Mặc dù chỉ là một món ăn vặt đơn giản nhưng sữa chua nếp cẩm lại được đánh giá khá cao về giá trị dinh dưỡng. Dẫu vậy bà bầu ăn sữa chua nếp cẩm có phù hợp với sự phát triển của thai nhi hay không? Cùng Nhà thuốc Long Châu giải đáp thắc mắc về vấn đề này nhé!
Sữa chua nếp cẩm có những dưỡng chất nào?
Đây là một món ăn vặt điển hình của mọi lứa tuổi với nguồn nguyên liệu chính là nếp cẩm và sữa chua. Sự đậm đà béo ngậy của sữa chua cùng với nếp cẩm thơm ngọt đã tạo nên một món ăn nhẹ không thể hoàn hảo hơn.
Đặc biệt phải kể đến thành phần dưỡng chất của món ăn này bao gồm: Magie, kẽm, canxi, photpho, kali, sắt, vitamin B và E… Với giá trị dinh dưỡng như vậy thì bà bầu ăn sữa chua nếp cẩm có tốt hay không?
Bà bầu ăn sữa chua nếp cẩm có tốt không?
Có rất nhiều tranh cãi xoay quanh vấn đề bà bầu ăn sữa chua nếp cẩm. Suốt thời kỳ mang thai, thai phụ phải luôn kiểm soát yếu tố dinh dưỡng cực kỳ nghiêm ngặt và an toàn. Mục đích là đảm bảo cho sự phát triển toàn diện của thai nhi. Tuy nhiên, đối với sữa chua nếp cẩm thì chị em hoàn toàn yên tâm bởi món ăn này rất có lợi cho sức khỏe của mẹ lẫn con.
Theo các chuyên gia, sữa chua nếp cẩm chứa rất nhiều chất dinh dưỡng không chỉ tốt cho phụ nữ mang thai mà còn giúp cho thai nhi phát triển ổn định. Vậy nên chị em đừng bỏ qua món ăn này nhé.
Ngoài ra, sữa chua nếp cẩm còn hỗ trợ sức khỏe da liễu, duy trì vóc dáng lý tưởng như chị em hằng mong ước. Đây cũng là một liệu pháp tuyệt vời giúp giải quyết tình trạng mỡ thừa mà thai phụ thường gặp phải. Cùng với đó là loại bỏ các tác nhân gây thiếu máu nhờ lượng canxi có trong thành phần của sữa chua.
Lợi ích sữa chua nếp cẩm mang lại
Bà bầu ăn sữa chua nếp cẩm chắc chắn sẽ bị thu hút bởi sự kết hợp đậm đà từ sữa chua lên men và mùi thơm ngọt của nếp. Thế nhưng, không phải ai cũng nắm rõ được những lợi ích to lớn mà nó mang lại. Cùng điểm qua những tác dụng tuyệt vời của món ăn này mà có thể mẹ bầu chưa biết.
Hỗ trợ hệ tiêu hóa
Trong quá trình lên men, sữa chua nếp cẩm sẽ tạo ra axit lactocidine có khả năng cân bằng hệ vi khuẩn trong đường ruột. Đồng thời bổ sung nhiều lợi khuẩn, cải thiện hoạt động của hệ tiêu hóa và lưu thông khí huyết. Sữa chua nếp cẩm cũng được mệnh danh như một thực phẩm “vàng” giúp giải quyết tình trạng táo bón của phụ nữ mang thai. Từ đó loại bỏ các chứng bệnh có liên quan như: Đầy hơi, chướng bụng, biếng ăn…
Bảo vệ hệ thống miễn dịch
Sữa chua nếp cẩm có chứa lượng vi khuẩn lợi không hề nhỏ. Khi bổ sung vào cơ thể, nó sẽ hình thành cơ chế chống lại các vi khuẩn gây hại xâm nhập từ môi trường bên ngoài. Hàm lượng khoáng chất như magie, kẽm và các loại vitamin có trong sữa chua nếp cẩm sẽ cung cấp nhiều năng lượng dồi dào. Từ đó tăng khả năng bảo vệ hệ miễn dịch cho mẹ và thai nhi.
Hỗ trợ tim mạch khỏe
Một số thành phần như lovastatin hay ergosterol được sinh ra từ quá trình lên men sữa chua. Đây là các chất có tác dụng tốt trong việc tái tạo mạch máu, giảm thiểu nguy cơ xơ vữa động mạch máu, thậm chí là đột quỵ.
Nếu như chị em đang lo lắng về tình trạng cao huyết áp thì càng không nên bỏ qua sữa chua nếp cẩm. Bổ sung thực phẩm này thường xuyên sẽ làm giảm lượng cholesterol xấu, điều hòa huyết áp ổn định. Không những thế còn rất hiệu quả trong việc phòng chống rối loạn mỡ máu.
