Tỳ Hưu hợp mệnh nào? Lưu ý khi sử dụng. Từ khi bắt đầu xuất hiện trong dân gian, tỳ hưu đã được biết đến là một trong những linh vật phong thủy có khả năng chiêu tài đổi vận, mang lại tài lộc may mắn được ưa chuộng số 1 hiện nay. Vì thế mà trong phong thủy, người ta thường đặt tỳ hưu trong nhà, phòng khách, phòng làm việc,… với mong ước được linh vật này bảo hộ, giúp gia chủ tài lộc luôn đầy nhà. Vậy Tỳ Hưu hợp với mệnh nào? Lưu ý gì khi sử dụng Tỳ Hưu? Cùng TahiGems tìm hiểu bài biết dưới đây để có câu trả lười nhé!
Tỳ hưu là gì?
Đó là một linh vật từ xa xưa có hình dạng giống với con kỳ lân - là sự kết hợp khá đặc biệt của con ngựa và con rồng. Tỳ hưu có điểm khác biệt không giống bất kỳ một con vật nào khác khi chúng không hề có lỗ hậu môn, chỉ ăn vào chứ không bao giờ nhả ra.
Ngoài ra, chúng còn có tên gọi khác là Tỳ Ngưu hoặc Tu Lỳ. Tỳ hưu thường được chia thành 2 loại chính:
- Tỳ hưu một sừng (tên gọi khác là Tịch tà) là linh vật dùng để trừ tà, bắt ma, bảo vệ cho gia chủ. Chúng được mô tả theo thuyết tâm linh rằng có tính cách rất hung dữ, chuyên đi cắn tinh huyết của ma quỷ.
- Tỳ hưu hai sừng lại chuyên được dùng để canh giữ vàng bạc, châu báu nên được coi là biểu trưng cho thu giữ tài lộc.
Nguồn gốc của Tỳ Hưu
Tỳ hưu còn có tên gọi khác là Bách Giải. Theo truyền thuyết, tỳ hưu là một trong những người con của rồng, ở một số vùng địa phương ven biển thì họ coi tỳ hưu là con của Long Vương. Khi vừa sinh ra, nó đã mang vẻ ngoài rất đẹp với đầu có sừng như rồng, thân như ngựa, lưng có cánh ngắn, chân như kì lân và có dáng như sư tử.
Tỳ hưu thích nhất là ăn châu báu và bàng bạc. Tuy nhiên nó không có hậu môn nên chỉ có thể thu vào mà không thể nhả ra, do đó chết rất sớm. Ngọc Hoàng Thượng Đế thương tình nên đã cho rước về Trời để làm linh vật tài lộc, phụ trách quản lý ngân khố Thiên Đình và chịu trách nhiệm dò xét, ngăn cản tà ma quấy nhiễu. Được thẳng tay trừng trị, tiêu diệt bằng cách ăn chúng.
Ngoài ra trong dân gian có có nhiều giai thoại về linh vật này. Nổi tiếng nhất là sự tích Chu Nguyên Chương (Minh Thái tổ, người lập lên nhà Minh trong lịch sử phong kiến Trung Hoa) lúc di rời kinh đô về Nam Kinh gặp rất nhiều khó khăn tài chính. Nhưng sau khi nghe lời Lưu Bá Ôn, một người được mệnh danh là thần cơ diệu toán ngang tài với Khổng Minh trong Tam Quốc Diễn nghĩa tạc một đôi tỳ hưu bằng phỉ thúy đặt ngay lầu cao của khu “Tài môn” thì lập tức được nhân sĩ quyên nhiều châu báu và tiền bạc vào ngân khố.
Kể từ đó, vương triều nhà Minh thoát khỏi tình cảnh khó khăn và túng thiếu, trở nên giàu có và thịnh vượng hơn. Người đời từ đó cũng tin rằng, đặt tỳ hưu trong nhà hoặc nơi làm việc sẽ trấn áp và xua đuổi được ma quỷ, giúp bản thân và gia đình gặp được nhiều may mắn và tài lộc trong cuộc sống.
