Recent Pages: 1 1a 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12a 12b 12c 14 15 16 17 18 19 19a 19b 20 21 21a 21c 22 22a 22b 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41
Hoa Sala mang ý nghĩa thiêng liêng đối với Phật Giáo, gắn bó với những sự kiện quan trọng trong cuộc đời của Đức Phật Thích Ca.
Thật ra, Sa la là loài cây đã nở hoa trái mùa tràn đầy cành lá; những cánh hoa Sala màu trắng ngà đã rơi xuống phủ trắng rừng để cúng dường kim thân Đức Phật lần cuối cùng trong khu rừng Usinara tại Câu Thi Na (Kusinārā), kinh đô của tiểu quốc Mallas, Ấn Độ cổ đại.
Hoa Sala nơi Phật nhập niết bàn tại khu rừng Usinara. “Người cũng như hoa vẫn thường tại thế!”
Sala là cây nơi chứng kiến Đức Phật trút hơi thở cuối cùng, Đức Như Lai đã gọi tên cây Shorea robusta trong rừng Usinara.
Kinh sách viết đại ý rằng: từ khi biết mình sắp viên tịch, Ngài làm cuộc hành trình để đến nhập Niết bàn tại đền Càpàla, xứ Vesàli, sau đó Phật di chuyển thêm một lộ trình khá dài đến Kusinàra. Mặc dù bị bệnh khá nặng nhưng Ngài vẫn kiên quyết đi bộ, vượt sông đến rừng Sala, xứ Kusinàra. Đoạn đường này, theo kinh Phật có ghi lại thì dài chừng 9km nhưng Đức Phật đi mất khoảng 3 tuần và phải dừng lại nghỉ đến 25 lần vì bệnh và mệt.
Hãy cùng đọc lại một đoạn trong cuốn “Đường xưa mây trắng” tả về những phút cuối đời của Phật: “… Khi Bụt và các vị khất sĩ tới được rừng Sala thì trời đã xế chiều. Bụt bảo thầy Ananda soạn chỗ nằm cho Bụt giữa hai cây sala, rồi Bụt nằm xuống trong thế sư tử tọa, đầu hướng về phương Bắc. Các vị khất sĩ chia nhau ngồi bao quanh Bụt. Họ biết nội trong đêm nay, tại rừng sala nầy, Bụt sẽ nhập niết bàn. Bụt đưa mắt nhìn rừng cây rồi nói với Ananda: - Nầy Ananda, thầy hãy nhìn xem, bây giờ đâu phải là mùa hoa, mà những cây sala này đang nở hoa trắng xóa. Hoa rụng trên áo Như lai và trên cả áo các vị khất sĩ, thầy thấy không? Rừng nầy đẹp quá thầy có thấy mặt trời đang ngả về phía Tây và chân trời thật rạng rỡ hay không? Thầy có nghe gió nhẹ rì rào trong các cành sala không? Vạn vật đối với Như lai dễ thương và đằm thắm quá. Này các vị khất sĩ, nếu các vị muốn dễ thương với Như Lai, muốn tỏ lòng cung kính và biết ơn Như lai thì các vị chỉ có thể bày tỏ điều đó bằng cách sống đúng chánh pháp và đi trong chánh pháp mà thôi…” -
Trích ĐƯỜNG XƯA MÂY TRẮNG - (Thích Nhất Hạnh)
Và theo kinh Đại Bổn Duyên, Trường A Hàm I, cội sa la là Đạo tràng chứng đắc Vô thượng giác của Đức Phật Tỳ Xá Bà. Kinh điển cũng ghi rằng, khu rừng sa la nơi Thế Tôn nhập diệt vì đau thương sầu thảm, khô héo và mang màu trắng như chim hạc, nên còn gọi là Hạc lâm. Đặc biệt là bốn cây Sa la song thọ gần nơi sàng tọa của Phật nằm lúc nhập diệt, mỗi cây chỉ có một nhánh khô héo, cành lá hoa đều rơi rụng nhưng nhánh kia vẫn xanh tốt và nở hoa trắng xóa. Bốn cây này được gọi là tứ khô tứ vinh thọ (bốn cây, mỗi cây có một nhánh sống và một nhánh chết). Song thọ* ở phương Đông tượng trưng cho Thường và Vô thường; song thọ ở phương Tây tượng trưng cho Ngã và Vô ngã; song thọ ở phương Nam tượng trưng cho Lạc và Bất lạc; song thọ ở phương Bắc tượng trưng cho Tịnh và Bất tịnh (Đại Niết Bàn kinh sớ, quyển 1).
(*Loài cây Sala có đặc điểm thường mọc thành hai nhánh lớn đều nhau, nhìn từ xa giống như hai cây nên gọi là song thọ.)
Chính hình ảnh của bốn cây Sa la “không phải sống mà cũng không phải chết” này đã nói lên sự thị hiện Niết bàn “sanh nhi bất sanh, diệt nhi bất diệt” của Thế Tôn. Niết bàn là vô sanh, bất diệt giữa muôn trùng sanh diệt. Bốn nhánh Sa la còn xanh tốt trong màu trắng tang thương của Hạc lâm biểu trưng cho bốn đức Niết bàn. Chính giữa vô thường biến chuyển mới làm sáng tỏ cái chân thường, vạn pháp không đối lập mà dung nhiếp; tuy hai mà một, tuy một mà hai. Vì vậy mà Thế Tôn đã chọn rừng Sa la làm nơi nhập diệt.
Như vậy, Sa la là cây thiêng (linh thọ) trong Phật giáo, giống như cây Bồ đề. Lúc ngài Huyền Trang đến Kusinàra chiêm bái, rừng sa la chỉ còn bốn cây, hiện nay còn hai cây là những chứng tích thiêng liêng.
Đức Phật đã chọn rừng cây Sa la để nhập diệt, bởi đó cũng là nơi mà bảy lần trong tiền kiếp Người đã nhập diệt. (Đức Phật nhập diệt ngày 15 Tháng 2 âm lịch.)
“Những cánh hoa Sala trắng bay khắp rừng như cùng diễn nói nghĩa của các pháp vô thường, khổ, không.” (TTT.)
Śāla शाल có gốc từ chữ śālā शाला . Śāla có nghĩa là nhà ở, hội trường, phòng nghiên cứu và cũng là tên của một loại cây trong giới thực vật ở Ấn Độ. Theo Phật học, cây śāla शाल, là biểu trưng cho nơi an nghĩ cuối cùng của Đức Phật Thích Ca.
Trong Ấn Độ giáo truyền thống, cây sal được ưa chuộng bởi tên Shala của nó, shaal hoặc sal,xuất phát từ tiếng Phạn (शाल, Sala, nghĩa là “nhà”).
Thuật ngữ “Sala song thụ” trong tiếng Phạn nghĩa là sự kiên cố.
Sunset Aug 7 - 2013 - Không hiểu sao chiều hôm qua LSV lại chụp hình cảnh sunset và khi đọc lại lời của Đức Thế Tôn sáng nay:”….có thấy mặt trời đang ngả về phía Tây và chân trời thật rạng rỡ hay không? có nghe gió nhẹ rì rào trong các cành Sala không? Vạn vật đối với Như lai dễ thương và đằm thắm quá…“, nên đã upload hình này vào đây với tâm trạng không sao nói thành lời được ” ….như lời của Như Lai vẫn văng vẳng đâu đây cùng với ánh nắng chiều của rừng Sala …”. LSV, Aug 8 - 2013.
April 22 - 2017: Sáng nay, LSV được thấy và nghe gió nhẹ rì rào trong các cành lá thật hay, (không diễn đạt được) ….và lại có cảm giác như lời của Như Lai văng vẳng đâu đây cùng với nắng ban mai …..”Vạn vật đối với Như lai dễ thương và đằm thắm quá…”
Vào ngày 4 - tháng 3 - 2014, tình cờ LSV đã nhìn thấy được những cánh hoa Sala trắng ngà trong các trang web bạn ở khắp nơi, nên đã upload thêm vào đây chia sẻ đến tất cả hình ảnh hoa Sala màu trắng như chim hạc, nở trắng xóa cúng dường kim thân Đức Phật lần cuối cùng.
Cây Sala danh pháp khoa học là Shorea robusta, là một loài thực vật có hoa trong họ Dầu. Loài này được Gaertn. miêu tả đầu tiên năm 1805. Shorea robusta, còn được gọi là Sal hoặc cây Shala, là một loài cây thuộc họ Dipterocarpaceae. Cây này có nguồn gốc ở tiểu lục địa Ấn Độ , từ phía nam của dãy Himalaya , từ Myanmar ở phía đông đến Nepal , Ấn Độ và Bangladesh. Có nhiều vùng rừng sala rất lớn ở các khu vực này.
Sa la (Sàla-Pàli), Hán phiên âm Sa la, Ta la, Tát la thọ hay được gọi là song thọ vì loài cây này có đặc điểm thường mọc thành hai nhánh lớn đều nhau, nhìn từ xa giống như hai cây.
Cây Shala cung cấp các loại gỗ có giá trị, tinh dầu thơm. Trong thung lũng Kathmandu của Nepal, người ta có thể tìm thấy những kiến trúc đền chùa Nepal điển hình với tranh khắc gỗ rất phong phú, và hầu hết các ngôi đền, như: Đền Nyatapol ( Nyatapola ), được làm bằng gạch và gỗ cây sal.
