Mụn có thể mọc tại bất kỳ vị trí nào trên cơ thể, kể cả ở mông. Chúng có thể xuất hiện dưới dạng những nốt đỏ nhỏ li ti khiến vùng da mông trở nên thô sần.
Tình trạng này có thể khiến bạn đau, ngứa, hoặc cũng có thể hoàn toàn không cảm thấy chút khó chịu nào. Vì vậy bạn cần tìm đến những phương pháp thiết thực để trị mụn ở mông.
Làm thế nào để trị mụn ở mông hiệu quả?
Benzoyl Peroxide
Đây là một phương pháp trị mụn ở mông hiệu quả. Mặc dù không phải tất cả mụn ở mông đều là mụn trứng cá, nhưng bạn vẫn có thể điều trị chúng bằng các sản phẩm trị mụn trứng cá không kê đơn.
Xà phòng tắm hoặc sữa tắm chứa benzoyl peroxide là lựa chọn tốt nhất. Bạn có thể mua những sản phẩm này ở các hiệu thuốc hoặc cửa hàng bán lẻ mà không cần phải có đơn thuốc.
Benzoyl peroxide có hiệu quả tốt nhất đối với những tổn thương sưng viêm như viêm nang lông. Mỗi khi bạn tắm, hãy nhẹ nhàng thoa xà phòng chứa benzoyl peroxide lên tất cả các vùng da có mụn nhọt.
Sử dụng kem tẩy tế bào chết cho da
Duy trì sự thông thoáng cho các nang lông sẽ giúp làn da luôn mịn màng. Tẩy tế bào chết thường xuyên là chìa khóa quan trọng để làm được điều này.
Kem tẩy tế bào chết giúp đẩy nhanh quá trình thay mới tế bào mà vẫn giữ được độ ẩm cho da, đặc biệt hữu ích đối với bệnh dày sừng nang lông (keratosis pilaris).
Nên sử dụng kem tẩy tế bào chết không kê đơn có chứa axit glycolic, axit lactic hoặc axit salicylic. Với những trường hợp nghiêm trọng hơn, có thể cần kê đơn các sản phẩm tẩy tế bào chết có chứa tretinoin (một dẫn xuất của vitamin A).
Uống kháng sinh hoặc sử dụng kem kháng sinh thoa tại chỗ
Nếu mụn ở mông bị nhiễm trùng nặng, bạn có thể cần uống kháng sinh hoặc sử dụng kem kháng sinh thoa tại chỗ.
Nếu trị mụn ở mông bằng các phương pháp tại nhà không thuyên giảm, bạn nên tìm đến bác sĩ hoặc các cơ sở y tế để tìm hiểu xem liệu các phương pháp điều trị tại nhà đã phù hợp chưa.
Tinh dầu tràm trà
Một số nghiên cứu gợi ý sử dụng tinh dầu tràm trà cho việc trị mụn ở mông.
Phương thuốc tự nhiên này là sản phẩm của một loại cây có nguồn gốc từ Úc, có đặc tính kháng khuẩn và chống viêm, có thể có tác dụng như benzoyl peroxide trong việc trị mụn ở mông, mặc dù hiệu quả thường không nhanh.
Một nghiên cứu đã so sánh việc điều trị mụn ở mông với lotion chứa 5% benzoyl peroxide và gel trị mụn chứa 5% tinh dầu tràm trà, cả hai đều làm giảm đáng kể số lượng tổn thương mụn ở mông. Các nhà nghiên cứu thấy rằng, để phát huy hiệu quả điều trị, tinh dầu tràm trà mất nhiều thời gian hơn, nhưng cũng nhẹ nhàng và ít tác dụng phụ (khô da, ngứa) hơn so với benzoyl peroxide.
Bạn có thể sử dụng các sản phẩm tắm có chứa 5 đến 10% tinh dầu tràm trà hoặc nhỏ vài giọt tinh dầu tràm trà vào sữa tắm hoặc kem dưỡng ẩm loại không chứa dầu (oil-free).
Khi nào nên đến gặp bác sĩ?
Bạn có thể tự chăm sóc tại nhà nếu mông chỉ mọc các nốt mụn nhẹ hoặc thỉnh thoảng có vài nốt mụn sưng tấy. Nhưng nếu tình trạng không cải thiện sau 10 đến 12 tuần, hãy để bác sĩ da liễu khám cho bạn.
Nếu mụn ở mông sưng đỏ, viêm nặng, kích thước lớn, bề mặt mềm và bên trong chứa đầy mủ, nang lông có thể đã bị nhiễm trùng nặng và bạn cần được điều trị theo đơn thuốc mạnh hơn. Hãy tìm đến sự giúp đỡ của bác sĩ ngay!
