Có nhiều nguyên nhân gây sụp mí mắt, đôi khi tình trạng sụp mí nặng có thể gây cản trở tầm nhìn, mất thẩm mỹ hay nhược thị. Vậy, bị sụp mí mắt có tự khỏi không? Hãy cùng tìm hiểu qua chia sẻ của thạc sĩ bác sĩ Phạm Huy Vũ Tùng, chuyên khoa Mắt, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM.
Tổng quan về tình trạng mắt bị sụp mí
Sụp mí mắt là tình trạng mí mắt rũ xuống, có thể che khuất nhãn cầu. Nếu mí mắt sụp nhẹ, không ảnh hưởng đến chức năng nhìn, người sụp mí không cần can thiệp điều trị y tế. Trong trường hợp nặng, mí mắt có thể che mất tầm nhìn của mắt, gây ảnh hưởng sinh hoạt hoặc thẩm mỹ.
Sụp mí mắt thường biểu hiện rõ ràng hơn theo tuổi tác. Tuy nhiên, ở một vài người, tình trạng sụp mí có thể xuất hiện ngay ở thời thơ ấu. Triệu chứng thường thấy nhất là mí mắt trên sụp xuống thấp hơn bình thường, có thể hai mí mắt không cân xứng nhau.
Hiện sụp mí mắt thường được phân loại theo Mustardé như sau:
- (Độ I) Nhẹ: Bờ mi nằm phía trên bờ đồng tử.
- (Độ II) Vừa: Bờ mi che một phần đồng tử.
- (Độ III) Nặng: Bờ mi che khuất hoàn toàn đồng tử.
Yếu tố rủi ro làm tình trạng sụp mí trở nặng
Trước khi trả lời câu hỏi, sụp mí mắt có tự khỏi không, ta cần tìm hiểu nguyên nhân và yếu tố nguy cơ khiến tình trạng này nặng hơn. Dưới đây là một số nguyên nhân và yếu tố nguy cơ phổ biến gây sụp mí mắt:
- Tuổi tác: Lão hóa làm cơ nâng mi (hay cơ levator - có chức năng nâng đỡ mí mắt) dần căng ra và kém đàn hồi hơn. Từ đó, gây tình trạng mí mắt sụp xuống dần theo thời gian. Đây là tình trạng tự nhiên, thường không cần điều trị trừ khi tình trạng sụp mí gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống [1].
- Chấn thương vùng mắt: Tổn thương ở vùng mắt có thể gây suy yếu cơ nâng mắt. Tùy vào tình trạng sụp mí mắt có tự khỏi không, người bệnh có thể được chỉ định phẫu thuật điều trị.
- Phẫu thuật vùng mắt: Một số người bị sụp mí sau khi thực hiện phẫu thuật đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp hay LASIK. Nguyên nhân vẫn chưa xác định rõ, nhưng có thể do dụng cụ giữ mí mắt ảnh hưởng đến cơ mắt hoặc sưng mắt do phẫu thuật. Tình trạng này thường không kéo dài và tự thuyên giảm.
- Bẩm sinh: Một số trẻ đã sụp mí mắt từ khi được sinh ra, có thể do cơ giữ mí mắt hình thành không đúng cách trong thời gian mang thai.
- Hội chứng Horner: Xảy ra khi tổn thương một số dây thần kinh, khiến mí mắt xệ xuống. Hội chứng Horner có thể do bẩm sinh hoặc khối u ở vùng đầu.
- Nhức đầu: Trong trường hợp người bệnh nhức đầu hoặc tổn thương dây thần kinh sinh ba (chạy qua mặt và hàm) có thể dẫn đến tình trạng mắt bị sụp mí. Mắt có thể trở lại bình thường sau khi cơn đau qua đi.
- Khối u mí mắt: Chắp, lẹo hay các khối u vùng mí mắt có thể gây sụp mí tạm thời.
- Nhiễm trùng mắt: Viêm kết mạc (đau mắt đỏ) hay lẹo có thể làm sưng mí mắt trong thời gian ngắn và tự hết khi tình trạng nhiễm trùng kết thúc.
- Đột quỵ: Tê liệt một bên mặt hoặc cơ thể là triệu chứng thường gặp khi đột quỵ. Nguyên nhân do não không nhận đủ oxy và dưỡng chất vì mạch máu vỡ hoặc tắc nghẽn bởi huyết khối (cục máu đông). Khi có dấu hiệu này, người bệnh cần được hỗ trợ y tế càng sớm càng tốt.
- Xuất huyết não: Xuất huyết não do phình động mạch là một trong những nguyên nhân gây ra đột quỵ phổ biến. Thường đi kèm các triệu chứng như đau đầu, mắt dữ dội; ngất xỉu, co giật; tê liệt một bên mặt, cơ thể.
