Liên kết câu và đoạn văn là một trong những đề mục quan trọng khi chấm điểm một bài làm văn hay một bài thi. Do đó, các em học sinh khi làm bài nên chú ý đến việc sử dụng các phép liên kết sao cho phù hợp nhất, tạo hiệu ứng bài văn có tính mạch lạc, dễ đọc hơn. Vậy làm thế nào để sử dụng các phép liên kết cho hiệu quả? Cách kết nối các phép liên kết với nhau là gì? Cùng xem 5 phép liên kết câu thường gặp nhất và cách sử dụng chúng nhé!
1. Phép liên kết là gì?
Một đoạn văn trong một văn bản không phải là sự ghép nối, chắp vá, tổng hợp từ những câu văn rời rạc, lẻ tẻ và không có sự thống nhất với nhau. Khi đọc một bài văn, ta có thể dễ dàng nhận ra bài văn đó có thống nhất hay không, và điều này ảnh hưởng trực tiếp tới điểm số cũng như đánh giá về người viết. Do đó, muốn giữa chúng có sự liên kết chặt chẽ và thống nhất với nhau, ta cần sử dụng các phép liên kết trong văn bản.
2. Có những cách liên kết nào?
Xét về sự liên kết, ta có thể xem rõ ràng 2 cách liên kết chính của văn bản, đó là liên kết về mặt nội dung và liên kết về mặt hình thức.
2.1. Liên kết nội dung
Liên kết nội dung là sự liên kết về ý tứ, sự thống nhất trong nội dung của văn bản. Trong đó, các đoạn văn phải có sự đồng nhất về chủ đề chung của cả bài, và các câu trong mỗi đoạn phải có sự tương thích với nhau để tạo thành chủ đề của một đoạn văn. Đây chính là liên kết chủ đề.
Bên cạnh đó, liên kết nội dung cũng cần phải mang tính logic. Tức là các câu trong đoạn văn phải được sắp xếp logic với nhau, tạo thành một trình tự sắp xếp hợp lý, có sự mạch lạc giữa các câu trong đoạn văn.
2.2. Liên hết hình thức
Liên kết hình thức là phương pháp sử dụng các phép liên kết như lặp, đồng nghĩa, trái nghĩa,.. mà chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy bằng mắt thường trong quá trình đọc bài. Các phép liên kết này có tác dụng làm cho bài văn thêm sinh động, hấp dẫn và lôi cuốn hơn rất nhiều.
3. Liệt kê một số phép liên kết câu thường gặp?
Các phép liên kết tiêu biểu thường được sử dụng trong các văn bản chúng ta thường đọc, hay các bài văn thường làm được liệt kê như sau:
3.1. Phép nối
Phép nối là cách sử dụng các tổ hợp từ có nội dung chỉ quan hệ để liên kết câu hoặc đoạn văn với nhau. Tổ hợp từ có thể bao gồm quan hệ từ, từ ngữ chuyển tiếp và phụ từ. Dưới đây là một số tổ hợp từ thường được sử dụng:
- Quan hệ từ: là, và, còn, mà, tuy, nhưng, nếu, nên
- Các từ chuyển tiếp: do đó, dù vậy, tuy nhiên, vậy thì, vậy nên, nhìn chung, tóm lại
Ví dụ về phép nối từ vựng: “Mẹ vẫn dặn phải thức đến khi tàu xuống - Ðường sắt đi ngang qua ngay trước mặt phố - để bán hàng, may ra còn có một vài người mua. Nhưng cũng như mọi đêm, Liên không trông mong còn ai đến mua nữa. Với lại đêm họ chỉ mua bao diêm, hai gói thuốc là cùng. Liên và em cố thức là vì cớ khác, vì muốn được nhìn chuyến tàu. Chín giờ có chuyến tàu ở Hà Nội đi qua huyện. Đó là sự hoạt động cuối cùng của đêm khuya”.
