Trong khi giao tiếp nếu như bạn biết phần nào tính cách của đối phương thì bạn sẽ thoải mái hơn trong mọi cuộc đối thoại. Vậy tính cách là gì? Có những loại tính cách nào? Hãy cùng Mua bán tìm hiểu ngay trong bài viết sau đây.
I. Tính cách là gì?
Tính cách là những tính chất, đặc điểm về nội tâm của mỗi người, ảnh hưởng trực tiếp đến suy nghĩ, hành động và lời nói của người đó. Đây chính là yếu tố quan trọng nhất của mỗi con người. Trong đó những đặc điểm về hành vi thường thấy như: Mạnh mẽ, nhạy cảm, lý trí, kiên trì, nhiệt tình,… Tính cách thường có xu hướng ổn định và sẽ không thay đổi dù ở độ tuổi trưởng thành.
Ví dụ về tính cách:
- Tính tốt: Vị tha, khiêm tốn, kiên nhẫn, cởi mở, hòa đồng, chừng mực, tốt bụng, giúp đỡ người khác…
- Tính xấu: Khoe khoang, ích kỉ, đặt điều, gian trá, vụ lợi, lừa lọc, vô duyên, ác độc, đua đòi, hách dịch, đố kị,…
II. Đặc điểm của tính cách
Tính ổn định và tính bền vững
Tính cách là thuộc tính cá nhân, có tính ổn định và bền vững. Trong mọi hoạt động, hành vi của con người luôn phản ánh nét tính cách tiêu biểu, những hoàn cảnh giống nhau sẽ thường có phản ứng giống nhau. Điều này khẳng định con người có thể phỏng đoán tính tình của người khác qua quan sát về phong thái và hành vi của họ một cách có hệ thống. Nét tính cách được hình thành trong quá trình sống sẽ trở nên ổn định, rất khó thay đổi.
Tính độc đáo, riêng biệt
Những nét tính cách được hình thành theo các mối liên hệ bên trong và chịu ảnh hưởng của động cơ cá nhân, chịu ảnh hưởng từ những điều kiện tự nhiên, xã hội nhất định.
Tính xã hội
Tính cách hình thành và phát triển trong suốt quá trình sống và hoạt động, những yếu tố sinh học có thể ảnh hưởng nhưng rất ít đến quá trình hình thành nên tính cách.
Tính điển hình
Tính cách phản ánh tính chất riêng biệt của mỗi cá thể nhưng cũng phản ánh được nguồn gốc văn hóa, mối quan hệ của cá nhân ấy. Hoặc nói cách khác, tính cách cá nhân phản ánh lên tính chất của cộng đồng mà cá nhân ấy sinh sống.
>>> Tham khảo thêm: Trung thành là gì? Những biểu hiện của một nhân viên trung thành
III. Cấu trúc của tính cách
1. Xu hướng - thành phần chủ đạo
Một trong những yếu tố quan trọng nhất của tính cách chính là cách thể hiện xu hướng nhân cách. Khi con người đặt ra mục đích nào trong cuộc sống họ sẽ hướng hành vi và thái độ của mình vào mục tiêu đó. Tính cách con người ổn định và vững vàng khi xu hướng tính cách hình thành và ổn định.
Nhu cầu và sự hứng thú quy định thái độ lựa chọn nhiều mặt khác nhau trong cuộc sống, xác định tính khác biệt trong tính cách. Thế giới quan, lý tưởng, niềm tin quy định nên đạo đức trong thái độ, giúp cho cá nhân định hướng được tính cách đúng đắn trong cuộc sống, khiến cho con người vững vàng hơn trong mọi tình huống.
Tham khảo các tin đăng tìm việc làm tại Muaban.net:
2. Tình cảm - thành phần cốt lõi, bao trùm của tính cách
Có thể nói rằng nơi nào có tình cảm giữa người với người thì đều sẽ có quan hệ tình cảm giữa người và người. Mối quan hệ nào trong xã hội cũng có yếu tố tình cảm xen vào. Tất cả những tình cảm như lòng yêu quê hương, yêu nước, tình làng, nghĩa xóm, tình yêu giữa những người thân, tình yêu, tình bạn,… bao trùm lên cả cuộc sống cá nhân và đạo đức con người. Những mối quan hệ này được xây dựng dựa trên tình cảm gắn bó giữa con người và con người.