Là phòng khám chuyên khoa da liễu với đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm, Grace Skincare Clinic tự tin là một lựa chọn đáng tin cậy cho việc trị mụn ở mông.
Các bác sĩ sẽ dựa vào từng loại da, tình trạng da, phản ứng và thói quen dưỡng da hàng ngày của từng người. Từ đó thiết kế phác đồ hiệu quả dành cho riêng bạn.
Bạn sẽ được trải nghiệm chăm sóc và điều trị tại phòng khám tiêu chuẩn quốc tế với các trang thiết bị được FDA (Hoa Kỳ) và CE (châu u) công nhận về an toàn và hiệu quả điều trị. Và còn được hỗ trợ thuốc và tư vấn chăm sóc da tại nhà để duy trì hiệu quả điều trị.
Nguyên nhân nổi mụn ở mông.
Tắc nghẽn lỗ chân lông
Mụn là kết quả của sự tắc nghẽn lỗ chân lông. Da vùng mông cũng không ngoại lệ, và giống như lỗ chân lông ở bất kỳ nơi nào khác trên cơ thể, chúng có thể bị bít tắc gây ra mụn.
Mụn vùng mông thường gặp ở người đã từng mọc mụn trứng cá ở những vùng da khác trên cơ thể. Phổ biến nhất là mụn trứng cá thông thường, có thể xuất hiện ở nhiều vùng như ngực, vai, lưng và mông.
Nguyên nhân khác không từ mụn trứng cá
Trong thực tế, phần lớn các nốt mụn ở mông không phải là mụn trứng cá. Mặc dù chúng ta thường có xu hướng gọi tất cả các nốt mụn đỏ trên da là mụn trứng cá, nhưng rất có thể những nốt mụn đỏ đó là biểu hiện của một loại tổn thương da có tắc nghẽn lỗ chân lông khác.
Viêm nang lông
Viêm nang lông là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra những nốt mụn sưng đỏ. Tình trạng này có thể xuất hiện ở hầu hết các vùng da trên cơ thể, vùng nào có nang lông thì đều có thể bị viêm nang lông, kể cả vùng mông.
Khi một nang lông bị kích ứng, nó sẽ sưng đỏ và hình thành nên nốt mụn có đầu trắng trông giống như mụn trứng cá. Những nốt sưng đỏ này đôi khi gây đau hoặc ngứa.
Các bác sĩ da liễu cho biết, có thể là do xu hướng lựa chọn quần áo ngày nay, tình trạng bệnh này đang trở nên phổ biến hơn trước. Những bộ quần áo bó sát được sử dụng ngày càng nhiều khiến da bị ma sát nhiều hơn, gây ra tình trạng kích ứng nang lông.
Mồ hôi cũng khiến nang lông bị kích ứng. Ngay cả khi không đổ mồ hôi nhiều, nếu bạn mặc những loại quần áo lót làm bằng chất liệu không thoáng khí, không thấm hút mồ hôi tốt (ví dụ như nylon hoặc polyester) thì da vẫn có thể ẩm ướt, gây kích ứng nang lông.
Viêm nang lông có thể do nhiễm vi khuẩn như Staphylococcus aureus hoặc Pseudomonas aeruginosa. Một loại viêm nang lông đặc biệt, gọi là “viêm nang lông do tắm bể nước nóng”, có thể xảy ra sau khi tắm bể nước nóng hoặc hồ bơi không đảm bảo vệ sinh.
Cách phòng ngừa và điều trị mụn ở mông tại nhà
Bất kể mụn ở mông là do nguyên nhân gì thì cũng có rất nhiều cách xử lý hiệu quả.
Hạn chế quần áo bó sát cơ thể
Quần tập yoga, quần jean ôm và các loại quần bó sát khác có thể giữ mồ hôi lại trên da, khiến da ẩm ướt và gây viêm nang lông. Nên hạn chế số lần và thời gian mặc quần bó sát. Như sau khi kết thúc lớp học yoga, hãy thay chiếc quần đẫm mồ hôi ra càng sớm càng tốt.
Quần áo lót làm bằng chất liệu polyester, nylon hay lụa cũng góp phần tích tụ mồ hôi ẩm ướt. Vì vậy, ngay cả khi mặc váy hoặc quần đùi rộng làm từ chất liệu cotton thoáng mát, thấm hút tốt, thì bạn vẫn có thể bị viêm nang lông (trong điều kiện thời tiết nóng ẩm) do quần áo lót không phù hợp. Do đó, hãy chọn quần lót thể thao làm bằng cotton hoặc các loại vải thấm hút tốt khác.