Cây Sa la là loài thân gỗ cao, thẳng đứng, có thể cao đến 40 mét trở lên. , danh pháp Shorea robusta, chi Shorea, họ dầu hay họ hai cánh - Dipterocarpaceae, Bộ Malvales - Cẩm quỳ (trong cuộc khảo nghiệm năm 2004, cho rằng Dipterocarpaceae và Sarcolaenaceae có tổ tiên chung vào khoảng 88 triệu năm trước, trước khi có sự chia tách của Ấn Độ và Madagascar). Tại các khu vực ẩm ướt, Sa la là loài cây thường xanh , nhưng trong khu vực khô hơn, là loài cây rụng lá , rụng hầu hết các lá trong mùa lạnh, lá ra lại vào tháng Tư và tháng Năm.
Lá Sa la hình bầu dục, mọc so le, gân lá nổi rõ như hình xương cá, búp nụ xoắn, và có hoa là 5 cánh nhỏ hơi quăn, màu trắng ngà, mọc thành từng chùm ở đầu cành, và tỏa hương thơm ngát.
Ảnh Hoa Sala
Mọi bộ phận của cây Sa la đều có tác dụng: gỗ Sa la có thể dùng để xây nhà; nhựa cây Sala cũng được sử dụng trong phương pháp y học Ayurveda của Ấn Độ; hạt và quả Sa La dùng để lấy dầu đèn.
Nhựa của cây Sal có đặc tính làm se, có lợi trong Ayurvedic y học. Đây cũng là một thành phần quan trọng trong thuốc mỡ thảo dược cho bệnh ngoài da và bệnh tai. Trên ứng dụng tại chỗ, cây Sal có thể chữa lành nhiễm trùng da và tai. Các chiết xuất ethanol của Shorea robusta Gaertn có thể chống viêm và hạ sốt.
Cây sala có chứa các chất kháng sinh, sát khuẩn và giảm đau, được sử dụng để chữa bệnh cảm lạnh và đau bụng. Nước ép từ lá sau khi chế biến có thể chữa các bệnh ngoài da.
Nhựa của cây Sal có nhựa dầu nên cũng được dùng đốt cháy như hương trong các nghi lễ Hindu. Các loại hạt và trái cây Sal là một nguồn dầu đèn.
Shorea oilis hạt robusta chiết xuất từ những hạt giống và sử dụng như dầu ăn sau khi chế biến, Sal dầu hoặc bơ được sử dụng để nấu ăn tại địa phương. Tinh chế chất béo được sử dụng để thay thế Bơ ca cao và được sử dụng trong ngành công nghiệp bánh kẹo.
Sa la là loài cây đã phủ hoa xuống trắng rừng để cúng dường kim thân Đức Phật lần cuối cùng, kính tiếc giã biệt một bậc Thầy của trời và người.
Sa la là loài thân gỗ, danh pháp Shorea robusta, thuộc họ dầu (Dipterocarpaceae), lá mọc so le, hình bầu dục, gân lá nổi rõ như hình xương cá, búp nụ xoắn, hoa 5 cánh nhỏ hơi quăn, màu trắng, mọc thành từng chùm ở đầu cành, có hương thơm ngát.
Cây “Sa la” mà khá nhiều người Việt hiện nay hiểu nhầm không phải là cây Sāla (Sal tree), một loài cây ghi dấu nơi Đức Phật Thích Ca nhập diệt trong rừng Sāla tại Câu Thi Na (Kusinārā), kinh đô của tiểu quốc Mallas, Ấn Độ cổ đại.
Cây “Sa la” bị gọi sai chính là cây ngọc kỳ lân, đầu lân, hay hàm rồng, tên khoa học là Couroupita guianensis, thuộc họ Lecythidaceae, chi lộc vừng (Barringtonia), người Ấn cũng xem là một loài cây thiêng, được trồng ở một số đền thờ Hindu giáo, nhưng họ gọi loài này là Nagakeshar, hay Nagalingam.
Người Trung Quốc và người Nhật đều gọi Sāla là Sa la song thụ, song ít nhiều vẫn có nhầm lẫn, còn tiếng Thái Lan gọi là “ดอกพะยอม”.
Kinh Đại bát Niết bàn miêu tả lúc Đức Phật nhập diệt như sau: “Lúc đó, đúng giữa đêm, Đức Như Lai nằm trên giường thất bảo trong rừng Sa la nhập tứ thiền yên lặng mà Niết bàn. Liền đó, bốn cặp cây Sa la: cặp hướng đông, cặp hướng tây, bốn ngọn cây hợp lại thành một tàng, cặp hướng nam, cặp hướng bắc, bốn ngọn cây hợp lại thành một tàng, che giường thất bảo trùm lên thân Như Lai. Những cây Sa la đó, tất cả lá biến thành sắc trắng như bạch hạc, nhánh lá, hoa trái và thân cây thảy đều rụng rớt nứt nẻ, lần lần khô héo gãy rớt.
Đồng thời, vô lượng thế giới ở mười phương đều chấn động, vang ra tiếng rằng: “Khổ thay! Khổ thay! Thế giới trống rỗng”. Lại vang ra tiếng buồn than diễn nói nghĩa vô thường, khổ, không”.
Sa la là loài cây đã phủ hoa xuống trắng rừng để cúng dường kim thân Đức Phật lần cuối cùng, kính tiếc giã biệt một bậc Thầy của trời và người. Những cánh hoa Sala trắng bay khắp rừng như cùng diễn nói nghĩa của các pháp vô thường, khổ, không.
Không còn thấy: “Vào mỗi buổi sáng sớm, Người mặc trang phục, khoác áo cà sa, cầm bình bát đi vào thành khất thực. Khi trở về, thọ trai xong, Người tự tay xếp dọn y bát, rửa chân và ngồi lên chiếc bồ đoàn, hai chân xếp chéo, thân ngay thẳng, mắt chăm chú nhìn về phía trước…”.
Những hình ảnh Đức Như Lai cầm bình bát với đôi chân trần bước đi trong nắng mai ấm áp, gương mặt an lạc rạng ngời, trên đầu là bóng mây lành che phủ, chung quanh là cỏ cây hoa lá, thú rừng và những tiếng chim hót líu lo, cùng tỏa ra những năng lượng an lành, ấm áp yêu thương, diễn nói sinh động bốn đức lớn Từ, Bi, Hỷ, Xả.
Tất cả những hình ảnh giản dị, thanh khiết đó đã in đậm trong tâm trí biết bao thế hệ Phật tử. Để vào năm 250 trước Tây lịch, vị hoàng đế nhân từ Asoka, người đã dựng lên khắp mọi nơi trên đất nước Ấn Độ hai loại nhà thương cho người và cho súc vật, khi đến đảnh lễ cúng dường nơi Đức Phật Thích Ca nhập diệt, đã không kìm được nước mắt từ sâu thẳm lòng mình, khóc ngất đi trong tiếng rì rào của gió rừng Sa la và sự trầm mặc của những ngôi tháp cổ.
Đức Phật đã chọn rừng cây Sa la để nhập diệt, bởi đó cũng là nơi mà bảy lần trong tiền kiếp Người đã nhập diệt. Và trong vô tận của chân thường, chân lạc, chân ngã và chân tịnh, vẫn còn đó sắc trắng của những đoá Sa la tán xuống…, Người cũng như hoa vẫn thường tại thế! .
Tác giả bài viết: Thích Thanh Thắng (Theo phatgiao.org.vn)
Nắng sớm Chủ Nhật Nov 24 - 2013
Đức Phật cuối cùng đã chọn giữa bóng hai cây Sala song thụ để nằm nghỉ và đi vào Niết Bàn, và khi Ngài nằm xuống thì hai cây Sala bỗng nở hoa mặc dù lúc đó không phải là mùa ra hoa. Rồi những đóa hoa tươi thắm làm thành một cơn mưa hoa ngọt ngào, dịu mát như để tiễn đưa đấng Đạo Sư về với cảnh giới chân như muôn thuở.
“Khi Phật nhập niết bàn, cây sala đang trái mùa bỗng nở hoa. Các đệ tử ngài lấy làm rất ngạc nhiên, hỏi Đức Phật thì được ngài trả lời rằng: Phật giáo cũng như các đạo khác, chỉ là phần bên ngoài. Chính bên trong các con phải tu tập, rèn luyện cho đắc đạo thì tự nhiên sẽ được đơm hoa, kết trái. Đức Phật ra đi để lại một kho tàng tình thương, niềm tin cho mọi người từ giai cấp thấp cho đến cao rằng hãy rèn luyện đức tin và lòng nhân ái của mình, ắt hẳn sẽ có ngày thành công” -( Tỳ kheo Tánh Hiền trụ trì chùa Tăng Quang (TP Hue) nhắn nhủ.)