- Loạn dưỡng cơ: Sụp mí có thể là dấu hiệu của chứng loạn dưỡng cơ mắt hầu (oculopharyngeal muscular dystrophy), gây ảnh hưởng đến cơ mắt và cổ họng. Người bệnh có thể mắc bệnh từ khi mới sinh nhưng triệu chứng xuất hiện muộn. Ngoài sụp mí, bệnh còn gây ảnh hưởng đến cơ vùng họng, gây khó khăn trong ăn uống.
- Bệnh tiểu đường: Mắc tiểu đường trong thời gian dài có thể ảnh hưởng đến các mạch máu, dây thần kinh xung quanh vùng mắt gây sụp mí. Người bệnh có thể bị sụp mí kèm theo hiện tượng song thị (diplopia hay double vision).
- Tiêm botox: Độc tố botulinum toxin có khả năng làm tê liệt cơ bắp, thường được tiêm vùng mặt để hạn chế việc hình thành nếp nhăn. Đôi khi, botox có thể gây ảnh hưởng đến cơ vùng mắt, gây sụp mí. Tình trạng sẽ dần hết khi lượng botox được tiêm tiêu biến.
- Bệnh cơ ty thể (Mitochondrial Myopathies): Ty thể tồn tại trong mỗi tế bào, có chức năng thực hiện quá trình hô hấp để chuyển hóa năng lượng cho tế bào hoạt động từ thức ăn. Rối loạn cơ ty thể gây ảnh hưởng đến các cơ quan tiêu thụ nhiều năng lượng như gan, thận, tim, mắt, não,… Mí mắt có thể bị yếu đi ở người mắc bệnh cơ ty thể.
- Bệnh nhược cơ: Bệnh xảy ra khi hệ thống miễn dịch tấn công và làm suy yếu tín hiệu giữa dây thần kinh cơ bắp. Đây là một dạng bệnh tự miễn, có thể ảnh hưởng đến nhiều cơ quan khác ngoài mắt. Căn bệnh tự miễn xảy ra khi hệ thống miễn dịch cơ thể tấn công nhầm vào các tế bào lành thay vì kháng nguyên gây hại cho cơ thể.
Sụp mí mắt có tự khỏi không?
Trong một số trường hợp, sụp mí chỉ mang tính tạm thời (như chắp hay lẹo mắt), có thể tự hồi phục mà không cần điều trị. Đối với các nguyên nhân như bẩm sinh, bệnh nhược cơ, tổn thương dây thần kinh… người bị sụp mí có thể cần can thiệp điều trị để tránh ảnh hưởng đến chất lượng sống.
Sụp mí mắt có nguy hiểm không?
Sụp mí mắt thường không gây nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng của người mắc. Tuy nhiên, đây có thể là dấu hiệu của các bệnh nguy hiểm như đột quỵ xuất huyết não. Ngoài ra, sụp mí có thể bị ảnh hưởng đến chức năng nhìn và tính thẩm mỹ của mắt.
Một số biến chứng có thể xảy ra nếu không điều trị sụp mí kịp thời
Tình trạng sụp mí nặng có thể gây ảnh hưởng đến tầm nhìn của người bệnh. Ngoài ra, sụp mí có thể chỉ xuất hiện ở một bên mắt, gây mất thẩm mỹ. Trẻ sụp mí bẩm sinh có thể bị suy giảm thị lực do nhược thị. Nhược thị là tình trạng một bên mắt suy giảm chức năng do không được sử dụng nhiều trong quá trình phát triển thị lực.
Cách trị sụp mí mắt hiệu quả hiện nay
Việc lựa chọn phương pháp điều trị cần dựa vào tình trạng sụp mí mắt có tự khỏi không. Nếu có thể tự nhiên khỏi, bệnh nhân không cần phải điều trị. Nếu không, người bệnh có thể được điều trị tùy theo nguyên nhân gây sụp mí. Một số phương pháp điều trị tình trạng sụp mí không cần phẫu thuật bao gồm:
- Sử dụng thuốc nhỏ mắt được chỉ định theo toa [2].
- Kính thuốc tăng cường thị lực.
- Thuốc uống hàng ngày.
Nếu tình trạng sụp mí nặng, do các bệnh về cơ hay viêm sưng trầm trọng, người bệnh có thể được phẫu thuật bằng một số phương pháp như:
- Treo cơ nâng mắt với cơ trước trán (frontalis sling), sử dụng cơ trán để điều khiển mí mắt.
- Cắt bỏ cơ nâng (levator resection) giúp cải thiện tình trạng sụp mí nhờ rút ngắn cơ nâng mắt, được chỉ định khi cơ nâng mắt bị dãn, căng. Bác sĩ cũng có thể cắt bỏ các phần khối u và da thừa trên mí mắt nếu cần.
- Ngoài ra, bác sĩ có thể thực hiện một số phương pháp khác như đẩy cơ nâng mí (levator aponeurosis advancement) hoặc cắt cơ Muller trong mí mắt (Muller’s muscle resection).
