Lịch tiêm chủng cho trẻ từ 0 – 12 tuổi đầy đủ A-Z [MỚI NHẤT 2024]

Tầm quan trọng của việc tiêm phòng cho trẻ dưới 12 tuổi

Trẻ em, đặc biệt trẻ từ 0 - 12 tuổi là đối tượng dễ mắc bệnh và biến chứng nặng bởi cơ thể trẻ rất non nớt, hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, dễ bị tổn thương và gánh chịu di chứng nặng nề hơn so với người lớn. Nhiều trường hợp dù được điều trị tích cực, kị...

Đọc thêm

Bảng lịch tiêm chủng cho trẻ từ 0 - 12 tuổi A-Z

Vaccine phòng bệnh(vaccine bất hoạt tế bào Vero)(vaccine sống)(vaccine Gardasil)(vaccine Gardasil 9) Xem chi tiết: Lịch tiêm chủng cho bé đầy đủ theo từng tháng tuổi mới nhất 2024.

Đọc thêm

Chi tiết lịch tiêm phòng cho trẻ từ 0 - 12 tuổi

Dưới đây là thông tin tiêm chủng cho trẻ từ 0 - 12 tuổi theo từng mốc thời gian cụ thể.

Đọc thêm

1. Giai đoạn sơ sinh

Sau khi chào đời, trong vòng 24 giờ đầu, trẻ sơ sinh cần được tiêm vaccine ngừa viêm gan B càng sớm càng tốt. Viêm gan B là bệnh truyền nhiễm cấp tính gây tổn thương tế bào gan nghiêm trọng, có thể gây viêm gan mạn tính, xơ gan, thậm chí ung thư gan và...

Đọc thêm

2. Giai đoạn từ 1 tháng tuổi

Trong 1 tháng đầu sau sinh, trẻ có thể tiêm mũi thứ 2 vaccine phòng bệnh viêm gan B đơn hoặc nên ưu tiên đợi đến giai đoạn 6 tuần tuổi để tiêm các liều vaccine phối hợp có chứa thành phần viêm gan B.

Đọc thêm

3. Giai đoạn 6 tuần tuổi

Theo lịch tiêm cho trẻ 0 - 12 tuổi, trẻ được 6 tuần tuổi đã “sẵn sàng” để tiếp nhận các vaccine tiếp theo, như: Tiêm mũi 1 vaccine 6 trong 1 phòng 6 bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở trẻ chỉ với 1 mũi tiêm, bao gồm: bệnh bạch hầu - ho gà - uốn ván - bại liệt - các bệnh do HiB - viêm gan B. Trong trường hợp phụ huynh cho trẻ tiêm vaccine 5 trong 1 phòng 5 bệnh bạch hầu - ho gà - uốn ván - các bệnh do HiB, cần bổ sung tiêm đồng thời cho trẻ thêm 1 liều vaccine viêm gan B đơn để bổ sung kháng thể viêm gan B còn thiếu trong mũi 5 trong 1.Trong giai đoạn từ 6 tuần tuổi, trẻ cũng có thể được tiêm sớm mũi 1 vắc xin phòng bệnh viêm màng não, viêm phổi, viêm tai giữa do phế cầu khuẩn và uống mũi 1 vắc xin phòng bệnh tiêu chảy cấp do Rotavirus.

Đọc thêm

4. Giai đoạn từ 2 tháng tuổi

Nếu ở giai đoạn 6 tuần tuổi, trẻ chưa được tiêm các loại vaccine trên, đến giai đoạn từ 2 tháng tuổi, bố mẹ có thể bắt đầu tiêm cho trẻ những loại vaccine trên. Đồng thời, phụ huynh cần đưa trẻ đi tiêm các loại vaccine mà trẻ có thể bắt đầu tiêm ở giai đoạn từ 2 tháng tuổi như vaccine ngừa bệnh viêm màng não do não mô cầu khuẩn nhóm B Bexsero (Ý).

Đọc thêm

5. Giai đoạn từ 3 tháng tuổi

Theo lịch tiêm phòng cho trẻ từ 0 - 12 tuổi, các vaccine ở giai đoạn từ 3 tháng tuổi có tác dụng tăng cường cho các mũi tiêm trước đó, bao gồm mũi 2 của vaccine 6 trong 1, vaccine phòng các bệnh do phế cầu khuẩn và liều uống thứ 2 của vaccine ngừa bệnh tiêu chảy cấp do Rotavirus.Nếu như mũi tiêm vaccine đầu tiên được xem là đợt tiêm chủng cơ bản thì các mũi tiêm ngừa nhắc lại sau đó là bước quan trọng nhằm củng cố và tái sản xuất lượng kháng thể đã giảm dần trong cơ thể từ sau mũi tiêm đầu. Nhờ đó, hệ miễn dịch của trẻ được củng cố lại, đạt được ngưỡng bảo vệ cần thiết. Do đó, ba mẹ đừng bỏ qua giai đoạn tiêm ngừa vaccine cho trẻ từ 3 tháng tuổi.

