Chiết Giang, Trung Quốc là một tỉnh ven biển với khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp cùng nguồn gốc văn hóa đặc sắc. Đồng thời, nền giáo dục cũng phát triển vô cùng mạnh mẽ. Vì vậy, đây là nơi được nhiều du học sinh trên thế giới chọn làm điểm đến để du học. Cùng Du học FIOH - FangFang Education tìm hiểu về Chiết Giang trong bài viết này nhé!
Giới thiệu chung
Chiết Giang (浙江) gọi tắt là “Chiết” là một tỉnh ven biển phía đông của Trung Quốc. Đây là một khu hành chính cấp tỉnh của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Thủ phủ của Chiết Giang là Hàng Châu nằm ở bờ biển phía đông nam Trung Quốc, ở sườn phía nam của đồng bằng sông Dương Tử.
Tỉnh quản lý 11 thành phố cấp tỉnh, 37 quận trực thuộc, 20 thành phố cấp quận và 33 quận (1 quận tự trị).
Năm 2018, Chiết Giang là tỉnh đông thứ tám về số dân với 64,56 triệu dân và đứng thứ tư về kinh tế Trung Quốc với GDP năm 2022 là 7,77 nghìn tỷ NDT (1.150 tỷ USD), cao hơn GDP Hà Lan- quốc gia đang xếp hạng 17 thế giới.
Năm 2022, GDP bình quân đầu người là 118.496 NDT (tương đương 17.617 USD) và có dân số thường trú là 65,77 triệu người .
Vị trí địa lý
Chiết Giang là tỉnh duyên hải đông nam Trung Quốc, ở phía nam của đồng bằng châu thổ Trường Giang. Phía bắc liền kề với Thượng Hải và tỉnh Giang Tô, phía tây giáp với tỉnh An Huy và tỉnh Giang Tây, phía nam giáp với tỉnh Phúc Kiến, phía đông giáp với biển Hoa Đông. Phần lớn đường bờ biển của Chiết Giang đều khúc khuỷu, có nhiều vịnh biển và đảo.
Diện tích đất liền chiếm 1,02% diện tích toàn quốc, là một trong các tỉnh có diện tích nhỏ nhất Trung Quốc.
Địa hình của Chiết Giang phức tạp, đồi núi chiếm 74,6% tổng diện tích của Giang Tây, mặt nước và đồng bằng chiếm 25,4%.
Địa hình dốc theo bậc thang từ tây nam đến đông bắc, phía đông bắc là đồng bằng phù sa thấp, phía đông là đồi núi và đồng bằng ven biển, phần trung tâm là đồi và lưu vực, phía tây nam là núi và lưu vực.
Địa hình có thể được chia thành sáu khu vực địa hình: đồng bằng phía bắc Chiết Giang, vùng đồi giữa núi ở phía tây Chiết Giang, đồi phía đông Chiết Giang, lưu vực trung tâm Kim Cù, dãy núi phía nam Chiết Giang, đồng bằng ven biển phía đông nam và các đảo ven biển. Đảo Chu San (đảo chính của Quần đảo Chu San) có diện tích 495,4 km2 và là hòn đảo lớn thứ tư ở Trung Quốc.
Khí hậu
Tỉnh Chiết Giang nằm giữa vùng cận nhiệt đới, có khí hậu ẩm gió mùa với nhiệt độ vừa phải, bốn mùa rõ rệt, đủ ánh nắng và lượng mưa dồi dào.
Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 15 °C-18 °C, số giờ nắng hàng năm từ 1100-2200 giờ và lượng mưa trung bình hàng năm từ 1100-2000 mm.
Tháng 1 và tháng 7 lần lượt là những tháng có nhiệt độ thấp nhất và cao nhất trong năm, tháng 5 và tháng 6 là thời kỳ mưa tập trung.