Một số lưu ý giúp cải thiện tình trạng sụp mí mắt
Gần như không có cách nào có thể ngăn ngừa sụp mí mắt hoàn toàn. Dù tình trạng sụp mí mắt có tự khỏi không, dưới đây là một số phương pháp có thể cải thiện phần nào tình trạng sụp mí mắt.
1. Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng
Bổ sung đầy đủ các vitamin, khoáng chất giúp hạn chế xảy ra các bệnh viêm nhiễm cơ, thần kinh gây ảnh hưởng đến mắt như vitamin A, C, E, vitamin nhóm B, magie, kẽm, canxi…
2. Dưỡng ẩm mắt
Dưỡng ẩm mắt giúp ngăn ngừa nếp nhăn, quầng thâm, cũng như sự chảy xệ của vùng da quanh mắt. Lưu ý, da mắt rất nhạy cảm và không giống với các vùng da khác trên khuôn mặt nên cần có những loại kem dưỡng chuyên dụng.
3. Cho mắt nghỉ ngơi hợp lý
Tuy không ảnh hưởng đến mi mắt, nhưng sử dụng mắt nhiều, không nghỉ ngơi có thể gây đau mắt hoặc tổn thương thần kinh vùng mắt. Nên ngủ nghỉ hợp lý, cho mắt khoảng nghỉ khi sử dụng máy tính, điện thoại trong thời gian dài. Ngoài ra, bạn có thể kết hợp một số phương pháp mát xa mắt giúp mắt dễ chịu, giảm nếp nhăn, sự chảy xệ da ở vùng mắt.
Kính gửi Quý kháchCảm ơn Quý khách đã gửi thông tin liên hệ đến Bệnh viện đa khoa Tâm Anh THÔNG TIN CỦA QUÝ KHÁCH Họ tên Khách hàng:'+txthoten+' Số điện thoại:'+txtdienthoai+' Địa chỉ: '+txtdiachi+'Email: '+txtmail+'Ngày sinh: '+txtngaysinh+' Nội dung: '+txtnoidung+' Trân trọng. HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANHHà Nội108 Hoàng Như Tiếp, P.Bồ Đề, Q.Long Biên, TP.Hà NộiHotline: 024 7106 6858 - 024 3872 3872TP.HCM2B Phổ Quang, P.2, Q.Tân Bình, TP.Hồ Chí MinhHotline: 0287 102 6789 - 093 180 6858Fanpagehttps://www.facebook.com/benhvientamanh '; jQuery('#div_kq_lienhe').html(nd); jQuery('#div_kq_lienhe').addClass("active"); jQuery("#div_kq_lienhe #form_close").click(function () { jQuery('#div_kq_lienhe .mail_thongbao').remove(''); jQuery('#div_kq_lienhe').removeClass('active'); }); jQuery("body").removeClass("load"); document.getElementById("frm_canhan").reset(); }, 200: function (){ } } }); //document.getElementById("frm_canhan").reset(); return false; } }); } }); jQuery("#txtdienthoai").keypress(function (e) { if (String.fromCharCode(e.keyCode).match(/[^0-9]/g)) return false; }); jQuery(function() { jQuery(function ($) { jQuery.datepicker.regional["vi-VN"] = { closeText: "Đóng", prevText: "Trước", nextText: "Sau", currentText: "Hôm nay", monthNames: ["Tháng một", "Tháng hai", "Tháng ba", "Tháng tư", "Tháng năm", "Tháng sáu", "Tháng bảy", "Tháng tám", "Tháng chín", "Tháng mười", "Tháng mười một", "Tháng mười hai"], monthNamesShort: ["Tháng 1", "Tháng 2", "Tháng 3", "Tháng 4", "Tháng 5", "Tháng 6", "Tháng 7", "Tháng 8", "Tháng 9", "Tháng 10", "Tháng 11", "Tháng 12"], dayNames: ["Chủ nhật", "Thứ hai", "Thứ ba", "Thứ tư", "Thứ năm", "Thứ sáu", "Thứ bảy"], dayNamesShort: ["CN", "Hai", "Ba", "Tư", "Năm", "Sáu", "Bảy"], dayNamesMin: ["CN", "T2", "T3", "T4", "T5", "T6", "T7"], weekHeader: "Tuần", dateFormat: "dd/mm/yy", firstDay: 1, isRTL: false, showMonthAfterYear: false, yearSuffix: "" }; jQuery.datepicker.setDefaults(jQuery.datepicker.regional["vi-VN"]); }); jQuery('#txtngaysinh').datepicker({ changeMonth: true, changeYear: true, yearRange: "-150:+0", maxDate: new Date() }); }); });Qua bài viết trên, hy vọng bạn đã có câu trả lời cho vấn đề “sụp mí mắt có tự khỏi không?”. Nếu sụp mí nhẹ hoặc tạm thời, người mắc có thể không cần điều trị. Tuy nhiên, với tình trạng sụp mí nặng, gây ảnh hưởng đến cuộc sống, người mắc có thể áp dụng nhiều phương pháp điều trị để cải thiện tình trạng sụp mí.