>> Đọc thêm: trạng ngữ là gì
3.2. Phép lặp
Phép liên kết lặp từ vựng là cách dùng đi dùng lại một yếu tố ngôn ngữ để làm nổi bật lên nội dung của câu, tạo ra sự liên kết giữa các câu, các nội dung cần liên kết. Có 03 cách lặp thường được sử dụng:
Lặp từ vựng: Dùng một từ trong nhiều câu văn, ví dụ “Chiều, chiều rồi. Một chiều êm ả như ru, văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng rộng theo gió nhẹ đưa vào”
Lặp cấu trúc ngữ pháp: Là cách dùng đi dùng lại một cấu trúc ngữ pháp trong bài. Phép lặp này thường gặp ở các bài thơ, bài văn,..
“Đã nghe nước chảy lên non
Đã nghe đất chuyển thành con sông dài
Đã nghe gió ngày mai thổi lại.
Đã nghe hồn thời đại bay cao”
(Tố Hữu)
Lặp ngữ âm: Hay còn có tên gọi khắc là lặp vần. lặp vần thường hay thấy ở các câu thơ, các bài hát nổi tiếng.
Ví dụ:
“Bánh chưng có lá
Con cá có vây
Ông thầy có sách.”
3.3. Phép thế
Phép thế được sử dụng với mục đích chính để tránh tình trạng sử dụng quá nhiều một từ nào đó trong bài. Phép liên kết này sử dụng một hoặc nhiều từ ngữ có ý nghĩa tương đương nhằm tạo tính liên kết giữa các văn bản có chứa chúng. Phép thế có 2 dạng chính, là thế đồng nghĩa và thế đại từ.
Thế đồng nghĩa: bao gồm việc sử dụng các từ đồng nghĩa hoặc cách nói khác đi để miêu tả thích hợp với từ ngữ được thay thế. Một ví dụ của thế đồng nghĩa là “Nghe chuyện Phù Ðổng Thiên Vương, tôi tưởng tượng đến một trang nam nhi, sức vóc khác người, nhưng tâm hồn còn thô sơ giản dị, như tâm hồn tất cả mọi người thời xưa. Tráng sĩ ấy gặp lúc quốc gia lâm nguy đã xông pha ra trận đem sức khỏe mà đánh tan giặc, nhưng bị thương nặng. Tuy thế người trai làng Phù Ðổng vẫn còn ăn một bữa cơm… “ (Nguyễn Ðình Thi)
Thế đại từ: Là cách dùng những đại từ nhân xưng để thay cho mọt từ ngữ, câu hay một ý của nhiều câu nhằm tạo nên tính liên kết về mặt nội dung giữa chúng với nhau.
Ví dụ: Dân tộc ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Ðó là một truyền thống quý báu của ta.
(Hồ Chí Minh)
3.4. Phép liên tưởng
Là cách sử dụng những từ ngữ chỉ sự vật, hiện tượng theo định hướng nào đó nhưng phải xuất phát từ những từ ngữ ban đầu, tạo ra mối liên kết giữa các phần chứa chúng trong văn bản.
Phép liên tưởng có sự khác biệt với phép thế ở chỗ, phép liên tưởng có sử dụng các từ ngữ mang tính liên tưởng, bay bổng để thay thế cho những sự vật, hiện tượng khác. Có 2 cách liên tưởng có thể kể đến à:
Liên tưởng cùng chất: Phép liên kết này sử dụng các từ, yếu có cùng chất liệu, chủng loại với nhau để liên tưởng đến nhau. Ví dụ: “Mưa vẫn ồ ạt như vỡ đập. Ánh chớp lóe lên soi rõ khuôn mặt anh trong một giây.”
Liên tưởng khác chất: Ngược lại với phép liên kết liên tưởng cùng chất, liên tưởng khác chất là cách sử dụng các từ ngữ có nội dung không liên quan đến nhau để gợi nhớ, kết nối các cau văn, đoạn văn.
