Sử dụng hạt chia mang lại nhiều công dụng tốt cho sức khỏe nhưng bạn cần biết cách pha chế để tận dụng được tối ưu các lợi ích của hạt chia. Hãy cùng tìm hiểu cách sử dụng hạt chia qua bài viết này nhé!
1Công dụng của hạt chia
Hạt chia có thể mang lại nhiều công dụng cho sức khỏe như:
- Hỗ trợ giảm cân: 39% lượng chất xơ hòa tan có trong hạt chia giúp hấp thụ nước khiến chúng nở ra trong dạ dày và làm tăng cảm giác no khi ăn. Từ đó giúp bạn cảm thấy no hơn và hỗ trợ giảm cân.
- Tốt cho tim mạch: Quercetin là một chất chống oxy hóa có trong hạt chia có thể làm giảm nguy cơ phát triển bệnh tim mạch.
- Ổn định đường huyết: Chất xơ trong hạt chia có thể giúp giảm tình trạng kháng insulin và cải thiện lượng đường trong máu, giảm nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa và tiểu đường loại 2. [2]
- Chống viêm: Chất chống oxy hóa axit caffeic và omega-3 có trong hạt chia giúp chống lại chứng viêm và ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm trong cơ thể. [3]
- Tăng cường sức khoẻ xương khớp: Canxi và magiê, phốt pho trong hạt chia tốt cho sức khỏe xương khớp.
Hạt chia mang lại nhiều công dụng hữu ích cho cơ thể
2Cách sử dụng hạt chia
Bạn có thể sử dụng hạt chia theo nhiều cách khác nhau gồm:
Dùng với nước lọc
Sử dụng hạt chia ngâm với nước giúp hạt dễ tiêu hóa hơn và tăng lượng chất dinh dưỡng mà cơ thể có thể hấp thụ. Để ngâm hạt chia, bạn chỉ cần trộn hạt chia với nước theo tỷ lệ 1:10 và để yên trong khoảng từ 30 phút - 2 giờ. Hạt chia ngâm thường có thể để được trong tủ lạnh tối đa 5 ngày.
Tuy nhiên, khi pha chế hạt chia, bạn nên sử dụng nước lạnh, hạn chế dùng nước nóng vì axit béo omega 3 có trong hạt chia rất dễ bị biến đổi dưới tác động của nhiệt độ cao.
Sử dụng hạt chia ngâm với nước giúp hạt dễ tiêu hóa hơn
Nước chanh hạt chia
Sử dụng nước chanh hạt chia có thể giải quyết rất nhiều vấn đề sức khỏe từ giảm cân đến giải độc. Hơn nữa nước chanh hạt chia còn có tác dụng giải nhiệt rất tốt.
Nguyên liệu:
- 1 muỗng canh hạt chia.
- 1 - 2 thìa nước cốt chanh.
- 800 ml nước lọc.
Cách làm:
- Cho tất cả các nguyên liệu vào chai hoặc ca thủy tinh, khuấy đều.
- Để hạt chia ngâm ít nhất 20 phút trước khi uống.
Ngâm nước chanh hạt chia ít nhất 20 phút trước khi uống
Sinh tố hạt chia
Một cách phổ biến để sử dụng hạt chia là làm sinh tố. Bạn có thể thêm 1 muỗng canh hạt chia tươi hoặc hạt chia đã ngâm sẵn vào sinh tố trái cây và rau củ để thưởng thức.
Một cách phổ biến để sử dụng hạt chia là làm sinh tố
Salad
Salad hạt chia là một món mà chị em không thể bỏ qua khi kết hợp rau củ rất tốt cho sức khỏe và hạt chia mang lại hiệu quả cho quá trình giảm cân.
Nguyên liệu:
- Hạt chia.
- Dầu ô liu.
- Giấm.
- Mật ong.
- Nước cốt chanh.
- Rau củ quả làm salad tùy thích.
Cách làm:
- Sơ chế các loại rau củ quả làm salad.
- Pha sốt trộn salad với 3 thìa dầu ô liu, 2 thìa mật ong, 1 thìa nước cốt chanh, giấm và hạt chia ngâm nở, khuấy đều.
- Trộn phần sốt cùng các nguyên liệu rau củ quả theo khẩu vị và thưởng thức.
Hạt chia có thể sử dụng trộn salad
Làm bánh
Bánh pudding hạt chia là món tráng miệng lành mạnh, ngon miệng, có giá trị dinh dưỡng rất cao và hàm lượng protein dồi dào.
Nguyên liệu:
- Hạt chia.
- Sữa.
- Các loại trái cây và siro tùy thích.
Cách làm:
- Ngâm hạt chia với sữa cùng siro và trái cây tùy thích thành một hỗn hợp hòa quyện với nhau, có độ đặc sánh.
- Có thể phủ lên mặt trên một chút quế, sô cô la bào hoặc vỏ chanh và thưởng thức món bánh pudding hạt chia.
Bạn có thể làm bánh pudding hạt chia với sữa và các loại trái cây
Dùng với yến mạch
Yến mạch kết hợp với hạt chia là một món ăn bổ dưỡng, cung cấp lượng chất xơ và protein cần thiết cho sự phát triển của cơ thể và quá trình giảm cân.