Khi Phật nhập diệt, hai cây “sala song thụ” cũng như người, chúng đau buồn và lá đều biến thành màu trắng như một rừng chim hạc. Trong kinh điển Phật Gíáo, Đức Phật đản sinh ở gốc cây Vô Ưu (Saraca asoca) trong vườn Lumbini (Lâm- tì -ni) và sau khi Đức Phật tu đắc đạo, đến tuổi già, ngài nhập niết bàn tại khu rừng Usinara đầy cây Sala (Shorea robusta) tại Kusinara (Câu-thi-na).
Vì thế, Sala gắn mật thiết với hình ảnh của Đức Phật, và ngày nay, ngoài cây bồ -đề (bodhi tree, bo tree, ficus religiosa) cây Sala cũng được tìm kiếm và trồng tại các khuôn viên của các chùa.
Tuy nhiên, tại Sri Lanka, Thái Lan và một số quốc gia Phật giáo khác thì cây Sala thường bị nhầm lẫn với cây Ngọc kỳ lân. Do dó tại các chùa VN cũng thường hay trồng cây Ngọc kỳ lân và gọi tên là cây Sala. Vì thế, ngày nay, người ta thường lầm lộn cây Sala (Shorea robusta) với cây Ngọc Kỳ Lân, Đầu Lân hay Hàm Rồng (Cannonball tree, Couroupita guianensis). Cây Sala là loại cây nguyên sinh ở Ấn Độ; còn cây Hàm Rồng là cây nguyên sinh ở Nam Mỹ và ngày nay cũng được đem trồng khắp nơi. Sự lầm lộn nầy bắt nguồn từ thế kỷ 17 khi người Bồ Đào Nha đem giống cây Hàm Rồng trồng tại nhiều nơi ở đảo Tích Lan (Sri Lanka). Từ đó, giống cây Hàm Rồng nầy được trồng tại nhiều chùa ở Tích Lan và các chùa trong vùng Đông Nam Á.
Thoughts At Vesakha
Như cây Bồ Đề trong Phật Giáo Đại Thừa, cây hoa Ðầu Lân thường trồng trong các sân chùa Nam Tông ở Sri Lanka, Myanmar, Thái Lan, Campuchia, Lào và một số chùa Khmer Nam Bộ. Tín đồ Hindu Giáo Ấn Độ cũng xem cây hoa Ðầu Lân thiêng liêng và thường trồng nơi đền thờ thần Shiva. Do kết cấu cả chùm hoa trông giống rắn thần (naga), mỗi bông là đầu và miệng phùng mang che phần nhụy trung tâm có hình một lingam của thần Shiva và nhiều shivalingam nhỏ bao quanh, nên được gọi là Nagalingam hay “hoa Shivalingam”.
Hoa Ngọc Kỳ Lân
Hình tượng này làm ta liên hệ đến con rắn hổ mang chín đầu bảo vệ Đức Phật trong lúc ngài ngồi nhập định 49 ngày dưới cội cây bồ đề. Cũng có thể với ý nghĩa này nên Cây Ðầu Lân hay được trồng tại các khuôn viên của các chùa và đã có sự nhầm lẫn là Hoa Sala. Và thật sự cây Ngọc kỳ lân không phải là cây Sala trong khu rừng Usinara nơi Phật nhập niết bàn.
Cây đầu lân, còn gọi là ngọc kỳ lân, hàm rồng - tên khoa học là Couropita Guianensis, chi Couroupita, Họ Lecythidaceae Lộc vừng.
Có lẽ là do sự cấu kết tự nhiên của chùm hoa nhìn giống như hình cái Đầu lân, mà người ta dùng hình ảnh này đặt tên cho nó. Chữ Lân tiếng Hán viết là 麟, nó cũng thuộc một dạng của Long 龍, được viết và kết hợp với chữ lân. Lân là loài động vật hư cấu cũng như con Phụng hay con Rồng. Nó được người ta diễn đạt như một con vật có một sừng, mình hươu, chân ngựa, hay đầu con Rồng, mình con trâu… Con cái gọi là lân và con đực gọi là kỳ. Theo Thiều Chửu Tục là loài thú nhân đức và khi kỳ lân, xuất hiện là có điềm lành, hay thánh nhân xuất hiện.
Nāga, नाग trong văn hóa Khmer, người ta gọi là Niệk. Người Khmer vốn có lòng tín ngưỡng bản địa thờ rắn từ xưa, cho nên thuật ngữ Nāga trong tiếng Phạn được người ta xem như là một loài rắn lớn, như con rắn hổ mang mà nộc độc của nó có thể giết chết một con voi khổng lồ. Loài rắn hổ cũng là con vật tượng trưng cho thần Siva, vì nó bao hàm ý nghĩa của sự hủy diệt và tái sinh.
Hình ảnh con rắn Nāga, नाग, bảo vệ cho Đức Phật ngồi tọa thiền là những đề tài có ảnh hưởng sâu đậm trên mặt nghệ thuật điêu khắc và kiến trúc trong Phật giáo Nam tông của người Khmer.
Người ta đã mô tả cuộc đời của Đức Phật từ khi Ngài mới đản sinh cho đến lúc nhập cõi Niết Bàn, đều có liên quan ít nhiều đến rắn Naga. Tương truyền rằng : Khi Hoàng hậu Maya hạ sinh Thái tử Tất Đạt Đa tại vườn Lâm Tì Ni, Thái tử đã được một vua rắn Naga chín đầu đến phun nước tắm cho Ngài. Có lẽ điển tích này cũng là đề tài điêu khắc hình tượng chín con rồng bao quanh Đức Phật sơ sinh, mà người Trung Hoa gọi là “Tượng Cửu Long”. thường thấy trong các ngôi chùa Phật giáo Bắc tông.
Một truyền thuyết khác nói rằng : Trong 7 ngày đầu tiên, khi Đức Phật đang tọa thiền dưới cội Bồ Đề, thì một cơn mưa mùa trút nước dữ dội xuống thân thể của Ngài. Ngay lúc đó, vị vua rắn Nāga liền hiện ra, cuộn mình thành bảy vòng tròn, để nâng Đức Phật lên khỏi dòng nước lũ đang cuồn cuộn chảy xiết và dùng những cái đầu của mình làm thành một chiếc tàng che cho Đức Phật.
Một tích khác kể rằng : Rắn Nāga chính là vị thần Hộ pháp, người canh giử viên ngọc của mọi điều mong ước. Viên ngọc này cũng là hình ảnh mang ý nghĩa tượng trưng cho Tam Bảo trong Phật học.
Hình tượng rắn Nāga mà người Khmer chạm trổ bằng xà cừ uốn lượn quấn quanh những cánh cửa chùa, hay trên các mái chùa nhằm có ngụ ý để xua đuổi tà ma và bảo vệ những người con Phật. Những chiếc xe tang có khắc hình rắn Nāga, đó cũng là biểu trưng của một vị thần đưa linh hồn người chết lên cõi Niết Bàn.
Những hình ảnh diễn đạt ở trên của con rắn Nāga, cũng giống như con rồng của Việt Nam và Trung Hoa, được dùng phổ biến trong các nghi lễ hay những kiến trúc và nghệ thuật điêu khắc thuộc về tôn giáo. Điều khác biệt giữa con rắn Nāga và con Rồng là : Rắn Nāga được xem như một linh vật bảo vệ cho tôn giáo. Còn con rồng thường được dùng làm biểu tượng cho quyền lực thế tục của các vị Hoàng đế.
Rắn đã đi vào đời sống, tập tục trong các sinh hoạt văn hoá dân gian. Từ câu ca, điệu hò, cho đến những truyền thuyết, cổ tích, giai thoại, đã tóm tắt trong sự suy nghĩ và cảm nhận của con người. Hình tượng con rắn trong dân gian thường tượng trưng cho hạng người xấu, lòng sâu dạ hiểm… Tuy nhiên, hình ảnh con Rắn và cây Gậy được người ta dùng làm biểu tượng để cứu nhân loại trong y học Tây phương.
Tất cả các đặc tính văn hoá sáng tạo của trí tưởng tượng trong dân gian được lựa chọn và gán cho hình dạng cấu tạo đặc biệt của hoa Ngọc Kỳ Lân, bằng những ngữ nghĩa riêng biệt trong văn cảnh huyền thoại, dưới dạng thần vật được nhân cách hóa, đã tạo ra nền văn hóa tinh thần, không chỉ bộc lộ bằng truyện kể mà còn diễn đạt trong những hình thức khác như : Nghi lễ, những bài thi ca hay các vũ điệu…Và cây Ngọc Kỳ Lân đã lưu lại nhiều truyền thuyết trong nền văn học Phật giáo.
Ngọc Kỳ Lân còn có những ứng dụng trong y học cổ truyền của Ấn Độ được biết như : Trái có tính kháng sinh, kháng nấm, sát khuẩn và có tác dụng giảm đau, khử trùng các vết thương. Vỏ cây được dùng để chữa bệnh cảm lạnh, đau dạ dày, đau bụng. Nước chiết từ các lá được sử dụng để chữa các bệnh ngoài da. Lá non trị nhức răng.
Cây Ðầu Lân hay còn gọi là Ngọc Kỳ Lân là một loại cây thân gỗ, cây có thể cao tới 30-35m. Hoa mọc thẳng ra từ thân cây, chùm hoa dài ra liên tục có thể tới 2-3m, quả lớn tròn to đường kính quả có thể tới 20cm.