Giai thoại này không được các sử học gia thừa nhận. Vì theo thực tế thời đó, Chu Nguyên Chương đã thi hành nhiều chính sách hà khắc, cải cách bộ máy kém cỏi tồn tại từ nhà Nguyên. Đặc biệt là cải cách ruộng đất, tịch biên tài sản của tầng lớp địa chủ phú hào. Từ đó dân có ruộng để cấy, giao thương mở cửa, kinh tế đất nước đi lên. Nhưng việc ông có tạc một cặp tỳ hưu để chiêu tài là có thật.
Chọn Tỳ Hưu theo mục đích sử dụng
Khi lựa chọn tỳ hưu, nên chọn tỳ hưu bằng đồng sao cho phù hợp với mục đích sử dụng của gia đình. Tỳ hưu có 2 loại với tên gọi cũng như ý nghĩa khác nhau như Tỳ Hưu Thiên Lộc và Tỳ Hưu Tịch Tà.
- Thiên Lộc: Từ tên gọi cũng nói lên được phần nào ý nghĩa của nó mang lại, Thiên Lộc chính là lộc của Trời. Tỳ hưu Thiên Lộc có hình dáng uy phong, bụng bự và mông khá to, trên đầu có 2 sừng. Thức ăn chính của linh vật này là tiền bạc châu báu, vì thế trong phong thủy Thiên Lộc thường được sử dụng với mục đích mang lại sự phú quý giàu sang.
- Tịch Tà: Khác với Thiên Lộc, Tịch Tà trong phong thủy mang ý nghĩa về sự bình an, có tác dụng trấn trạch, trừ tà, xua đuổi âm khí. Tương truyền rằng Tịch Tà chỉ có một sừng, miệng luôn há rộng, thức ăn chủ yếu là sinh khí của yêu ma, các nguồn âm khí, những điềm rủi xui xẻo.
Do đó, khi sử dụng tỳ hưu phong thủy, gia chủ cũng nên chú ý đến mục đích sử dụng để lựa chọn cho gia đình mình loại Tỳ Hưu phù hợp. Bên cạnh đó, việc lựa chọn màu sắc, chất liệu tỳ hưu theo tuổi cùng rất quan trọng trong việc giúp Tỳ hưu phát huy tối đa tác dụng của mình. Tỳ hưu bằng đồng chính là chất liệu được các chuyên gia phong thủy khuyên dùng bởi vẻ đẹp vĩnh cửu trường tồn với thời gian năm tháng cùng với đó đồng trong phong thủy được coi là thứ kim loại đại cát đại lợi, càng sử dụng lâu càng có giá trị. Những bức tượng tỳ hưu bằng đồng sẽ hấp thụ những nguồn sinh khí tài lộc, ngăn chặn tà ma giúp việc trưng bày thờ cúng càng thêm linh thiêng ý nghĩa.
Tỳ hưu có ý nghĩa gì?
Tỳ hưu có ý nghĩa gì qua màu sắc
- Tỳ hưu màu xanh như tỳ hưu bằng đồng hun màu xanh,.. sẽ đem lại may mắn trong con đường công danh, vinh hiển.
- Tỳ hưu màu vàng như tỳ hưu bằng đồng vàng mộc, tỳ hưu mạ vàng 24k, dát vàng 9999,.. sẽ giúp gia chủ phát tài, phát lộc cho việc kinh doanh, buôn bán trôi chảy.
- Tỳ hưu màu trắng vừa có tác dụng rước tài lộc vừa bảo trợ sức khỏe cho gia chủ
- Tỳ hưu màu hồng, tím có tác dụng giúp gia đình hạnh phúc, vợ chồng hòa thuận, con cái ngoan ngoãn, vâng lời.
- Tỳ hưu màu đỏ như tỳ hưu bằng đồng đỏ,.. đem lại may mắn, giúp xua đuổi tà khí.
- Tỳ hưu có rất nhiều hình dáng để làm vật trang trí phong thủy như: Tỳ hưu ngậm ngọc, Tỳ hưu cõng tiền, Tỳ hưu kéo bắp cải….
Ngày nay, tỳ hưu phong thủy có thể dùng làm đồ trang sức như vòng tay vòng cổ, nhẫn đeo tay,.. Nhưng theo đúng với văn hóa truyền thống, tượng tỳ hưu chỉ nên đặt một chỗ tại vị trí phong thủy của ngôi nhà, tránh sự di chuyển, va đập và cần được tôn trọng, cung kính.