Nguyên liệu:
- ½ chén yến mạch.
- ½ cốc sữa hạnh nhân.
- 1 muỗng canh hạt chia.
- 1 thìa mật ong.
- Trái cây thái hạt lựu, sô cô la chip hoặc các loại hạt tùy thích.
Cách làm:
- Cho các nguyên liệu vào ly thủy tinh và khuấy đều.
- Đậy nắp và để lạnh qua đêm hoặc ít nhất 2 giờ.
- Khuấy và thêm sữa nếu cần trước khi thưởng thức.
Bạn có thể dùng chung hạt chia và yến mạch
3Lưu ý khi sử dụng hạt
Ai không nên dùng hạt chia?
Hạt chia tuy đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng cũng nên lưu ý với những đối tượng như:
- Người có tiền sử bị dị ứng có thể dẫn đến phản ứng dị ứng toàn thân như nôn mửa, tiêu chảy,... Ngoài ra, hạt chia cũng có thể gây mẫn cảm chéo ở những người bị dị ứng vừng. [4]
- Bệnh nhân tiểu đường: Hạt chia có thể khiến lượng đường trong máu giảm nên ăn quá nhiều khi đang được điều trị và sử dụng thuốc có nguy cơ giảm quá mức đường huyết, gây ra các biến chứng sức khỏe khác.
- Bệnh nhân cao huyết áp: Hạt chia có thể giúp tăng cường hoạt động của thuốc điều trị huyết áp, gây ra tình trạng hạ huyết áp quá mức, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
- Người có vấn đề đường ruột: Hạt chia với kết cấu cứng có thể khiến cơ thể khó phân hủy và tiêu hóa. Hơn nữa, hạt chia có lượng chất xơ cao nên ăn quá nhiều có thể gây táo bón, tiêu chảy, đầy hơi và có thể bùng phát các tình trạng viêm ruột như bệnh Crohn. [5]
Bệnh nhân cao huyết áp không nên sử dụng nhiều hạt chia
Nên dùng hạt chia khi nào?
Thời điểm tốt nhất để uống nước hạt chia tùy thuộc vào sở thích cá nhân của mỗi người, cụ thể:
- Uống hạt chia vào buổi chiều có thể giúp bạn tránh ăn quá nhiều vào cuối ngày.
- Uống vào buổi tối có thể giúp bạn giảm cảm giác thèm ăn trước khi đi ngủ.
Tuy nhiên, nếu bạn đang đói thì hãy cân nhắc nạp năng lượng cho cơ thể bằng một bữa ăn giàu dinh dưỡng thay vì uống nước hạt chia.
Thời điểm uống nước hạt chia tùy thuộc vào sở thích cá nhân
Liều lượng hạt chia mỗi lần dùng
Vì hạt chia có thể gây ra một số vấn đề sức khỏe nên tốt nhất bạn nên bắt đầu với lượng nhỏ khoảng 1 muỗng canh. Đồng thời, bạn cần đảm bảo chế biến hạt chia bằng cách ngâm nở trước khi ăn để đảm bảo lượng dinh dưỡng hấp thu là tối ưu.
Sau đó, bạn có thể bổ sung dần lượng hạt chia vào chế độ ăn uống của mình. Tuy nhiên, khi xuất hiện các vấn đề về tiêu hóa thì việc cắt giảm hạt chia là điều cần thiết.
Bạn nên bắt đầu với lượng nhỏ khoảng 1 muỗng canh hạt chia
Dùng hạt chia sống có được không?
Một báo cáo tại Hội nghị khoa học thường niên của Đại học Tiêu hóa Hoa Kỳ năm 2014 cho rằng không nên ăn riêng hạt chia khô. Hạt chia khi được ăn sống vào cơ thể sẽ hấp thụ chất lỏng và trương lên trong thực quản dẫn đến tắc nghẽn. [6]
Do đó, bạn nên ăn hạt chia đã được ngâm hoặc ăn kèm với thức ăn ẩm như bột yến mạch hoặc sữa chua. Những người mắc chứng khó nuốt hoặc các vấn đề tiêu hóa khác nên cẩn thận khi ăn hạt chia.
Không nên ăn riêng hạt chia khô mà cần phải ngâm nở trước khi ăn
Lưu ý khi chọn mua, bảo quản hạt chia
Hạt chia là một loại cây trồng cần phải trải qua quá trình tự nhiên với nhiều yêu cầu về độ dài ngày, nước, ánh nắng để phát triển. Hạt chia khi trưởng thành và phát triển đầy đủ thường có đốm đen hoặc trắng, không bao giờ có màu nâu.
Những hạt chia nâu là những hạt chưa trưởng thành do thiếu ánh nắng và nước hoặc gặp hiện tượng khí hậu như sương giá trên cây trồng. Khi hạt chia có màu nâu thì hàm lượng dinh dưỡng cũng bị giảm.
Hạt chia khi trưởng thành và phát triển đầy đủ thường có đốm đen hoặc trắng
Hạt chia mang đến nhiều dinh dưỡng cần thiết, tốt cho cơ thể với những công thức và cách làm hết sức đơn giản. Hãy chia sẻ bài viết cho bạn bè và người thân để áp dụng ngay các cách mang lại lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe của mình từ hạt chia nhé.