Đọc thêm

6. Giai đoạn từ 4 tháng tuổi

Giai đoạn từ 4 tháng tuổi là thời điểm phù hợp để tiêm mũi thứ 3 của vaccine 6 trong 1, vaccine phòng bệnh do phế cầu khuẩn, uống liều 3 vaccine ngừa tiêu chảy cấp do Rotavirus và tiêm mũi 2 vaccine phòng bệnh viêm màng não do não mô cầu nhóm B.

Đọc thêm

7. Giai đoạn từ 6-9 tháng tuổi

Bắt đầu từ 6 tháng tuổi, trẻ không còn nhận được kháng thể được truyền thụ động từ mẹ sang. Vì vậy các mũi tiêm phòng theo lịch 0 - 12 tuổi cho trẻ ở thời điểm trẻ được 6 tháng tuổi càng đặc biệt quan trọng, không nên bỏ qua. Lúc này trẻ sẽ cần được ti...

Đọc thêm

8. Giai đoạn từ 12 tháng tuổi

Ở giai đoạn từ 1 - 2 tuổi, trẻ bắt đầu tiếp xúc với nhiều người hơn, nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm cũng cao hơn Lúc này, theo lịch tiêm ngừa cho trẻ từ 0 - 12 tuổi, trẻ sẽ cần được tiêm mới vaccine phòng bệnh viêm gan A, vaccine phòng bệnh viêm não Nhật Bản (đối với vaccine bất hoạt), vaccine 3 trong 1 phòng bệnh sởi - quai bị - rubella. Đồng thời, trẻ cần tiêm thêm mũi 2 vaccine ngừa bệnh viêm não Nhật Bản (nếu đã tiêm vaccine sống ở giai đoạn 9 tháng tuổi), mũi 2 vaccine ngừa bệnh thủy đậu và mũi 2 vaccine ngừa bệnh viêm màng não mô cầu nhóm A, C, Y, W-135.Ngoài những vắc xin có lịch tiêm cơ bản được khuyến cáo như trên, bố mẹ đừng quên tiêm mũi nhắc lại vaccine phòng bệnh viêm màng não do não mô cầu nhóm B vào lúc trẻ đủ 12 tháng tuổi.

Đọc thêm

9. Giai đoạn 15 - 24 tháng

Ở giai đoạn này, trẻ cần được tiêm mũi 4 vaccine 6 trong 1 và mũi 2 vaccine phòng bệnh viêm gan B. Ba mẹ đừng nên bỏ qua các mũi tiêm nhắc lại bởi vì nồng độ kháng thể sẽ suy giảm theo thời gian, kháng thể với các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm chỉ được hoàn thiện khi và chỉ khi trẻ được tiêm đủ mũi và đúng lịch theo khuyến nghị của nhà sản xuất và các chuyên gia y tế, khi chưa hoàn thành lịch tiêm, trẻ vẫn có nguy cơ mắc bệnh sau mũi tiêm đầu tiên.

Đọc thêm

10. Giai đoạn từ 2 - 3 tuổi

Sau 2 năm, hệ miễn dịch của trẻ đã có khả năng chống được một số virus gây bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, các mũi tiêm trong lịch tiêm chủng cho trẻ từ 0 - 12 tuổi sẽ giảm dần, chủ yếu là những mũi tiêm nhắc như: Tiêm mũi 3 vaccine phòng viêm màng não Nhật Bản (đối với vaccine bất hoạt). Đồng thời, trẻ sẽ bắt đầu tiêm 1 mũi vaccine thương hàn, sau đó tiêm nhắc mỗi 3 năm và uống 2 liều vaccine ngừa bệnh tả với lịch uống cách nhau 2 tuần.

Đọc thêm

11. Giai đoạn 3 - 12 tuổi

Các loại vaccine trẻ cần tiêm ở giai đoạn tiền học đường từ 4 - 6 tuổi gồm có:Trong giai đoạn đi học, trẻ có nguy cơ cao dễ bị lây nhiễm chồng chéo nhiều bệnh nguy hiểm. bệnh chồng bệnh, biến chứng chồng biến chứng, bệnh nặng càng thêm nặng như viêm ...