Ở miền Nam Việt nam, cây có trồng ở các chùa như chùa Xá lợi, chùa Vĩnh Nghiêm, chùa Tăng Quang ở Huế. Có một cây Ngọc kỳ lân to ở khu du lịch Bình Qưới, Thanh Đa gốc to tới mấy người ôm.
Nguồn: TS Huệ Dân
Tán cây ngọc kỳ lân rậm rạp, hoa rất đẹp và thơm; những cánh hoa rất dầy, thường nở vào buổi sáng!. Khi kết trái, trái Ngọc kỳ lân chín nẫu và nồng nặc thì lúc ấy hạt mới đủ già để mọc thành mầm cây mới.
Cây đầu lân, còn gọi là ngọc kỳ lân, hàm rồng - tên khoa học là Couropita Guianensis, chi Couroupita, Họ Lecythidaceae Lộc vừng, Chiếc, Bộ Ericales Bộ Thạch nam hay Đỗ quyên. Cây Ngọc kỳ lân kết hoa rất lạ, hoa chỉ mọc từ thân chính, suốt từ gốc cây lên tới ngọn, có màu cam lẫn đỏ thắm và hồng, và mọc thành chùm trên cọng dài có khi tới 3m.
Hoa Ngọc kỳ lân làm ta liên hệ đến con rắn hổ mang chín đầu bảo vệ Đức Phật trong lúc ngài ngồi nhập định 49 ngày dưới cội cây bồ đề.
Hoa Ngọc kỳ lân có mùi thơm dịu, hương tỏa xa thanh thoát, mùi thơm rất mạnh vào buổi chiều tối. Cây trổ hoa suốt từ tháng 3 đến hết tháng 9 âm lịch mỗi năm, nhưng trong các tháng 3 đến 6, hoa có màu sắc rực rỡ nhất. Hoa Ngọc kỳ lân thơm, cứ mọc từ sáng đến trưa là rụng cho hoa kế tiếp mọc lên. Hoa có thể phơi khô và uống với nước có thể chữa bệnh.
Cây Ngọc kỳ lân là một loại cây thân gỗ, có chiều cao tới 30-35m, phát triển chậm. Đường kính thân cây thường có chiều ngang từ 2 cho đến 2,5 m. Gỗ cứng có tính dẽo dai, đổi màu khi mới cắt ra nhưng sau đó trở thành màu sẫm hơn. Vỏ cây mịn, màu nâu đỏ hoặc màu xám, thường nứt theo chiều dọc. Thân cây đem chiết xuất thì có được một chất khử nấm. Nhựa được sử dụng như một chất làm se trong y học cổ truyền của Ấn Độ và cũng dùng làm đốt hương trong các nghi lễ.
Lá thuộc loại lá đơn, dài 10-25 cm và rộng 5-15 cm, dai, không có lông tơ, hình bầu dục, thuôn dài, bóng khi trưởng thành. Lá vừa mới ra màu, sau đó đổi thành màu xanh. Giữa tháng hai cho đến tháng tư là mùa lá rụng, và bắt đầu ra lại từ tháng tư hay tháng năm.
Quả to tròn màu nâu đất (hình thù như trái đạn thần công nên tên tiếng Anh còn gọi là Canon-ball tree) có mùi hắc khó ngửi, muốn trồng thành cây phải đợi hạt bên trong thối đi mới nảy mầm, rồi bổ quả thối ra để lấy hạt trồng. Quả và hột chứa nhiều chất dầu và bơ thực, cho nên người ta sử dụng nhiều trong việc chế biến thức ăn cho gia súc.
Hột cây chứa nhiều amin acid. Dầu hột có tính chất diệt trùng, nên quả Ngọc kỳ lân có tính kháng sinh, kháng nấm, sát khuẩn và có tác dụng giảm đau.
Tại Tích Lan, cây Hoa Đầu Lân được xem là cây SaLa Tích Lan.
Khoảng thế kỷ 19 ai đưa cây Hoa Đầu Lân vào Tích Lan (Ceylon, Sri Lanka) thì không biết; có thể là người Bồ Đào Nha vì Brazil và Tích Lan đều là thuộc địa của Bồ Đào Nha, hoặc có thể là người Anh vì nước Anh kiểm soát cả Guyana lẫn Tích Lan.
Cành Vô Ưu
Ý nghĩa lịch sử!
Hoa Vô Ưu cũng giữ một vai trò khá quan trọng trong truyền thuyết về ngày sinh của Đức Phật: ‘Theo tục truyền, Hoàng hậu Mahamaya, khi đang mang thai, năm 563 trước Tây Lịch, đã rời Kapilavatthu để về quê sinh nở. Trong lúc ghé vườn Lumbini (Lâm Tỳ Ni), bà đã hạ sinh Thái tử Tất Đạt Đa, tay vịn vào một cành Vô Ưu.
Ngày Phật Đản thường được tín đồ Phật giáo diễn trình bằng hình ảnh: Đức Phật từ cung trời Đâu Suất cưỡi con voi trắng sáu ngà hiện xuống, phù hợp với giấc mộng của Hoàng Hậu Mada, sau đó Đức Phật vào đời nhân lúc thân mẫu giơ tay vịn cành Vô Ưu trong vườn Lâm Tỳ Ni. Ngài liền cất bẩy bước đi trên bẩy đóa sen. .
Một số nhà Phật học đã cho rằng Vô Ưu và Ưu Đàm, nếu xét về biểu tượng và ẩn dụ, chỉ là 2 tên gọi của một cây, nhưng thật ra về mặt thực vật thì đây là hai cây khác nhau. Kinh Vô Lượng Thọ, tập Thượng, cũng không phân biệt giữa Vô Ưu và Ưu Đàm khi ghi : ‘ Hoa Vô Ưu; ‘Vô lượng ức kiếp khó gặp, khó thấy, giống như hoa linh thoại, đúng thời mới xuất hiện’. .
Hoa Vô Ưu
Cây Vô ưu là một trong những loài cây linh thiêng tại Ấn Độ. Những bông hoa Vô ưu cũng mọc ra từ thân, có mùi thơm dịu.
Theo Wiki: Vàng anh lá bé tên khác là cây vô ưu. Danh pháp khoa học Saraca asoca, chi Saraca, Họ Đậu - Fabaceae, bộ Đậu Fabales. Là loài thực vật thuộc chi Vàng anh. Cây gỗ nhỏ.
Tên khoa học và các tên khác:
- Saraca asoca (hay Jonesia Ashok) thuộc họ thực vật asalpinioidae
- Tên Anh-Mỹ: Ashoka tree (Sorrowless tree), Sita-Ashok
- Tên Ấn Độ: Asok, Asoka, Vanjulam.
- Cây Ashoka, Hán Việt phiên âm là : Vô Ưu Thọ, A thúc ca thọ, A thủ ca thọ.
Hoa Ashoka (Vô Ưu) theo Phạn ngữ, có nghĩa là không gây ra ưu phiền.
Đây là một trong những loài cây linh thiêng tại Ấn Độ, theo Phạn ngữ có nghĩa là vô ưu, người Việt gọi tên khác là hoa Vàng anh. Khi chúm chím nở và khi nở rộ, hoa đều mang màu vàng đặc trưng, một màu vàng đầy sức sống mang ý nghĩa lạc quan, giàu sang, sung túc, thịnh vượng. Hoa vô ưu gắn với điển tích Đức Phật Thích Ca được sinh ra tại vườn Lâm Tỳ Ni. Theo truyền thuyết, tại vườn ngự uyển Lâm Tỳ Ni, cây vô ưu được trồng rất nhiều. Trong lần cùng đoàn tùy tùng xa giá về quê ngoại để sinh con đầu lòng theo tập tục Ấn Độ cổ, hoàng hậu Ma Da có đi ngang qua vườn Lâm Tỳ Ni. Tại đây, bà ra lệnh dừng lại để vào lâm viên nghỉ ngơi, đi dạo và ngoạn cảnh. Khi đi đến dưới cây vô ưu, bà thấy hoa nở rộ, ngào ngạt hương thơm, bèn đưa tay vin cành hoa. Ngay sau đó, dưới gốc cây vô ưu, hoàng hậu trở dạ sinh Thái tử Tất Đạt Đa - người sáng lập ra Phật giáo sau này.
Vì thế, các tín đồ Ấn Độ giáo rất quý trọng loài hoa này. Trong ngày lễ hội Ashoka Shasthi, phụ nữ Bengali thường ăn nụ hoa, trong khi phụ nữ Hindi uống nước có ngâm hoa vô ưu với niềm tin rằng nhờ nước này họ sẽ bảo vệ được con cái.