Khi con người không cảm nhận được tình cảm thì dường như người ta đang mất luôn cả tính người. Mất đi tình cảm tốt đẹp cũng như mất đi những phẩm chất nói riêng và nhân cách nói chung.
3. Ý chí - mặt sức mạnh của tính cách.
Ý chí được thể hiện trong tính cách theo hai chiều:
- Thúc đẩy hành động: Đó là tính quả quyết, sự quyết tâm, lòng dũng cảm.
- Kiềm chế hành động: Đó là sự kiềm chế, sự tự chủ để đạt được mục đích.
Ý chí của tính cách có ý nghĩa rất quan trọng đối với hành vi của con người, quyết định thành công của mọi hành vi, thái độ. Các phẩm chất của ý chí tác động đến sự cứng rắn của tính cách. Tùy thuộc vào sự phát triển của ý chí tính cách con người mà có thể nói tính cách thể hiện mạnh hay yếu.
Nhờ ý chí mà con người mới chuyển đổi được những nội dung bên trong tính cách thành kiểu hành vi xã hội, kiểu xử sự bên ngoài.
Nếu con người có mục tiêu đúng nhưng lại không có ý chí để thực hiện mục tiêu tốt đẹp thì mục tiêu đó không có giá trị gì.
4. Khí chất - mặt cơ động của tính cách
Khí chất thể hiện sắc thái hoạt động tâm lí của mỗi cá nhân về tốc độ, cường độ và nhịp độ tạo nên hành vi của cá nhân đó, làm rõ nét tính đặc thù của nhân cách.
Khí chất không quyết định sự phát triển của tính cách theo một chiều. Nội dung trong của tính cách biểu hiện ra bên ngoài sẽ khác góp phần tạo nên tính riêng biệt trong tính cách.
5. Kiểu hành vi - mặt hiện thực của tính cách.
Nhờ vào kiểu hành vi mà tính cách mới tồn tại. Hệ thống hành vi, cách nói năng của cá nhân thể hiện ra ngoài một cách cụ thể giúp hệ thống thái độ, đó là sự thể hiện của tính cách cá nhân. Do đó, đánh giá về tính cách cần phải thông qua kiểu hành vi. Tính cách không thể hiện ra thì hành vi thì cũng sẽ mất dần đi.
Tuy nhiên, không phải mọi hành vi của một người đều biểu hiện nên tính cách mà chỉ hành vi đã thành thói quen của cá nhân mới biểu hiện nên tính cách của họ.
Tóm lại, khi xem xét tính cách cần phải xét toàn bộ chỉnh thể, nếu tách riêng một mặt nào thì sẽ không có ý nghĩa. Nhưng trên thực tế người ta gọi tính cách bằng những nét tiêu biểu của thành phần trong cấu trúc. Ví dụ: Anh A giàu nghị lực; Chị B giàu tình cảm,…
IV. Sự hình thành tính cách
1. Quá trình nuôi dưỡng
Gia đình chính là một xã hội thu nhỏ đứa trẻ được rèn luyện về hành vi, ứng xử và chuẩn mực đạo đức. Từ khi bập bẹ học nói cho đến khi trưởng thành, gia đình đóng vai trò rất quan trọng. Những bài học được dạy từ gia đình ngay khi còn nhỏ, trẻ chưa thể nhận thức lại tạo nên tác động rất mạnh mẽ, đi sâu vào tiềm thức của mỗi đứa trẻ và tính cách đó sẽ theo trẻ đến lớn.
2. Môi trường sống
Môi trường cũng đóng vai trò quan trọng vào việc hình thành tính cách. Ở trẻ em được nuôi dưỡng trong môi trường tiêu cực (chẳng hạn như trẻ bị ngược đãi và bạo hành) có xu hướng bị kích hoạt tính bốc đồng.