Giao thông
Đường sắt
Hiện nay, trên địa bàn Chiết Giang có các tuyến đường sắt lớn như đường sắt Hỗ Hàng, đường sắt Chiết Cám, đường sắt Tiêu Dũng, đường sắt Kim Ôn, đường sắt Tuyên Hàng, đường sắt Kim Thiên và đường sắt Dũng Thai Ôn.
Đây là một trong số ít các tỉnh tại Trung Quốc có đường sắt tư nhân.
Các ga đường sắt hành khách lớn tại Chiết Giang là ga Hàng Châu, ga Ôn Châu, ga Ôn Châu Nam, ga Ninh Ba, ga Thai Châu, ga Hàng Châu Đông, ga Kim Hoa Tây, ga Nghĩa Ô.
Các ga đường sắt vận chuyển hàng hóa lớn nhất là ga Cấn Sơn Môn, ga Kim Hoa Đông, ga Ninh Ba Bắc, ga Kiều Ti, ga Ôn Châu Tây, ga Thai Châu Nam.
Ga Hàng Châu là trung tâm của mạng lưới đường sắt Chiết Giang.
Ga Kim Hoa Tây là trung tâm giao thông đường sắt của khu vực trung nam bộ Chiết Giang.
Sau khi đường sắt Dũng Thai Ôn và đường sắt Ôn Phúc thông tuyến, Ôn Châu sẽ trở thành trung tâm giao thông đường sắt tại nam bộ Chiết Giang.
Đường thủy
Chiết Giang là tỉnh lớn về vận chuyển đường thủy tại Trung Quốc, loại hình giao thông này có địa vị trọng yếu trong hệ thống giao thông chung.
Về vận tải biển, cảng Ninh Ba-Chu Sơn là thương cảng lớn nhất trong tỉnh.
Về vận tải đường sông, lấy Đại Vận Hà kết nối Hàng Châu với Bắc Kinh làm chủ đạo. Giao thông đường sông tại vùng đồng bằng Hàng-Gia-Hồ phát triển mạnh. Gia Hưng, Hồ Châu, Đức Thanh, Tân Thị, Gia Thiện đều là những cảng sông quan trọng.
Đường bộ
Các tuyến đường cao tốc chủ yếu trên địa bàn Chiết Giang là đường cao tốc Hỗ Hàng, đường cao tốc Hàng Ninh, đường cao tốc Hàng Dũng, đường cao tốc Dũng Chu, đường cao tốc Hàng Huy, đường cao tốc Hàng Thiên, đường cao tốc Hàng Kim Cù, đường cao tốc Hỗ Tô Chiết Hoàn, đường cao tốc Dũng Thai Ôn, đường cao tốc Thượng Tam, đường cao tốc Dũng Kim, đường cao tốc Kim Lệ Ôn, đường cao tốc Chư Vĩnh, đường cao tốc Hàng Phố, đường cao tốc Sạ Gia Tô.
Tỉnh có 6 tuyến quốc lộ đi qua là 104, 205, 318, 320, 329, 330. Có 68 tuyển tỉnh lộ và 11 tuyến tỉnh lộ cao tốc.
Đường hàng không
Hiện nay, Chiết Giang có 7 sân bay dân dụng. Về cơ bản có các đường bay đến toàn quốc và các tuyến bay quốc tế đến Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Đông, Đông Nam Á, Hoa Kỳ và châu Âu.
Trong đó, có ba sân bay quốc tế là Sân bay quốc tế Tiêu Sơn Hàng Châu (một trong 10 sân bay lớn nhất Trung Quốc), Sân bay quốc tế Vĩnh Cường Ôn Châu, Sân bay quốc tế Lịch Xã Ninh Ba.
Bốn sân bay quốc nội là sân bay Lộ Kiều Thai Châu, sân bay Nghĩa Ô, sân bay Phổ Đà Sơn Chu Sơn, sân bay Cù Châu.