“Vô ưu” có nghĩa là không muộn phiền theo triết lý của đạo Phật, không ưu phiền. Loài hoa mang tính “đạo” nhiều hơn ý nghĩa của các loài hoa khác bởi mang cả hơi hướng của nhập thế và xuất thế. Hoa vô ưu, biểu trưng của Phật giáo đã được trồng rất nhiều ở các đền, chùa Việt Nam. Ở thủ đô Hà Nội, loài hoa này được trồng khá nhiều ở khu vực tượng đài vua Lý Thái Tổ, vị vua sùng kính đạo Phật - người khai sinh kinh thành Thăng Long. Những cây hoa vô ưu trên núi Bảo Đài đã sống lâu năm và phát triển thành rừng trên cả dải núi, lá cây luôn xanh và có tán rộng. Dịp từ cuối xuân sang hè, hoa nở nhuộm vàng cả cánh rừng khiến cho nhiều người phải để mắt tới. Loài hoa này được người dân địa phương gọi với cái tên rất dân dã là hoa Gầm. Di tích Quốc gia đặc biệt tại Đông Triều, núi Bảo Đài, nơi Đức vua - Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập Niết bàn, cùng với những cây tùng cổ thụ, rừng trúc và rừng mai vàng Yên Tử, hoa vô ưu cũng được trồng rất nhiều như một cánh rừng hoa vô ưu.
(Theo PGVN)
Vô ưu (Saraca indica) là loài thân gỗ, thuộc họ vang (Caesalpinioideae), lá phức mọc đối, mềm mại (khi còn non rủ xuống màu đỏ sậm, trắng dần lên và chuyển sang xanh), hoa nở từng chùm ở khắp cành, thậm chí ở thân cây, có bốn cánh màu vang cam, đỏ dần trước khi héo rụng, với những chiếc tua nhụy dài, mùi hương thơm ngát. Người Trung Quốc và người Nhật đều gọi là vô ưu thụ (無憂樹), hay vô ưu hoa (無憂花). Vô ưu là một loài cây thiêng gắn với sự ra đời của Đức Phật Thích Ca (563 - 483 trước Tây lịch).
Thời ấy, dưới chân dãy núi Hymalaya, vua Tịnh Phạn trị vì nước Ca Tỳ La Vệ, cùng lúc hoàng hậu Ma Gia đang mang thai sắp đến ngày sinh nở. Theo phong tục bấy giờ, người phụ nữ phải sinh con đầu lòng ở nhà cha mẹ đẻ. Trên đường về nhà, hoàng hậu Ma Gia cùng đoàn tuỳ tùng nghỉ chân tại vườn Lâm Tì Ni, sau đó hoàng hậu đột nhiên trở dạ, vịn cành cây vô ưu mà sinh ra thái tử Tất Đạt Đa.
Đáng chú ý, liên quan đến sự kiện Đức Phật đản sinh, một số văn bản của Ấn Độ cũng đã nhầm lẫn giữa cây vô ưu (Saraca indica) và cây sa la (Shorea robusta), kéo theo sự nhầm lẫn ở không ít các ngôn ngữ được dịch khác.
Tuy nhiên, bức tượng cổ trong đền thờ hoàng hậu Ma Gia tại thánh tích Lâm Tì Ni (Lumbini) minh họa cảnh Đức Phật đản sinh, đã cho thấy hình ảnh cành cây vô ưu với lá thon dài (mọc đối), mà người Nepal gọi là Sita Ashok (Saraca asoca).
Ngay cả ở Ấn Độ, dù đạo Phật hiện nay không được những người Hindu quan tâm tìm hiểu, song vẫn có những điểm dễ thống nhất rằng Đức Phật đã đản sinh dưới cội cây vô ưu. Bởi trong nghệ thuật điêu khắc Salabhanjika, Yakshi của Ấn Độ cổ đại, các nữ thần được miêu tả trong tư thế thể hiện tính nữ, hay sinh sản, thường gắn liền với biểu tượng của hoa, cành vô ưu.
Mặt khác, khi tìm hiểu đặc tính sinh học của hai loài cây vô ưu và sa la, thì vô ưu thuộc loại cây gỗ trung bình, tàng cây thấp, cành nhánh loà xòa, trong khi cây sa la là loài thân gỗ cao, thẳng đứng, có thể cao đến 40 mét trở lên.
Một điểm đáng chú ý khác là loài cây này mang tên hoàng đế Asoka - Ashoka, với ý nghĩa không còn đau khổ, phiền muộn. Người Ấn Độ có tín ngưỡng trồng loài cây này chung quanh nhà với ý nghĩa phúc lành cầu sinh con cái.
Cây vô ưu (Ashoka) được trồng ở Việt Nam hiện nay còn được gọi là cây vàng anh.
Dù vậy, tên gọi Ashoka không liên quan gì đến một loài cây cùng tên (Ashoka) khác, có danh pháp là Polyalthia longifolia, mới được đưa vào Việt Nam trồng để giảm tiếng ồn.
Như vậy, có ba loài cây thiêng liên quan đến cuộc đời của Đức Phật đó là cây Vô ưu (Saraca indica) khi Đức Phật đản sinh, cây Bồ đề (Ficus religiosa, Bodhi) khi Đức Phật thành đạo và cây Sa la (Shorea robusta) khi Đức Phật nhập Niết bàn.
Cây vô ưu gắn với sự kiện Đức Phật đản sinh và tên tuổi của vị hoàng đế Phật tử vĩ đại Asoka, đã trở thành một loài cây thiêng vào bậc nhất đối với đất nước Nepal, Ấn Độ, cũng như các quốc gia có truyền thống văn hoá Phật giáo khác hiện nay.
Do đó, cách bảo vệ tốt nhất đối với những loài cây này là trồng phổ biến tại các ngôi chùa, hay cần phải trả lại đúng hình ảnh của nó trong lĩnh vực nghệ thuật thẩm mỹ Phật giáo.
T.T.T (Viết tặng những người yêu hoa)
Đặc tính thực vật:
Giống Saraca, nổi tiếng do cho những chùm hoa rực rỡ gồm 11 loài cây thuộc vùng Đông-Nam Á.
Cây có nguồn gốc tại Ấn Độ, Miến Điện và Mã Lai. Nhóm Saraca được trồng để làm cây cảnh và để lấy hoa trưng bầy nơi các bàn thờ thần linh tại Á Châu. Vô ưu được trồng phổ biến nhiều nơi ở các nuớc Đông Nam Á, để lấy thân làm gỗ cứng. Tại Ấn Độ, cây mọc tự nhiên ở vùng Trung và Đông Himalaya, nơi cao độ lên đến 750m; tại các thung lũng Khasi, Garo va Lushai.
Cây Vô Ưu thuộc loại tiểu mộc mọc tương đối chậm, cao 5-20 m, Thân không gai và nhẵn, màu nâu - xám. Cành phân nhánh nhiều tạo thành tán, gần như tròn.
Lá kép hình lông chim chẵn, với 4-6 cặp lá chét. Lá có dạng gần như ngọn giáo thuôn, tù hay nhọn ở đầu, tròn ở gốc, dài 15-20 cm, rộng 5-7 cm, màu lục xậm, mặt trên bóng, mặt dưới nhạt hơn. Lá non màu hơi tím, xếp lại và buông thõng xuống.
Hoa màu đỏ cam, vàng-cam, sau đó chuyển thành đỏ đậm. Quả thuộc loại quả đậu, màu đen, dài 9-25 cm, rộng chừng 4cm, trong chứa 4 đến 8 hạt, hình cầu, chừng 35 mm.
Cây trổ hoa quanh năm, nhưng trong các tháng 2 đến 5, hoa có màu sắc rực rỡ nhất. Hoa có mùi thơm dịu, mùi thơm rất mạnh vào buổi chiều tối.
Trong văn hóa Ấn Độ thường cho rằng cây vô ưu là điềm lành.
Hoa Vô Ưu là một trong những cây linh thiêng tại Ấn độ. Người Ấn còn gọi nó là Anganapriya, có nghĩa là : Thân thiết với phụ nữ, bởi vì theo tương truyền, loài cây này cũng cảm nhận được tình cảm của con người, cho nên khi được phụ nữ chăm sóc thì trổ hoa mau và rất nhiều.
Vẻ đẹp của cây Hoa Vô Ưu thường được người ta so sánh với các sắc đẹp mỹ miều của những người phụ nữ trẻ. Trong ngày lễ hội Dohada, các phụ nữ trang điểm rực rỡ, được mời đến chạm nhẹ vào cây bằng chân trái để giúp cây mau trổ hoa. Hội Xuân Asoka-pushpa Prachaayika cũng là dịp cho các thiếu nữ hái hoa Vô Ưu để cài trên mái tóc. Ngày lễ Ashoka Shasthi, có nhiều người phụ nữ thường ăn nụ và uống nước có ngâm hoa Vô Ưu, bởi vì họ tin rằng nhờ nước này mà họ sẽ bảo vệ được con cái. Cây Vô Ưu, là cây được dùng làm biểu tượng cho Tình Yêu, và là cây dâng tặng riêng cho Nữ Thần Tình Ái Kama Deva.
Trong huyền thoại Ramayana của Ấn giáo có ghi : “Trong thời gian bị lưu đày tại Lanka, Seeta đã bị Ravana lưu giữ tại AsokaVana, môt vườn cây Asoka, và khi bị ác thần Ravana nhiễu hại, Seeta đã trốn dưới cây Vô ưu và kháng cự thành công”. Vì thế, Hoa Vô ưu rất được phụ nữ Ấn tôn trọng và xem như loại hoa quý để dâng cúng thần Siva.