Tuy nhiên, nếu trẻ lớn lên ở môi trường tích cực (ví dụ như một gia đình an toàn và yêu thương) tính cách trẻ sẽ điềm đạm hơn, một phần có thể là do các gen tích cực khác được tạo điều kiện kích hoạt.
3. Yếu tố bẩm sinh di truyền
Các nhà khoa học ước tính có khoảng 20 - 60% tính cách được xác định bởi các yếu tố di truyền. Tuy nhiên, tính cách không chỉ có một kiểu di truyền cụ thể mà có rất nhiều biến thể gen hợp lại tạo ra những đặc điểm tính cách.
V. Yếu tố gen và các tính cách di truyền?
Tính cách của con cái cũng được di truyền từ bố mẹ. Tuy nhiên, không rõ được về việc yếu tố nào sẽ quyết định sự di truyền này, cũng như những đặc điểm nào sẽ thường được di truyền.
Có thể tính sáng tạo là một trong những điểm được di truyền. Ngoài ra, còn có những khía cạnh khác được McCrae và Costa đề cập trong “Big Five” - Trắc nghiệm hạn chế và thế mạnh. Những khía cạnh đó là tính hướng ngoại, tính dễ chịu, tình trạng loạn thần kinh, tính phiêu lưu và lòng trắc ẩn.
Do vậy, tình trạng không ổn định về mặt cảm xúc hoặc thường cảm thấy lo lắng hơn người bình thường (loạn thần kinh) là thứ đôi khi được thừa hưởng từ cha mẹ.
VI. Cách nhận biết các tính cách con người
Tính cách và nhân cách chính là những biểu hiện điển hình của con người. Nếu như nhân cách được rèn luyện trong quá trình phát triển thì tính cách là những tác phong cử xử tự nhiên, thông thường chỉ cần bạn tinh ý một chút là bạn có thể dễ dàng nhận biết tính cách một người:
- Tôn trọng thời gian: Người chủ động luôn biết cách kiểm soát thời gian và luôn đúng giờ. Đây là biểu hiện của người có tổ chức, năng động, hiểu được giá trị của thời gian. Còn đối với những người thường xuyên trễ giờ thể hiện nên sự thiếu trách nhiệm, thiếu tôn trọng người khác.
- Cách bắt tay: Bắt tay chặt thể hiện sự mạnh mẽ, tự tin, làm chủ bản thân. Ngược lại, nếu đối phương bắt tay một cách khá yếu ớt thì có vẻ đang thiếu tự tin và muốn trốn tránh.
- Cách cười và biểu lộ cảm xúc: Khi một người cười chân thành sẽ xuất hiện nếp nhăn ở khóe miệng và đuôi mắt. Nếu bạn thấy đối phương chỉ xuất hiện nếp nhăn ở khóe miệng thì chứng tỏ người đó đang gượng cười.
- Liếm môi, cắn móng tay: Nếu thấy đối phương thường xuyên liếm môi, cắn móng tay thì chứng tỏ họ đang căng thẳng và lo lắng.
- Thói quen rung đùi: Những người thường hay rung đùi thường là người quan tâm đến bản thân nhiều hơn. Ít quan tâm đến người khác và đặt lợi ích cá nhân trên cùng.
- Sở thích âm nhạc: Người thích nhạc Rock thường khá cởi mở và mạnh mẽ. Người thích nghe nhạc vui tươi sẽ có tính cách hướng ngoại. Những ai hướng nội thường thích nghe nhạc ballad.
VII. Một số tính cách thường thấy ở con người
1. The Reformer
1.1 The Reformer là gì?
The Reformer là kiểu người có nguyên tắc, mục đích, tự chủ và luôn hướng đến sự hoàn hảo. Đây là những điểm nổi bật ở người cầu toàn. Họ là những người chu đáo, tận tâm, sống trên những nguyên tắc nhất định, cầu toàn luôn có cảm giác rất mạnh mẽ với sự đúng - sai. Họ làm việc có tính tổ chức, theo thứ tự và nỗ lực để duy trì được những tiêu chuẩn cao nhất. Tính cách này đôi lúc khiến họ bị sa đà quá vào cầu toàn và có thể nhận về sự chỉ trích.
