1.1.1. Ví dụ
Khi trời lạnh, mèo xù lông, co mạch máu và nằm co mình lại…
1.1.2. Khái niệm
- Cảm ứng động vật là khả năng tiếp nhận kích thích và phản ứng lại các kích thích đó
- Cảm ứng ở động vật có hệ thần kinh gọi là phản xạ.
- Phản xạ là phản ứng của cơ thể thông qua hệ thần kinh trả lời lại kích thích bên ngoài hoặc bên trong cơ thể.
- Phản xạ thực hiện được nhờ cung phản xạ, cung phản xạ bao gồm:
- Bộ phận tiếp nhận kích thích (thụ thể hoặc cơ quan thụ cảm)
- Bộ phận phân tích và tổng hợp thông tin để quyết định hình thức và mức độ phản ứng (Hệ thần kinh).
- Bộ phận thực hiện phản ứng (cơ, tuyến).
Cung phản xạ
1.2.1. Cảm ứng ở động vật chưa có hệ thần kinh (Động vật đơn bào)
- Đối tượng: ĐV đơn bào như amip, trùng roi, trùng giày.
- Hình thức: Phản ứng co rút toàn bộ cơ thể hoặc co rút chất nguyên sinh.
Trùng roi di chuyển về phía ánh sáng, amip di chuyển đến nơi không có ánh sáng
1.2.2. Cảm ứng ở ĐV có hệ thần kinh dạng lưới.
- Đối tượng: ĐV thuộc ngành ruột khoang như thủy tức, sứa…Cơ thể có đối xứng toả tròn.
- Cấu tạo: các tế bào thần kinh nằm rải rác trong cơ thể và liên hệ với nhau qua các sợi TK, tạo thành mạng lưới thần kinh. Các TBTK liên hệ với các tế bào cảm giác và tế bào biểu mô cơ.
- Hình thức phản ứng: Khi bị kích thích thì toàn bộ cơ thể phản ứng bằng cách co mình lại.
Cảm ứng ở thủy tức
1.2.3. Cảm ứng ở ĐV có HTK dạng chuỗi hạch
- Đối tượng: ĐV có cơ thể đối xứng hai bên: giun dẹp, giun tròn, chân khớp.
- Cấu tạo: Các tế bào TK tập trung lại thành các hạch, các hạch nối với nhau bằng các dây TK tạo ra dạng chuỗi hạch (riêng ở chân khớp có não - hạch TK đầu lớn hơn các hạch còn lại)
- Hình thức phản ứng Mỗi hạch thần kinh điều khiển hoạt động của một vùng xác định. Phản ứng lại kích thích theo nguyên tắc phản xạ.