Tỳ hưu có ý nghĩa gì trong phong thủy
Theo các chuyên gia phong thủy. Tỳ Hưu là một loại mãnh thú hung mãnh, nhưng lại là lại chứa đựng ý nghĩa tốt đẹp không làm hại con người.
Ý nghĩa Tỳ Hưu phong thủy có tác dụng trấn giữ đất đai, bảo hộ gia chủ để tránh tà khí, ta đặt Tỳ Hưu đã được “khai quang” ở các hướng tốt trong nhà như : Sanh khí, Thiên y, Diên niên, Phục vị. Nhất là hướng “sanh khí”, thì Tỳ Hưu có thể giúp cho vận mệnh các thành viên trong gia đình chuyển biến theo hướng tích cực. Vận mệnh tốt được nâng cao, đuổi tà khí đi thì gia chủ được khỏe mạnh, bình an. Vì vậy Tỳ Hưu đã trở thành thần bảo vệ cho gia đình, bảo vệ sự bình yên cho ngôi nhà của ta.
Cách chọn Tỳ hưu theo mệnh
Tỳ hưu cho người mệnh Kim
Theo phong thủy, những người mệnh Kim hợp với màu trắng nhất, chúng thể hiện cho sự thuần khiết, tinh khiết tạo nên sự hòa hợp cho chủ nhân và linh vật. Ngoài ra, mệnh Kim cũng có thể tương sinh và hợp với màu vàng, màu xám. Đặc biệt, không nên sử dụng Tỳ hưu màu đỏ và hồng vì đây là màu tương khắc cho người mệnh Kim.
Những dòng Tỳ hưu có chất liệu này sẽ hợp với mệnh Kim: Tỳ hưu vàng ( thường là vàng 18K, 24K và 9999), Tỳ hưu bạc, Tỳ hưu gỗ, Tỳ hưu bằng đồng, Tỳ hưu đá thạch anh tóc vàng, Tỳ hưu đá mắt hổ, Tỳ hưu aquamarine, Tỳ hưu ancarat,….
Tỳ hưu cho người mệnh Thủy
Đối với người mệnh Thủy nên chọn trang sức hoặc đồ trưng bày Tỳ hưu màu trắng, màu xanh nước biển hoặc màu đen…
Một số chất liệu Tỳ hưu người mệnh Thủy nên lựa chọn là: Tỳ hưu bọc bạc, Tỳ hưu thạch anh tóc xanh, Tỳ hưu sapphire xanh, Tỳ hưu ngọc phỉ thúy, Tỳ hưu thạch anh đen, Tỳ hưu bạch ngọc….
Tỳ hưu cho người mệnh Mộc
Theo phong thủy xưa nay, người mệnh Mộc hợp với màu đen, xanh nước biển, xanh lam, xanh da trời. Vì thế khi lựa chọn Tỳ hưu, người mệnh Mộc nên lựa theo những màu sắc kể trên.
Những người mệnh Mộc được khuyên nên sử dụng chất liệu từ các dòng đá tự nhiên như: Tỳ hưu ngọc phỉ thúy, Tỳ hưu thạch anh đen, Tỳ hưu ngọc bích, Tỳ hưu sapphire xanh, Tỳ hưu cẩm thạch…
Tỳ hưu hợp mệnh Hỏa
Người mệnh Hỏa hợp nhất với các màu đỏ, hồng, tím…trong lựa chọn trang sức và đồ vật phong thủy. Đối với Tỳ hưu cũng vậy, người mệnh Hỏa nên dựa theo các màu sắc kể trên để lựa chọn sao cho phù hợp với mình.
Về chất liệu Tỳ hưu, người mệnh Hỏa nên chọn các dòng sau: Tỳ hưu ngọc huyết, Tỳ hưu ruby nam phi, Tỳ hưu thạch anh tím, Tỳ hưu cẩm thạch huyết, Tỳ hưu chỉ đỏ….
Tỳ hưu hợp mệnh Thổ
Người mệnh Thổ khi chọn Tỳ hưu cần chú ý mệnh của mình hợp với màu vàng, màu đỏ, màu nâu…
Về chất liệu, người mệnh Thổ hợp với Tỳ hưu được làm bằng vàng, Tỳ hưu gỗ hương, Tỳ hưu mạ vàng, Tỳ hưu vàng tây, Tỳ hưu vàng ta….
Bảo quản trang sức đúng cách?