Vệ sinh da vùng mông thường xuyên
Mồ hôi dính rồi khô trên da có thể gây kích ứng nang lông và tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi phát triển. Một trong những cách giúp ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng tốt nhất là tắm thường xuyên bằng xà phòng diệt khuẩn.
Nếu bạn là người dễ bị mọc mụn ở vùng mông, bước đầu tiên cần làm là tắm sạch sẽ. Hãy tắm 2 lần mỗi ngày vào buổi sáng và buổi tối, để loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn tích tụ từ mồ hôi.
Tránh các chất gây dị ứng
Một số loại hương liệu và hóa chất trong bột giặt, nước giặt, chất làm mềm vải, giấy sấy quần áo và giấy vệ sinh tự tan có thể gây phát ban vùng mông ở những người nhạy cảm hoặc dị ứng với các chất này.
Nhiều nghiên cứu đã phát hiện ra trong giấy vệ sinh tự tan có chứa methylchloroisothiazolinone/methylisothiazolinone (MCI/MI) - một chất bảo quản được dùng phổ biến trong ngành mỹ phẩm - có liên quan đến bệnh viêm da tiếp xúc dị ứng.
Nếu bạn nghi ngờ mụn ở mông có thể là do dị ứng với các sản phẩm giặt hoặc vệ sinh cá nhân, hãy chuyển sang dùng loại không gây dị ứng.
Nhẹ nhàng với làn da vùng mông
Vùng da bị mụn hay bị viêm nang lông đều cần được đối xử nhẹ nhàng, không nên chà xát mạnh.
Có thể tẩy tế bào chết nhẹ nhàng nếu da không bị viêm hay đau. Không sử dụng xơ mướp, bàn chải lông cứng hoặc các sản phẩm chà xát mạnh khác; thay vào đó, hãy chọn dùng những bông tắm làm từ nylon hoặc vải mềm.
Đừng bao giờ cố gắng nặn những nốt mụn sưng viêm. Nếu tình trạng mụn không còn khu trú ở mông mà lan rộng ra đến vùng bikini hoặc đùi, cẳng chân, hãy tránh tẩy và cạo lông cho đến khi những tổn thương da lành lại.
Dùng khăn ấm
Một chiếc khăn ẩm và ấm có thể làm dịu làn da đang kích ứng và giúp đẩy mủ ra khỏi những nốt mụn đầu trắng.
Hãy ép mông lên một chiếc khăn ấm trong 15 phút và thực hiện ít nhất 3 lần một ngày. Có thể chuẩn bị khăn ấm bằng cách nhúng một chiếc khăn sạch vào dung dịch nước muối pha loãng bởi 1/2 thìa cà phê muối trong 1 cốc nước.
Phương pháp này giúp xoa dịu cảm giác đau, ngứa, khó chịu trên da. Cũng có thể ngâm mông trong bồn nước ấm hoặc bồn ngâm nước muối để có hiệu quả tương tự.
Các nghiên cứu cho thấy giấm táo cũng có đặc tính kháng khuẩn, giúp phòng ngừa và trị mụn ở mông.
Thêm vài giọt giấm táo vào khăn hoặc một cốc giấm táo vào bồn tắm có thể giúp làm giảm số lượng vi khuẩn tụ cầu - thủ phạm gây nhiễm trùng và khiến tình trạng mụn ở mông trở nên trầm trọng. Hãy nhớ lau da bằng khăn sạch hoặc sấy khô trước khi mặc quần áo.
Ngâm mình trong bồn nước muối ấm có thể làm dịu vùng da đang bị mụn viêm. Tuy nhiên, đối với bồn tắm nước nóng hoặc hồ bơi không được vệ sinh đúng cách, việc ngâm mình có thể dẫn đến một tình trạng gọi là “viêm nang lông do tắm bể nước nóng” (hot tub folliculitis).
Grace Skincare Clinic hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cách trị mụn ở mông và các cách phòng ngừa. Nếu bạn có thêm thắc mắc về vấn đề da liễu, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chi tiết.
Liên Hệ Tư Vấn
Grace Skincare Clinic Phòng khám da liễu quốc tế sử dụng thiết bị và công nghệ đạt chuẩn FDA & CE.
102ABC Cống Quỳnh, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh, Việt Nam Đặt lịch: https://www.graceskinclinic.com/book-now SĐT: 02822-531-223 Hotline: 0961-796-809