1.2 Điểm mạnh - Điểu yếu
- Điểm mạnh: Sáng suốt, thực tế, khôn ngoan, cao thượng.
- Điểm yếu: Dễ mất kiên nhẫn và oán giận.
1.3 Động lực cốt lỗi
Cố gắng để vươn lên cao hơn, làm cho mọi thứ trở nên tốt hơn, kiên định với lý tưởng của bản thân và trở nên hoàn hảo để không bị người khác phán xét.
2. The Helper
2.1 The Helper Là gì?
The Helper là người sống tình cảm, thường rộng lượng, thích giải bày tâm tư, tình cảm, muốn hòa hợp với mọi người. Họ có xu hướng cố làm hài lòng người khác nhưng không muốn bị xem thường.
Đặc điểm nổi bật của người sống tình cảm là rất thân thiện và dễ cảm thông. Họ gần gũi, hào phóng, thậm chí sẵn sàng hy sinh bản thân nhưng cũng có lúc khá ủy mị và ưa nịnh.
2.2 Điểm mạnh - Điểu yếu
- Điểm mạnh: Luôn khiến cho mọi người cảm thấy ấm áp, yêu thương và nhận được sự trân quý từ họ.
- Điểm yếu: Muốn chiếm hữu, chỉ nhìn thấy những nhu cầu của bản thân, thiếu lý trí.
2.3 Động lực cốt lỗi
Luôn muốn được thương yêu, thể hiện cảm xúc với mọi người, muốn trở nên đặc biệt đối với người khác.
3. The Achiever
3.1 The Achiever Là gì?
The Achiever là người có tính tham vọng, họ luôn có động lực, mục tiêu, nhận thức được hình ảnh cá nhân của họ. Họ cố gắng và nổ lực hết mình để vươn đến thành công, giành được sự ngưỡng mộ và tôn trọng của người khác.
3.2 Điểm mạnh - Điểu yếu
- Điểm mạnh: Có quyết tâm, ý chí để thành công trong sự nghiệp và cuộc sống.
- Điểm yếu: Dễ rơi vào tình trạng nghiện công việc và cạnh tranh với người khác.
3.3 Động lực cốt lỗi
Muốn trở nên đặc biệt, được chú ý, công nhận và ngưỡng mộ.
4. The Individualist
4.1 The Individualist Là gì?
Đây là kiểu người có tính khí thất thường, sống chân thật với cảm xúc của mình, khép kín và luôn từ chối giúp người khác vì cảm thấy bản thân yếu kém. Đôi khi, họ còn rất bất cần, tách biệt khỏi xã hội.
4.2 Điểm mạnh - Điểu yếu
- Điểm mạnh: Trung thực, thẳng thắn, thông minh.
- Điểm yếu: Có xu hướng u sầu, than vãn thậm chí hành hạ bản thân.
4.3 Động lực cốt lỗi
Muốn thể hiện cá tính của mình, bủa vây xung quanh cái đẹp, quan tâm đến cảm xúc.
5. The Investigator
5.1 The Investigator Là gì?
Đay là kiểu người sâu sắc, lý trí, thích đổi mới, tuy nhiên thường giấu giếm và sống tách biệt. Họ hướng tới tri thức, muốn làm giàu kiến thức và vốn sống của bản thân. Vậy nên đối với họ mọi việc diễn ra đều phải có ý nghĩa.
5.2 Điểm mạnh - Điểu yếu
- Điểm mạnh: Khả năng kiềm chế cảm xúc tốt, giữ được cân bằng, biết điều gì nên hoặc không nên làm.
- Điểm yếu: Lập dị, cứng nhắc, sống tách biệt với mọi người.