Trang sức bị hoen ố, xỉn màu hay “tai nạn” đứt gãy không mong muốn là những vấn đề thường gặp trong việc chăm sóc, bảo quản trang sức. Dưới đây là cách bảo quản bạn nên biết.
Rửa trang sức bằng nước
Cách tốt nhất và đơn giản nhất để vệ sinh trang sức chính là sử dụng nước ấm pha xà phòng loãng hoặc sữa tắm trẻ em. Sau khi rửa trang sức trong dung dịch nước ấm bằng tay hoặc bàn chải đánh răng mềm, bạn hãy lau khô cẩn thận bằng khăn bông. Đối với các loại trang sức có bề mặt dễ trầy xước như ngọc trai, sapphire, hồng ngọc, kim cương…bạn nên dùng cọ trang điểm mới để làm sạch thay vì bàn chải. Vì trang sức thường có kích thước nhỏ và dễ mất, bạn nên hạn chế vệ sinh trang sức trong bồn rửa mặt. Thay vào đó, hãy sử dụng ly thủy tinh hoặc chén.
Xử lý vết hoen ố
Sau một thời gian không sử dụng, trang sức kim loại dễ bị xỉn màu hay xuất hiện các vết hoen ố trên bề mặt do hiện tượng oxy hóa. Đối với trang sức bạc hoặc đồng, bạn có thể xử lý vết hoen mờ bằng cách dùng tương cà chua để làm sạch, sau đó rửa lại với nước ấm. Để tránh tình trạng này, bạn nên sử dụng chúng thường xuyên hơn hoặc bảo quản trang sức trong túi chống ẩm. Bạn cũng có thể gói một viên phấn vào lớp bông gạc và đặt vào góc tủ đựng trang sức để cân bằng độ ẩm.
Hạn chế tiếp xúc ánh mặt trời
Cách tốt nhất để giữ cho phụ kiện trang sức bền đẹp chính là bảo quản trang sức ở những nơi có nhiệt độ ổn định và ít ánh sáng mặt trời. Trên thực tế, ánh sáng trực tiếp sẽ ảnh hưởng đến màu sắc và độ bền của đá quý trên trang sức theo thời gian. Thạch anh tím, ngọc trai sẽ bị phai màu, trong khi đó, màu sắc đá hổ phách sẽ bị tối đi khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời quá nhiều. Bên cạnh đó, nhiệt độ cao cũng tác động đến tuổi thọ của trang sức. Sự thay đổi nhiệt độ sẽ ảnh hưởng đến độ ẩm cần thiết mỗi loại đá quý cần để luôn trong trạng thái hoàn hảo nhất. Ngọc trai có thể bị khô, nứt và đổi màu. Opal sẽ chuyển màu sang sắc trắng hoặc nâu và mất đi vẻ đẹp tự nhiên của chúng.
Lưu ý khi sử dụng Tỳ Hưu
- Tuyệt đối không để người khác sờ vào mông, bụng, sừng hay mắt của Tỳ Hưu đặc biệt là phụ nữ mang thai vì điều này sẽ làm ảnh hưởng không tốt đến chủ nhân dễ làm rơi rớt, mất tài lộc và giảm vận khí.
- Khi trưng bày tỳ hưu bằng đồng trong nhà phải luôn đảm bảo cho tỳ hưu đầu hướng ra ngoài, mông quay vào trong nhà.
- Không nên tặng Tỳ Hưu đã sử dụng cho người khác, việc này đồng nghĩa với đem của cải biếu dâng người ta
- Không nên đặt Tỳ Hưu ở những nơi tối tăm, ẩm mốc, thiếu ánh sáng và bẩn thỉu như gần thùng rác, gầm cầu thang, nhà vệ sinh. Trước khi sử dụng phải khai quang điểm nhãn cho Tỳ Hưu, gia chủ có thể tham khảo cách khai quang rùa đầu rồng để ứng dụng cho tỳ hưu.
- Sau khi mua tỳ hưu phong thủy về hoặc sau một thời gian dài sử dụng tỳ hưu, gia chủ cần thực hiện tẩy uế cho linh vật. Điều này sẽ giúp tỳ hưu luôn được sạch sẽ, không bị bám bụi và không còn năng lượng xấu, đem đến những điều tích cực cho chủ nhân.