
- Hít vào, nâng cao hông, hạ thấp đầu, vào tư thế Adho Mukha Svanasana.
- Giữ nguyên tư thế Adho Mukha Svanasana, thực hiện 3 - 5 nhịp thở.
- Nâng cao đầu, gập đầu gối, vào tư thế Ashtanga Asana.
- Bước một chân về phía trước, hạ thấp thân người vào tư thế Ardha Uttanasana và thở ra
- Tiếp tục hít vào, nâng cánh tay lên cao, duỗi thẳng qua vai, vào tư thế Uttanasana.
- Gập người về phía trước, giữ lưng thẳng, tay đặt bên cạnh bàn chân.
- Lấy hơi và nâng cánh tay lên cao, chắp hai tay trước ngực, vào tư thế Anjali Mudra.
- Hạ tay xuống, thư giãn cơ thể, thở ra từ từ.
- Lặp lại chuỗi động tác 3 - 5 lần.
Những lưu ý khi tập Yoga Therapy
Khởi động kỹ trước khi tập
Dành 5 - 10 phút để khởi động toàn thân giúp cơ thể ấm lên, tăng cường lưu thông máu và hạn chế nguy cơ chấn thương.
Các động tác khởi động cơ bản như xoay cổ tay, cổ chân, xoay khớp vai, hông, vặn người, gập người,...
Tập với huấn luyện viên hoặc tham khảo ý kiến chuyên gia
Lựa chọn tập luyện với huấn luyện viên Yoga giàu kinh nghiệm để được hướng dẫn bài bản, đảm bảo kỹ thuật chính xác và an toàn.
Nếu tự tập ở nhà, tham khảo video hướng dẫn từ các nguồn uy tín, bắt đầu từ những động tác đơn giản và tăng dần độ khó.
Duy trì thời gian tập luyện hợp lý
Thời gian tập trung bình mỗi buổi nên kéo dài 20 - 30 phút. Người mới bắt đầu nên tập 10 - 15 phút mỗi buổi, 3 - 5 buổi/tuần. Khi đã quen dần, có thể tăng dần thời gian và tần suất tập luyện.
Chuẩn bị trang phục và dụng cụ tập luyện phù hợp
Mặc trang phục thoải mái, co giãn tốt, thấm hút mồ hôi hiệu quả. Sử dụng thảm Yoga cá nhân để đảm bảo vệ sinh và an toàn.
Chế độ dinh dưỡng hợp lý
Bổ sung đầy đủ dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể trước, trong và sau khi tập luyện. Uống đủ nước để cơ thể luôn đủ độ ẩm.
Hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá,...
Bài viết trên đây là tất tần tật thông tin về Yoga Therapy cho người mới bắt đầu. Hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích cho bạn, giúp bạn tìm ra được phương pháp tập luyện và đem lại sức khỏe dồi dào, tinh thần thoải mái!
Xem thêm: Yoga cười là gì? Tìm hiểu về liệu pháp tinh thần hiệu quả cho sức khỏe