Cây Vô ưu là loại cây mọc tự nhiên ở các vùng khác nhau ở Ấn Độ. Nhưng ngày nay nó đang trở nên hiếm hơn trong môi trường sống tự nhiên, bởi vì sự lạm dụng lấy thân làm gỗ cứng quá nhiều. Tuy nhiên vẫn còn một số cây hoang dã, mà người ta tìm thấy được ở trung tâm chân đồi và các vùng phía đông của dãy Himalaya.
Vô Ưu trong Y-Dược Ayurvedic:
Trong Y-Dược Ayurvedic (Ấn Độ-Pakistan), Vô Ưu được xem là một vị thuốc của phụ nữ. Cây được dùng rất phổ biến tại Ấn Độ để trị các bệnh phụ khoa.
Công dụng của cây Vô ưu trong Y học Ấn Độ :
Vedana sthapana : Dùng chống giảm đau nhức.
Varnya Ashoka : Làm tốt làn da.
Grahi Ashoka: Trợ giúp tiêu hóa và tiêu tiện dễ dàng, nhuận trường.
Trishanashnam Ashoka : Làm giảm bớt cơn khát quá mức.
Daha shamanam Ashoka : Làm giảm bớt cảm giác nóng trong người, hạ nhiệt.
Krimighna Ashoka : Chống các triệu chứng nhiễm độc.
Shothajit Ashoka : Chống các triệu chứng sưng nước.
Vish asrajit Ashoka: Chống các chất độc và các bệnh ô nhiễm trong máu.
Apachijit : Chống viêm hạch bạch huyết.
- Để trị đau bụng, khó chịu : Đun vỏ cây Vô Ưu với sữa bò, thêm một chút đường, lọc qua vải thưa. Uống mỗi ngày với mật ong trong 21 ngày.
- Trị vết thương, đứt tay chân : Nghiền vỏ Asoca thành bột, trộn thành khối nhão. Hơ nóng khối nhão rồi đắp vào vết thương trong 2 ngày.
(Theo:Tài liệu nghiên cứu của Dược Sĩ Trần Việt Hưng)
Photo: Cây vô ưu (Wiki.)
Hoa Ưu Đàm
Hoa Ưu Đàm: tên gọi Ưu đàm Bạt La Hoa
(Gọi tắt là : Hoa Ưu Đàm ) Phạn tự : UDUMBARA -
Tên Khoa Học : Ficus Glomerata -
Môi truờng sống : dưới chân núi Hymalaya…, và cao nguyên Decan, và đảo Srilanca. - Thân cao 3 mét,
Hoa Ưu Đàm Bát La (Udumbara) chỉ nở hoa một lần mỗi ba ngàn năm. Một người giác ngộ hoàn toàn như Bụt lâu lắm ta mới có dịp thấy xuất hiện trên cõi đời, vì vậy sự có mặt của Bụt được ví với sự có mặt của hoa Ưu Đàm (có khi ta gọi là hoa Ưu Bát).
Tại chùa Từ Hiếu ở Huế có một vế câu đối như sau: Đàm hoa lạc khứ hữu dư hương (hoa Đàm đã rụng vẫn còn thơm). Bụt dạy mỗi người làm đức Bụt, và mỗi người là một đóa Ưu Đàm.
Đóa hoa nhân phẩm nở đến độ mãn khai thì đó là hoa Ưu Bát. Hoa Đàm mãi mãi còn đó, và hương thơm của hoa bất diệt.
Vấn đề là ta có được khả năng thưởng thức hay không mà thôi.
(Nguồn: Làng Mai.)
Xét qua các tài liệu liên quan tới Phật giáo Đại thừa, có thể nhận thấy một số đặc trưng chung của “cây ưu đàm” như sau:
- Cây ưu đàm là cây gỗ rất lớn, có lá sớm rụng.
- Có lá, với lá giống như hình quả lê.
- Có quả, với quả nếu to thì giống hình nắm tay của trẻ nhỏ, còn nếu nhỏ thì cũng cỡ ngón tay chỏ.
- Thường không nhìn thấy hoa.
Theo tham khảo trong trang Bách khoa toàn thư (WiKi):
Udumbara là biến cách của uḍumbara. Udumbara được phiên âm ra âm Hán Việt thành : Ưu đàm ba la, Ô đàm bát la, Uất đàm, Ưu đàm… Hoa Ưu đàm được người ta gọi bằng những tên khác nhau như : Ưu đàm bát hoa, Ưu đàm Bạt La Hoa, gọi tắt là Đàm hoa, hay Linh thụy hoa, Thụy ứng hoa, Không khởi hoa.
“Udumbara” trong tiếng Phạn hay tiếng Pali, có nghĩa là “loài hoa linh thiêng mang điềm lành từ Trời”, có truyền thuyết nói rằng “3.000 năm mới nở một lần”. Theo kinh Phật, loài hoa này nở để báo hiệu chuyển luân vương hoặc một vị Phật giáng sinh. Kinh văn nhà Phật đều có nói về loài hoa Ưu Đàm thường tượng trưng cho những gì hiếm có khác thường, chỉ trên tiên giới, không có ở trần gian. Hoa chỉ xuất hiện khi có Đức Phật hay vị Kim Luân Vương, Chuyển Luân Thánh Vương xuất hiện, đó là điềm lành hiếm có của nhân gian. Có hai giả thuyết khác nhau về việc nó nở ra sao. Một cho rằng, loài hoa chỉ nở 3.000 năm một lần. Thuyết khác lại cho rằng nó nở 12 năm một lần để báo hiệu.
Việc đề cập thời gian nở của hoa Ưu Đàm 3.000 năm một lần mang ý nghĩa biểu tượng hơn là nghĩa thực của nó. Kinh Phật có ghi vào thời khắc Đức Thích Ca Mâu Ni ra đời có hoa Ưu Đàm nở, tức là thể hiện sự hiếm hoi lắm nhân loại mới gặp được một vị Phật tại thế.
Hoa ưu đàm trong các kinh tạng của Phật giáo nguyên thủy (Thượng tọa bộ) bằng tiếng Pali chỉ hàm nghĩa ẩn dụ tôn giáo:
Quyển 8 Kinh «Huệ Lâm Âm Nghĩa» ghi rõ: “Ưu Đàm Bà La hoa là loài hoa linh thiêng mang điềm lành, đây là Thiên hoa. Nếu một đấng Như Lai hoặc Đức Chuyển Luân Thánh Vương xuất hiện nơi thế giới con người, loài hoa này sẽ xuất hiện khắp nơi nhờ đại đức và đại ân của Ngài.” Kinh Phật cũng ghi lại rằng Đức Chuyển Luân Thánh Vương là vị vua lý tưởng, người sẽ cai trị thế giới không phải bằng vũ lực mà bằng công lý. Những ai dùng thiện tâm để đối đãi với người khác sẽ có cơ hội được gặp Đức Chuyển Luân Thánh Vương, bất kể người đó thuộc tôn giáo nào…
Theo bài viết “Tìm duyên Thánh hoa” thì Phật Thích Ca Mâu Ni từng nói: “Đến khi có một loại hoa gọi là Ưu Đàm Bà La nở rộ khắp nơi, là báo hiệu có Chuyển Luân Thánh Vương ra đời, các con nhất định phải trân quý!”
Udumbara trong kinh tạng tiếng Pali khi được dịch ra các tiếng khác, về cơ bản được dịch thành loài cây mà trong tiếng Việt gọi là cây sung (Ficus racemosa). Có thể nhận thấy được trong Kinh tập (Sutta Nipata) của Tiểu bộ kinh (Khuddaka Nikaya), phần phẩm Rắn (Uragavagga), kinh Rắn (Uraga Sutta), hòa thượng Thích Minh Châu dịch như sau:
Ai trong các sanh hữu, Không tìm thấy lõi cây, Như kẻ đi hái hoa, Trên cây sung không hoa. Tỷ-kheo ấy từ bỏ, Bờ này và bờ kia, Như loài rắn thoát bỏ Da rắn cũ già xưa.Các bản dịch của Kinh tập sang tiếng Anh cũng dịch udumbara (hay udumbaresu/udumbaro) trong tiếng Pali thành fig tree.
Tương tự, trong thiên Đại Phẩm (Mahavagga Samyuttapàli) của Tương Ưng Bộ kinh (Samyutta Nikaya), phần Tương Ưng Giác Chi (Bojjhanga-samyutta), hòa thượng Thích Minh Châu dịch udumbara (udumbaro) thành cây sung.
