Vật lí lớp 10 Bài tập bảo toàn động lượng cho chuyển động bằng phản lực chủ đề vật lí lớp 10 Động lượng
Công thức Bảo toàn động lượng cho chuyển động bằng phản lực:
Công thức cộng vận tốc cho trường hợp bài toán liên quan đến tính tương đối của chuyển động
Bài tập Bảo toàn động lượng cho chuyển động bằng phản lực:
Khi giải bài tập Bảo toàn động lượng cho chuyển động bằng phản lực, các bài toán có thể linh động trong việc đặt tên ký hiệu cho các loại vận tốc không nhất thiết phải là v1; v2; v’1; v’2
Bài 1: Tên lửa khối lượng 10tấn chuyển động với vận tốc 200m/s so với trái đất, 2 tấn khí phụt ra có vận tốc 500m/s so với tên lửa. Xác định vận tốc của tên lửa sau khi khí phụt ra trong các trường hợp sau:
a) Khối khí được phụt ra phía sau.
b) Khối khí được phụt ra phía trước.
Bài 2: Một người 60kg đang đứng trên xe khối lượng 140kg chuyển động với vận tốc 3m/s theo phương ngang thì nhảy xuống đất với vận tốc 2m/s so với xe. Tính vận tốc của xe sau khi người nhảy xuống nếu:
a) Người nhảy cùng hướng với hướng chuyển động của xe.
b) Người nhảy ngược hướng với hướng chuyển động của xe.
Bài 3: Một bệ pháo có khối lượng 1500kg bắn một viên đạn có khối lượng 5kg với vận tốc khi ra khỏi nòng là 600m/s. Tính vận tốc giật lùi của bệ pháo trong hai trường hợp:
a) Đạn được bắn theo phương ngang.
b) Đạn được bắn theo phương hợp với phương ngang một góc bằng 60o.
Bài 4. Xác định lực tác dụng của súng trường lên vai người bắn, biết lúc bắn vai người bị giật lùi 2cm, còn viên đạn bay tức thời khỏi nòng súng với vận tốc 500m/s. Khối lượng súng 5kg, khối lượng đạn 20g.
Bài 5. Tên lửa phóng lên thẳng đứng từ mặt đất. Vận tốc khí phụt ra đối với tên lửa là 1000m/s. Tại thời điểm phóng, tên lửa có khối lượng M = 6tấn. Tìm khối lượng khí phụt ra trong 1 giây để:
a/ tên lửa đi lên rất chậm
b/ tên lửa đi lên nhanh dần đều với gia tốc a = 2g.
Cho g = 10m/s2, bỏ qua lực cản của không khí, có kể đến tác dụng của trọng lực.