Ví dụ (liên tưởng theo công dụng - chức năng của vật):
Hà Nội có Hồ Gươm
Nước xanh như pha mực
Bên hồ ngọn Tháp Bút
Viết thơ lên trời cao
3.5. Phép nghịch đối
Đây là phép liên kết sử dụng những từ trái nghĩa vào những bộ phận khác nhau có liên quan trong văn bản, có tác dụng liên kết các bộ phận ấy với nhau. Những phương tiện liên kết thường gặp trong phép này đó là:
- từ trái nghĩa: vui - buồn, sướng - khổ,…
- từ phủ định: giàu - không giàu
- từ miêu tả: xinh - xấu
- từ ước lệ khuất phục, giữ vững
Ví dụ: Những vấn đề vật chất giải quyết không khó đâu. Bây giờ các đồng chí gặp khó khăn, theo tôi nghĩ, một phần lớn là do không có người quản lí. Có người quản lí rất tận tụy, đồng thời rất kiên trì, thì giải quyết được rất nhiều việc.
(Phạm Văn Ðồng)
Môn Văn THPT Quốc gia là một trong những môn thi ám ảnh với một số bạn học sinh. Tuy nhiên, có nhiều em học sinh thấy môn thi này rất khó. Vậy tại sao thử ngay chương trình luyện đề thi THPT Quốc gia môn Văn để nâng cao điểm số ngay hôm nay?
Nội dung liên quan: Các biện pháp tu từ thường gặp
4. Một số bài tập về các phép liên tưởng
Bài tập 1: Sắp xếp các câu văn sau theo một trình tự hợp lý để được đoạn văn hoàn chỉnh
(1) Mặt nước sáng lóa
(2) Trăng lên cao
(3) Biển và trời nhưng hôm có trăng đẹp quá
(4) Bầu trời càng sáng hơn
(5) Cả một vùng nước sóng sánh, vàng chói lọi
Gợi ý đáp án: “Biển và trời những hôm có trăng đẹp quá. Trăng lên cao. Mặt nước sáng lóa. Cả một vùng nước sóng sánh, vàng chói lọi. Bầu trời càng sáng hơn”.
Bài tập 2: Chỉ ra các phép liên kết câu và liên kết đoạn trong những trường hợp sau:
(1) Trường học của chúng ta là trường học của chế độ dân chủ nhân dân, nhằm mục đích tạo ra những cán bộ và công dân tốt, những người chủ tương lai của nước nhà. Về mọi mặt, trường học của chúng ta phải hơn hẳn trường học của thực dân và phong kiến.
(2) Muốn được như thế thì thầy giáo, học trò và cán bộ phải cố gắng hơn nữa để tiến bộ hơn nữa.
Gợi ý đáp án:
Phép liên kết câu
Sử dụng phép lặp: Các từ được lặp lại là trường học của chúng ta, trường học.
Các phép liên kết đoạn:
Phép thế: Từ như thế ở đoạn (2) thay cho câu ở cuối đoạn (1).
Phép đồng nghĩa, trái nghĩa và liên tưởng: Gồm các từ trường học, thầy giáo, học trò.
Từ đồng âm là gì? Các loại từ đồng âm và ví dụ
Bài tập 3: Chỉ ra các phương tiện liên kết hình thức đã được sử dụng để liên kết câu trong đoạn văn sau:
“Vì tôi biết rõ, nhắc đến mẹ tôi, cô tôi chỉ cố ý gieo rắc vào đầu óc tôi những hoài nghi để tôi khinh miệt và ruồng rẫy mẹ tôi, một người đàn bà đã bị cái tội là góa chồng, nợ nần cùng túng quá, phải bỏ con cái đi tha hương cầu thực. Nhưng đời nào tình thương yêu và lòng kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến…”
Gợi ý đáp án:
Phép lặp: mẹ tôi - mẹ tôi.
Phép thế: có ý gieo rắc vào đầu óc tôi những hoài nghi để tôi khinh miệt và ruồng rẫy mẹ tôi - những rắp tâm tanh bẩn.
Trên đây là toàn bộ thông tin về các phép liên kết văn bản khá quan trọng có thể áp dụng vào quy trình làm bài văn của các em. Hy vọng bài viết trên có thể hỗ trợ các em phần nào trong việc xây dựng một bài làm thật trau chuốt, tỉ mỉ và đạt kết quả cao. Để biết thêm một số phương pháp làm bài hay, nhận các đề thi mới nhất, các em hãy đăng ký tài khoản và luyện thi trắc nghiệm online cùng Học Thông Minh nhé!