Và trong kinh tạng tiếng Pali, udumbara/udumbarassa không chỉ có nghĩa là loại cây hiếm khi ra hoa, mà còn có nghĩa là cây giác ngộ, với vị Phật thứ 26 là Koṇāgamana (Phật Câu Na Hàm) đã giác ngộ dưới cây udumbarassa. Kinh Đại Bổn (Mahapadana Sutta) trong Trường bộ kinh (Digha Nikaya) có đoạn được hòa thượng Thích Minh Châu dịch như sau:
“ “Này các Tỷ-kheo, Thế Tôn Vipassī, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, giác ngộ dưới gốc cây pàtali (bà-bà-la). Này các Tỷ-kheo, Thế Tôn Sikhī, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, giác ngộ dưới gốc cây pundarika (phân-đà-ly). Này các Tỷ-kheo, Thế Tôn Vessabhū, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, giác ngộ dưới gốc cây sirĩsa (thi-lợi-sa). Này các Tỷ-kheo, Thế Tôn Koṇāgamana, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, giác ngộ dưới gốc cây udumbara (ô-tam-bà-la). Này các Tỷ-kheo, Thế Tôn Kassapa, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, giác ngộ dưới gốc cây nigrodha (ni-câu-luật-đà). Này các Tỷ-kheo, nay Ta là bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, giác ngộ dưới gốc cây assattha (bát-đa-la).”Tuy nhiên, trong các kinh tạng tiếng Hán của Phật giáo Đại thừa, Diệu pháp liên hoa kinh liên kết hoa ưu đàm với sự ra đời của chư Phật:
“Chư Phật xuất thế là sự khó có, vì lẽ lâu xa mới gặp một lần. ……….. Và rồi những ai nghe nổi pháp này, thì người như vậy là người khó có. Như hoa ưu đàm ai cũng ưa thích, đến như chư thiên cũng thấy hiếm có, vì lẽ thỉnh thoảng mới trổ một lần. ……….. Nên người như vậy hết sức khó có, khó có hơn cả hoa thiêng ưu đàm.Trong Atharva Veda, cây sung (tiếng Phạn: uḍumbara hay udumbara) có ý nghĩa là sự thịnh vượng và sung túc.
Nguồn: Wiki
Lợi ích của ” Cây Sung”
Quả sung mọc thành từng chùm ở thân cây có thể ăn được, người ta hay muối như muối dưa.
Lá sung non cũng thường được sử dụng trong ẩm thực khi ăn kèm. Lá sung tật, loại lá có côn trùng đẻ vào khiến các đốm sùi lên, được dùng để chữa một số loại bệnh và là thành phần trong phương thuốc lợi sữa. Loại cây này là một loài cây cảnh rất phổ biến vì có dáng thân rất đẹp và bởi quan niệm từ sung gần với sung túc.
Trong mâm ngũ quả ngày Tết nhiều nơi người ta xếp chùm quả sung cùng các loài trái cây khác để chưng trên bàn thờ với mục đích cầu mong sự sung túc, sung sướng cho gia đình trong năm mới.
Nhựa sung được sử dụng để chữa các vết thương xây xát ngoài da, chữa đau đầu, hen suyễn, nhọt độc, chốc lở, ghẻ ngứa.
Chữa hen suyễn trẻ em: dùng nhựa sung hoà với mật ong uống trước khi đi ngủ. Chữa nhức đầu: dùng nhựa sung phết lên giấy bản dán vào 2 bên thái dương.
***Những thông tin y khoa của Wikipedia Tiếng Việt chỉ mang tính chất tham khảo và không thể thay thế ý kiến chuyên môn. Trước khi sử dụng những thông tin này, đề nghị liên hệ và nhận sự tư vấn của các bác sĩ chuyên môn.
Lời Kết:
Śāla शाल có gốc từ chữ śālā शाला . Śāla có nghĩa là ở nhà, và cũng là tên của một loại cây trong giới thực vật ở Ấn Độ. Theo Phật học, cây śāla शाल, là biểu trưng cho nơi an nghĩ cuối cùng của Đức Phật Thích Ca.
Tên của cây Śāla đã được Việt hóa qua các tên Song thọ, Ngọc kỳ lân, Đầu lân, Vô Ưu trở nên những hình ảnh đã thấm vào nếp sống hài hoà với thiên nhiên. Cây Śāla là khía cạnh có tầm quan trọng trong cuộc đời Đức Phật và cũng là một điều nói lên sự liên hệ chặt chẽ giữa con người và thiên nhiên trong môi trường sống.
Càng hiểu biết nhiều hơn về các yếu tố tự nhiên, thì con người sẽ tạo ra nhiều nghi lễ, tập tục để tôn thờ những đối tượng thiên nhiên, mà nó có thể mang lại cho họ cuộc sống đầy đủ và an lành. Chân dung của các sức mạnh Thiên Nhiên thường được biết như : Mặt trời, mặt trăng, các vì sao đất, nước, gió, lửa…
Trong Kinh Phật có ghi là Phật Đản Sanh dưới cây Vô Ưu, và Niết Bàn dưới cây Sala Song Thọ. Cây Vô Ưu khoa học gọi là Saraca asoca. Cây Śāla khoa học gọi là Shorea robusta. Cây Sala chỉ là tượng trưng, dùng làm ẩn dụ trong Kinh Điển. Không nên chấp vào đó. (TS Huệ Dân nhắn nhủ)
Photos: từ Wiki & Internet. Words: LSV tổng hợp từ Wiki & Internet.
Hoa Linh Thoại
Loại Hoa này do điềm lành linh dị chiêu cảm là loại thiên hoa, thế gian không có.
Nếu như Như Lai hạ sanh thì nhờ năng lực đại phước đức của Ngài mà chiêu cảm loại hoa này xuất hiện.
Vì loại hoa này ít có, khó gặp nên trong Kinh Phật Giáo có rất nhiều chổ dùng hoa này ví dụ việc khó gặp Phật ra đời.
(Theo Joinesia Asoka Roxk)
Hoa Tâm
2011
2012, một ngày đang mãi gõ lóc cóc trên máy vi tính và bầu trời đã tối dần lúc nào không hay, khi nhìn ra cửa sổ, LSV thấy cảnh trước mặt thật đẹp nên đã lấy máy chụp hình giữ lại.
Và năm nay (2013), không ngờ LSV đã thực hiện được bài tổng hợp các Loài Hoa nơi cửa Phật vào ngày Phật-Đản 2013.
LSV xin chân thành cảm tạ các WEBSITES đã phổ biến các bài và hình ảnh về Hoa Sala, Hoa Ngọc Kỳ Lân, Hoa Vô Ưu, Hoa Ưu Đàm, Hoa Linh Thoại;
Xin nguyện hồi hướng công đức này đến tất cả đều trọn thành Phật Ðạo. Tất cả hãy sống thật với mình trong kho tàng tình yêu thương của Ðức Bổn Sư, hãy rèn luyện đức tin và lòng nhân ái của mình bằng những lời Pháp của Ngài đã dạy vẫn còn lưu lại trong thế gian này.
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Nam Mô A Di Ðà Phật.
LSV.
May 18 - 2013
Phật-Đản - Phật Lịch 2557.
Ảnh: Internet, Wiki & hannahlinhflower. Words: LSV tổng hợp từ Wiki & Internet.
(Trang này được sửa đổi ngày 08 tháng 7 năm 2013: Một người tốt bụng tên là Trung Vũ, LSV chưa được quen biết và có thể ở cách xa nơi LSV ở khoảng nửa trái đất, đã cho LSV biết hoa Sala màu trắng và khác với hoa trong bài LSV tham khảo trước đây. Sau khi tìm hiểu thêm về hoa Sala, LSV đã thấy mình sai nên xin được sửa lại và thành thật cám ơn Trung Vũ nhiều. LSV.)
March 04 - 2014
Trang này được sửa đổi ngày 04 tháng 3 năm 2014, sau khi LSV có cơ hội tham khảo thêm về chi tiết và hình ảnh của Hoa Sa La trắng.
Feb 21 - 2016 (Lễ Thượng Nguyên)
Ngày Lễ Thượng Nguyên 2016, sáng nay tâm trạng của con thật buồn vì không có phương tiện để đi Lễ được đúng giờ và trời mưa thật lớn, con nghĩ là con sẽ không có cơ hội được chụp hình cảnh ở chùa hôm nay…. Nhưng khi Lễ xong, trời trong xanh mây trắng thật đep ….
An vui tự tại đời thong dong Mở rộng Tâm ra lòng thanh thản
Hoa Ðào trong sân Chùa ngày Lễ Thượng Nguyên 2016
Feb 21 - 2016 (Trăng Rằm tháng Giêng)
Jan 7 - 2015 (Ngày Lễ Vía Phật A Di Ðà)
Cành Hoa này đã nở rộ một cách tự nhiên ở trên cao trong bầu trời trong xanh đầu mùa Xuân 2013.
Và một sáng với nắng sớm ban mai, mây đã kết tụ như dạng của liên hoa (hoa sen). .
Ban mai June 2013, July 13 - 2013, trên đường về sau khi Dự được một buổi Lễ tại Pháp Hội Ðại Bi, HÒA TẤU CHÚ ĐẠI BI
Uploaded by amidaphat247
Trên đường về sau khi Dự được một buổi Lễ tại Pháp Hội Ðại Bi; đang chạy trên freeway, LSV thấy được bầu trời phía trước mặt mình có cảnh của mây thật đẹp, phản phất có dạng như nhiều hình ” Hearts” lớn, nhỏ đang lan tỏa theo chiều gió trên bầu trời trong xanh, trên mặt đường phía trước, như mình có thể đi xuyên qua được khi đến cuối đường.
LSV.
Aug 13 - 2013
Aug 13 - 2013, mây trắng trên nền trời xanh có dạng hình “Heart” với nét chấm phá như một bức tranh Thư Pháp!
Sept 25 - 2013
Sept 25 - 2013, mây trắng đã kết tụ thành hình dạng “Heart” thật to trên nền trời xanh, nhưng lại có vẻ như là “Heart” được dâng lên từ lòng của đại dương cùng những đợt sóng!