5.3 Động lực cốt lỗi
Muốn được sở hữu lượng kiến thức lớn, biết mọi thứ để bảo vệ bản thân trước các mối đe dọa.
6. The Peacemake
6.1 The Peacemake Là gì?
The Peacemake là kiểu người ôn hòa, thích ổn định, lạc quan, cởi mở, và rất đáng tin cậy. Họ dễ tiếp thu và khiến cho mọi người thấy yên lòng. Những người này thường muốn mọi việc được vận hành mượt mà, không có bất kỳ mâu thuẫn nào. Tuy nhiên, điều đó lại khiến họ tự thỏa mãn, đơn giản hóa các vấn đề trong những tình huống.
6.2 Điểm mạnh - Điểu yếu
- Điểm mạnh: Cởi mở, thân thiện, điềm tĩnh, chín chắn.
- Điểm yếu: Khá bướng bỉnh, không chịu thay đổi.
6.3 Động lực cốt lỗi
Luôn muốn tạo nên sự hài hòa, tránh các mâu thuẫn, căng thẳng, ít có sự thay đổi.
7. Four Dimension
7.1 Four Dimension - Tính cách 4D Là gì?
Tính cách 4D là kiểu tính cách bộc lộ bản thân giữa đám đông và làm theo những gì mình thích. Đây là thuật ngữ dành chỉ những tính cách khác biệt của những idol Hàn Quốc. Họ được mọi người hâm mộ nhớ đến nhờ sự độc lạ của bản thân so với những idol cùng giới khác. Họ được người hâm mộ tôn trọng về tính cách của mình.
7.2 Điểm mạnh - Điểu yếu
- Điểm mạnh: Dũng cảm, tự tin thể hiện bản thân, làm những điều mình muốn.
- Điểm yếu: Bảo thủ, chỉ làm những điều mh thích, không giỏi lắng nghe.
7.3 Động lực cốt lỗi:
Mong muốn được người hâm mộ chú ý nhiều đến mình so với những người nổi tiếng khác.
VIII. Những tính cách con người ảnh hưởng đến định hướng công việc thế nào?
Tính cách con người có ảnh hưởng rất lớn đến định hướng công việc. Đây là cơ sở quan trọng quyết định nên sự thành bại trong tương lai. Bởi khi xác định được tính cách của bản thân thì bạn mới biết công việc nào là phù hợp nhất. Điều này sẽ tránh chọn sai nghề và chán nản về sau.
Tùy từng lĩnh vực mà yêu cầu đặt ra về tính cách sẽ có sự khác biệt. Ví dụ như:
- Người có tính sáng tạo sẽ phù hợp với công việc liên quan đến lên ý tưởng nội dung, thiết kế, quảng cáo,…
- Người có tư duy tốt, cẩn thận, tỉ mỉ phù hợp với công việc kế toán - kiểm toán, phát triển phần mềm, phân tích tài chính.
- Những người có tính tổ chức, năng động nên theo lĩnh vực truyền thông, quảng cáo, sự kiện.
- Đối với người hướng ngoại có khả giao tiếp tốt nên theo đuổi công việc liên quan đến ngoại giao, quan hệ công chúng, phiên dịch, hướng dẫn viên du lịch.
- Người hướng nội nên làm công việc lên kế hoạch, trao đổi với khách hàng, những công việc văn phòng.
IX. Tổng kết
Như vậy bài viết này đã giải mã tính cách là gì và những vấn đề xoay quanh tính cách. Nếu biết nhiều đặc điểm tính cách con người, bạn sẽ hiểu rõ hơn về bản thân mình cũng như những người xung quanh. Nếu thấy bài viết này hữu ích, đừng ngại chia sẻ với người bạn quen biết nhé! Cảm ơn các bạn đã theo dõi!
>>> Tham khảo thêm:
- 5 biểu hiện cho thấy một ứng viên phù hợp với công việc chăm sóc khách hàng
- Nhân Viên Văn Phòng Và Những Tiêu Chí Đánh Giá Quan Trọng Nhất