Đọc thêm

Các trường hợp không nên tiêm vắc xin cho trẻ dưới 12 tuổi

Có một số trường hợp trẻ không nên tiêm chủng một số loại vaccine nhất định hoặc cần phải tiêm trễ hơn so với lịch tiêm trên, bao gồm: (3)

Đọc thêm

Lưu ý khi tiêm chủng cho trẻ 0 - 12 tuổi

Để việc tiêm ngừa cho trẻ diễn ra thuận lợi và an toàn, ba mẹ nên lưu ý một số điểm dưới đây để có thể theo dõi và xử lý kịp thời nếu xảy ra tình trạng bất thường.

Đọc thêm

1. Lưu ý 1: Trấn an tinh thần của trẻ

Bất kỳ ai cũng có tâm lý sợ kim tiêm, vật nhọn, sợ đau, nhất là đối với trẻ em. Vì lý do này mà trẻ thường có xu hướng sợ tiêm chủng. Do đó, trước khi tiêm chủng, ba mẹ cần giải thích cho trẻ biết về tầm quan trọng của tiêm chủng đối với sức khỏe và sự phát triển của trẻ, cho trẻ biết lý do nào mà trẻ cần phải tiêm chủng, nếu không tiêm chủng trẻ sẽ phải đối diện với những gánh nặng nào. Đồng thời, ba mẹ cần trấn an, động viên tinh thần của trẻ, giúp trẻ hợp tác tốt hơn trong quá trình tiêm chủng.

Đọc thêm

2. Lưu ý 2: Kiểm tra sức khỏe của trẻ trước khi tiêm

Trẻ trước khi tiêm cần được khám sàng lọc để kiểm tra tình trạng sức khỏe xem trẻ có đủ điều kiện tiêm ngừa hay không. Ba mẹ nên thông báo cho bác sĩ biết về tiền sử bệnh ở trẻ, vấn đề sức khỏe hiện tại, các loại thuốc đang sử dụng và liệu pháp điều trị mà trẻ đang trải qua,… để có quyết định tiêm an toàn hoặc hoãn lịch tiêm phù hợp.

Đọc thêm

3. Lưu ý 3: Hợp tác trong quá trình tiêm

Tại phòng tiêm, ba mẹ cần đối chiếu với điều dưỡng một cách rõ ràng và kỹ lượng các thông tin về vaccine (tên vaccine, hạn sử dụng, tình trạng chất lượng vaccine, liều dùng, đường tiêm…) mà trẻ sẽ được tiêm với những chỉ định của bác sĩ trên phiếu chỉ định tiêm chủng nhằm đảm bảo rằng trẻ sẽ được tiêm đúng loại vaccine.Hợp tác với điều dưỡng trấn an trẻ, giữ trẻ ở tư thế khoa học theo hướng dẫn của điều dưỡng để quá trình tiêm chủng tại phòng tiêm được diễn ra suôn sẻ, thuận lợi, nhanh chóng, mang đến hiệu quả tiêm chủng tốt nhất.

Đọc thêm

4. Lưu ý 4: Theo dõi và chăm sóc trẻ sau tiêm chủng

Với bất kỳ mũi tiêm nào trong lịch tiêm vắc xin cho trẻ từ 0 - 12 tuổi, sau khi tiêm, ba mẹ nên cho trẻ ở lại cơ sở tiêm chủng theo dõi ít nhất 30 phút, không nên cho trẻ về nhà liền sau đó. Đây là khoảng thời gian để phát hiện các tình trạng bất thường nh...

Đọc thêm

Trẻ giai đoạn 0 - 12 tuổi nhỡ lịch tiêm vắc xin đúng hẹn có sao không?

Việc tiêm ngừa cho trẻ cần thực hiện theo đúng lộ trình đã được quy định bởi các nhà sản xuất vaccine và khuyến cáo của các cơ quan y tế. Lịch tiêm ngừa vaccine đã được nghiên cứu, thiết kế và xây dựng sao cho phù hợp với sự phát triển của hệ miễn dị...

Đọc thêm

Tiêm vắc xin cho trẻ từ 0 - 12 tuổi ở đâu tốt?

Việc lựa chọn kỹ càng cơ sở tiêm vắc xin cho trẻ từ 0 - 12 tuổi cũng như cho người lớn là điều cần thiết; bởi chất lượng cơ sở tiêm ngừa sẽ đi kèm với chất lượng nguồn gốc vaccine, khả năng cung ứng và bảo quản vaccine, quy trình tiêm ngừa, xử lý cấp cứ...

Đọc thêm

Bạn đã thích câu chuyện này ?

Hãy chia sẻ bằng cách nhấn vào nút bên trên

Truy cập trang web của chúng tôi và xem tất cả các bài viết khác!

truyenhay