Feb 1 - 2014
Cành hoa Ngày Tình Thương (02-14-2014) Vũ Mỵ Lan có một hương thơm kết hợp của chocolate và vani. …..
March 30 - 2014
Mùa Phật-Đản - Phật Lịch 2558 Sunrise May 22 - 2014
Aug 21 - 2014
Cảnh sắc trong khuôn viên Tịnh Xá Ngọc Châu ngày 21 tháng 8 năm 2014
Hôm nay LSV có duyên đến được Tịnh Xá Ngọc Châu Lạy Phật và trước khi ra về được nhìn thấy trên bầu trời trong khuôn viên của Tịnh Xá Ngọc Châu: là hình ảnh một vòng hào quang, như năm 2010 chúng ta đã được nhìn thấy trong khuôn viên Chùa Ngọc Sơn, khi đang làm Lễ Cung Tiễn Tôn Tượng Phật Ngọc. (LSV rất tiếc là không chụp được cả vòng hào quang vì ống kính của máy chụp hình không đúng tiêu chuẩn, xin được chia sẽ đến tất cả.)
Tấm hình bên trái đây là hình Tôn Tượng Phật Ngọc và hào quang do một vị Phật Tử đã chụp được trong ngày làm Lễ Cung Tiễn Tôn Tượng tại Chùa Ngọc Sơn năm 2010. Vòng hào quang LSV được nhìn thấy trên nóc của Tịnh Xá Ngọc Châu ngày hôm nay cũng có hình dạng như thế Sept 15 - 2014
Bài kệ của Ngài Di Lặc Bồ Tát:
Và một Bài kệ khác của Ngài:
Ta có một thân Phật, Có ai đặng tường tất; Chẳng vẽ cũng chẳng tô, Không chạm cũng không khắc; Chẳng có chút đất bùn, Không phải màu thể sắc; Thợ vẽ, vẽ không xong, Kẻ trộm, trộm chẳng mất; Thể tướng vốn tự nhiên, Thanh tịnh trong vặc vặc; Tuy là có một thân, Phân đến ngàn trăm ức.
Tấm hình trên LSV đã chụp được trong ngày 21 tháng 8 năm 2014 tại khuôn viên Tịnh Xá Ngọc Châu in Oregon đang chuẩn bị cho Ðại Lễ Cung Nghing Phật Ngọc.
Các bạn có thể xem hình ảnh Tịnh Xá Ngọc Châu tại Portland, OR, tổ chức Lễ chiêm bái Tôn tượng Phật Ngọc từ ngày 30 tháng 8 đến ngày 7 tháng 9 năm 2014 trong trang:
FA-4a: Phật Ngọc in Oregon 2014 .
Sept 8 - 2015
Cung Nghinh Tôn Tượng Phật Ngọc in Oregon Aug - 22 to Sept - 13 - 2015
Vài vần thơ của Klanvy rất hay xin được mượn chia sẻ đến mọi người:
Cầu nguyện cho những Người … tôi quen biết hay tình cờ đâu đó …lướt qua nhau
Dù cho tâm hồn có trãi qua … những gì … Cũng cầu mong sớm được thanh thoát … Vô Ưu
Klanvy Kính nguyện
Có thể đọc thêm bài liên quan với chủ đề:
♦♦♦ Hoa Sen
♦♦♦ http://www.linhsonvien.com/hv-3-hoa-sen/
MẶT TRỜI HỒNG TỈNH THỨC Nhạc Võ Tá Hân - Thơ Nhất Hạnh & Sơn Cư
Uploaded by BellaVue Nguyen
Uploaded by VyVy Ly
Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát Ma Ha Tát
Em không phải là Phật tử, nhưng em cùng bạn bè vừa trở về từ chuyến “du lịch Thiền” tổ chức trong bốn ngày tại Thiền viện Bát Nhã ở Bảo Lộc (Lâm Đồng) nhân dịp lễ Phật Đản LHQ. Ở đó, người ta hướng dẫn về Phật pháp, và những tu tập khác nhằm giúp em thích ứng với đời sống hiện đại, nuôi dưỡng thân tâm, giúp em hóa giải cơn giận, sự buồn đau, sự cô đơn và trống trải, kết nối lại những sợi dây tình thân trong gia đình và với bạn bè….
Khi về lại Sài Gòn, em thấy lòng thật vui vẻ và thanh bình. Tôi biết điều đó khi nhìn gương mặt em. Rạng rỡ như một chùm hoa vô ưu vậy. Tôi thích cái tên ấy. Hoa Vô Ưu. Có người vẫn tin rằng hoa vô ưu chỉ là một loài hoa trong tâm tưởng và không có thật. Cũng như sự “vô ưu” (không buồn phiền) tuyệt đối là không thể có.
Còn em, em có tin rằng trên thế gian này có một loài hoa tên là “vô ưu” không? Thái tử Tất Đạt Đa được sinh ra dưới vòm cây Vô ưu đang trổ hoa chính là Đức Phật sau này.
Vì thế mà loài hoa này gắn với ngày Phật Đản. Tên tiếng Phạn của nó là Asoca, tiếng Hán dịch ra là Vô Ưu Thọ (cây vô ưu), lá xanh ngắt, hoa nở từng chùm, màu cam đỏ rực rỡ, tỏa hương thơm ngát. Thái tử Tất Đạt Đa, ngay sau khi chào đời, đã vùng đứng dậy và bước đi bảy bước, mỗi bước của cậu bé lại có một bông sen nở ra đỡ lấy bàn chân.
Đứng trên toà sen thứ bảy, thái tử chỉ một tay lên trời, một tay xuống đất ý nói “Thiên thượng thiên hạ duy ngã độc tôn” (Trên trời và dưới trời thì ta là cao quý nhất). Câu nói ấy đã khiến nhiều người băn khoăn. Phải chăng đó là sự kiêu căng, chấp ngã ? Nhưng không, em ạ. Cũng như loài hoa kia, đừng chỉ vì cái tên mà tin rằng nó không có thật. Bởi hoa là do chính con người đặt tên.
Đừng vì cái nghĩa đã biết của chữ “ngã” mà hiểu rằng “TA là trên hết”. Vì nghĩa của chữ cũng do con người đặt ra. Trong những buổi tịnh tâm ngắn ngủi ở thiền viện, em chỉ làm một điều duy nhất, đó là nhìn thật sâu vào tâm hồn mình, tìm đến cái nguyên sơ của tính thiện, của sự vô ưu, của tình yêu thương thuần khiết. Và rồi cũng với đôi mắt đó, em nhìn bạn bè, người thân, em nhìn thế giới xung quanh. “Lắng nghe để hiểu, nhìn lại để thương”.
Có một câu thiền rất quen này: “Khi tôi chưa học đạo, tôi thấy núi là núi, sông là sông. Khi tôi học đạo, tôi thấy núi không phải là núi, sông không phải là sông. Sau khi học đạo xong, tôi lại thấy núi là núi, sông là sông.”
Ta có thể đi khắp nhân gian, nghe muôn tiếng, thấy muôn điều. Nhưng ta chỉ có thể thấu hiểu khi nhìn và nghe với trái tim khiêm nhường và trong sáng, không hề mang theo bất cứ thành kiến hay sự cố chấp nào. Khi ta nhìn những người xung quanh dưới cái nhìn thuần khiết nhất, ta mới có thể nhận ra họ như chính bản thân họ, không phân biệt bởi giàu nghèo, đẹp xấu, giỏi dở, sang hèn, không phân biệt màu da, tôn giáo, giai cấp, chính kiến…
Khi đó, ta mới có thể “lại thấy núi là núi, sông là sông”. Tôi tin rằng chữ ngã trong câu “duy ngã độc tôn” của Thái Tử Tất Đạt Đa là nói về cái vốn dĩ đã ở trong mỗi con người từ khi mới sinh ra. Cái gọi là “nhân chi sơ, tánh bổn thiện”. Cái hồn nhiên, vô ưu, lương thiện, nhân ái, yêu thương. Cái cao quý nhất, đáng nâng niu và gìn giữ nhất. Đó chính là cái “ngã” thật sự, chung nhất của loài người. Đó là Tâm Phật mà ai cũng có. Đó là xuất phát điểm của cõi nhân sinh. Đó chính là chùm hoa vô ưu kỳ diệu của tâm hồn con người.
Nhưng trong đời sống xô bồ này, có khi ta tự chôn vùi nó, có khi ta lãng quên. Và có khi giống như hoa vô ưu, người ta không nghĩ là nó còn tồn tại. Nhưng em đã biết rằng, nếu ta chịu lắng nghe, chịu nhìn lại, chịu tìm kiếm, chắc chắn là ta sẽ tìm thấy nó, phải không em? Chắc chắn ta sẽ tìm thấy một chùm hoa vô ưu trong tâm hồn mỗi người ta quen biết. Và trong chính bản thân ta.
Phạm Lữ Ân
Nguồn: PhốVietNam.com
Trở về đầu trang (back to top)
Chuyển đến trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12a 12b 12c 14 15 16 17 18 19 19a 20 21 21c 22 22a 22b 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34