Phát triển xương chắc khỏe
Một lợi ích nữa khi bà bầu ăn sữa chua nếp cẩm đó là bổ sung rất nhiều canxi cho cơ thể, tạo sự phát triển chắc khỏe cho xương. Thành phần magie và photpho dồi dào trong sữa chua nếp cẩm sẽ tác động tích cực đến chức năng của xương và răng trong cơ thể. Đồng thời phòng tránh nguy cơ mắc các bệnh lý về xương khớp.
Bồi bổ máu
Có lẽ các bà mẹ đã quá quen thuộc với vai trò ngăn ngừa thiếu máu đối với một số loại thực phẩm như: Cà chua, dâu tây, bí đỏ... Nhưng không phải ai cũng biết đến chức năng cải thiện trạng thái tuần hoàn của sữa chua nếp cẩm. Lý do là vì trong quá trình nấu và lên men thì nếp cẩm sẽ xuất hiện màu đỏ mận, giúp bồi bổ máu huyết.
Mẹ bầu nên ăn sữa chua nếp cẩm khi nào?
Một điều mà các bà bầu ăn sữa chua nếp cẩm cần nắm rõ ngay từ khi mang thai đó là không nên ăn trong vòng 3 tháng đầu của thai kỳ. Đây là khoảng thời gian nhạy cảm để bào thai phát triển, vì vậy mẹ nên đợi đến tuần thứ 15 rồi ăn thì sẽ an toàn hơn. Ăn trong khoảng 1 - 2 hũ mỗi ngày là vừa đủ để tránh tình trạng thừa chất.
Những lúc cảm thấy đói bụng thì mẹ cũng không nên ăn sữa chua nếp cẩm vì sẽ gây hại cho hệ tiêu hóa và chức năng của dạ dày. Thời điểm thích hợp để ăn trong ngày chính là sau bữa tối hoặc buổi chiều sau khi đã ăn nhẹ. Theo nghiên cứu, những khoảng thời gian thì mật độ pH sẽ rơi vào khoảng 4,5 độ. Chính vì thế mà tạo điều kiện thích hợp để các vi khuẩn có lợi hoạt động.
Một số món ăn chế biến từ nếp cẩm
Việc chế biến các món ăn khác nhau từ nguồn nguyên liệu chính là nếp cẩm vô cùng phù hợp cho bà mẹ nào muốn thay đổi khẩu vị. Đồng thời tiếp nhận được nhiều dinh dưỡng hơn từ nhiều nguồn thực phẩm có giá trị khác. Dưới đây là một số món ăn đơn giản được làm từ nếp cẩm mà chị em có thể tham khảo.
Chè đậu đỏ nếp cẩm
Đậu đỏ có lẽ không còn là nguyên liệu quá xa lạ đối với các bà mẹ. Giá trị dinh dưỡng của đậu đỏ hỗ trợ nhiều vấn đề và yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu. Từ việc ngăn chặn nguy cơ thiếu máu, tiết sữa cho mẹ bầu cho đến bảo đảm các hormone trong cơ thể luôn cân bằng. Nếu vậy mẹ nghĩ sao về một tô chè thơm ngon được làm từ đậu đỏ và nếp cẩm? Chắc chắn rằng nhiều người sẽ bị hấp dẫn bởi hương vị cũng như là thưởng thức được nhiều dưỡng chất kết hợp từ nếp cẩm và đậu đỏ.
Xôi nếp cẩm
Nếu như thông thường nguyên liệu chính để nấu xôi chính là gạo nếp, thì việc nấu xôi nếp cẩm là một ý tưởng độc đáo chị em có thể tham khảo. Sự đan xen các thành phần làm nên xôi nếp cẩm sẽ cung cấp nhiều năng lượng hơn cho sức khỏe của mẹ và thai nhi. Đồng thời một món xôi đặc biệt được chế biến từ các nguyên liệu hấp dẫn sẽ thu hút tâm hồn ăn uống của các chị em.
Bài viết trên Nhà Thuốc Long Châu đã giải đáp cho các chị em về những vấn đề liên quan đến việc bà bầu ăn sữa chua nếp cẩm. Cùng với đó là đưa ra một số lưu ý quan trọng khi lựa chọn món ăn này. Mong rằng qua những chia sẻ này, các chị em sẽ bồi bổ sữa chua nếp cẩm đúng cách để nâng cao sức khỏe của mẹ và thai nhi nhé.
Xem thêm:
- Bà bầu 3 tháng đầu có nên ăn cua không? Những thực phẩm mẹ bầu 3 tháng nên tránh
- Bầu uống hoa đậu biếc được không? Tác dụng của hoa đậu biếc đối với sức khỏe
Vũ Ánh
Nguồn tham khảo: Tổng hợp