Kinh tế
Tỉnh Chiết Giang là một trong những tỉnh có sự khác biệt nhỏ nhất về phát triển kinh tế ở Trung Quốc. Hàng Châu, Ninh Ba, Thiệu Hưng và Ôn Châu là bốn trụ cột kinh tế lớn của Chiết Giang. Trong số đó, sức mạnh kinh tế của Hàng Châu và Ninh Ba từ lâu đã lọt vào top 20 Trung Quốc.
Vào năm 2022, thu nhập bình quân đầu người của toàn thể cư dân thành thị và nông thôn ở tỉnh sẽ lần lượt là 60.302 nhân dân tệ, 71.268 nhân dân tệ và 37.565 nhân dân tệ, tăng 4,8%, 4,1% và 6,6% so với năm trước.
Thu nhập bình quân đầu người của nông dân thu nhập thấp trong tỉnh là 18.899 nhân dân tệ, trong đó thu nhập bình quân đầu người của nông dân thu nhập thấp ở 26 huyện miền núi là 17.329 nhân dân tệ.
Chi tiêu tiêu dùng bình quân đầu người của người dân trong cả năm là 38.971 nhân dân tệ. Theo nơi thường trú, chi tiêu sinh hoạt bình quân đầu người của cư dân thành thị là 44.511 nhân dân tệ và chi tiêu sinh hoạt bình quân đầu người của cư dân nông thôn là 27.483 nhân dân tệ.
Văn hóa
Chiết Giang là một trong những nơi ra đời của nền văn minh Trung Quốc cổ đại. Các hoạt động của con người bắt đầu diễn ra trên lãnh thổ này từ một triệu năm trước, có hơn 100 địa điểm thời kỳ đồ đá mới đã được phát hiện.
Có 5 tôn giáo ở tỉnh Chiết Giang: Phật giáo, Đạo giáo, Hồi giáo, Công giáo và Kitô giáo. Mỗi tôn giáo đều có lịch sử lâu đời và có nhiều tín đồ. Phật giáo và Đạo giáo đã được du nhập vào Chiết Giang hơn 1.800 năm. Hồi giáo đã được du nhập vào Chiết Giang gần 1.400 năm. Công giáo đã được du nhập vào Chiết Giang gần 400 năm. Cơ đốc giáo đã được du nhập vào Chiết Giang hơn 150 năm.
Giáo dục
Chiết Giang không chỉ nổi tiếng với danh lam thắng cảnh đẹp cùng một nền ẩm thực phong phú mà còn là địa điểm để rất nhiều bạn sinh viên quốc tế lựa chọn là nơi khởi nguồn con đường học tập của mình. Một số trường đại học tiêu biểu như:
- Đại học Chiết Giang (浙江大学)
- Học viện Mỹ thuật Trung Quốc (中国美术学院)
- Đại học Công nghiệp Chiết Giang (浙江工业大学)
- Đại học Sư phạm Chiết Giang (浙江师范大学)
- Đại học Ninh Ba (宁波大学)
- Đại học Công thương Chiết Giang (浙江工商大学)
- Đại học Khoa học- Công nghệ Chiết Giang (浙江理工大学)
- Đại học Y khoa Ôn Châu (温州医科大学)
- Đại học Trung Y- Dược Chiết Giang (浙江中医药大学)
- Đại học Khoa học- Kỹ thuật Điện tử Hàng Châu (杭州电子科技大学)
- Đại học Nottingham tại Ninh Ba (诺丁汉大学宁波分校 University of Nottingham Ningbo, China)
- Đại học Sư phạm Hàng Châu (杭州师范大学)
- Đại học Ôn Châu (温州大学)
Liên hệ Du học FIOH - FangFang Education để chinh phục ước mơ Du học Trung Quốc:
- Facebook: Du học FIOH - FangFang Education
- Group Facebook: Học bổng du học Trung Quốc - 来华留学奖学金
- Youtube: Du học Trung Quốc FIOH - YouTube
- Hotline: 0399.788.366
- Địa chỉ: Số 79-81 đường Thụy Lâm, xã Thụy Lâm, Đông Anh, Hà Nội