NTTU - Ngành Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử đã trở thành một ngành học ‘hot’ và thu hút rất nhiều bạn trẻ, đặc biệt là những bạn yêu thích máy móc và đam mê công nghệ.
Cách mạng công nghiệp 4.0 đã làm thay đổi toàn diện các nền sản xuất trên thế giới và tại Việt Nam. Tâm điểm của cuộc cách mạng này chính là việc hình thành các nhà máy thông minh, nhà máy số - nơi mà các máy móc, thiết bị sẽ được kết nối, tự động ra quyết định toàn bộ hoạt động của nhà máy từ khâu thu thập, phân tích yêu cầu, xây dựng kế hoạch sản xuất. Chính vì vậy, ngành Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử đã trở thành một ngành học ‘hot’ và thu hút rất nhiều bạn trẻ, đặc biệt là những bạn yêu thích máy móc và đam mê công nghệ.
Nhờ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, công nghệ tự động hóa - robot hóa đã trở thành xu hướng trong mọi lĩnh vực sản xuất công nghiệp hiện nay, nơi mà robot đang dần thay thế lao động phổ thông nhằm tăng năng suất, cải tiến chất lượng sản phẩm…
Như tên gọi của ngành học đã phần nào gợi ra, Kỹ thuật cơ điện tử là sự kết hợp giữa kỹ thuật cơ khí, kỹ thuật điện tử và kỹ thuật máy tính để cho ra đời những sản phẩm thông minh, có thể “làm thay” vai trò của con người trong sản xuất và đời sống. Nổi bật có thể kể đến máy robot lắp ráp, cánh tay robot cộng tác, robot in 3D, công nghệ xe tự lái hay những thiết kế robot mềm,… - những sản phẩm mũi nhọn của ngành Kỹ thuật cơ điện tử hiện nay.
Ở mức độ gần gũi hơn, bạn cũng có thể tìm thấy những sản phẩm cơ điện tử được sản xuất hàng loạt ngay trong đời sống hàng ngày và - như ô tô, máy bay, hay đơn giản là các thiết bị y tế, thiết bị gia dụng,… Thay cho một chiếc máy hút bụi “cổ điển” cần người điều khiển, một robot hút bụi thông minh có thể tự thực hiện công việc một cách hoàn hảo. Và đó chỉ là một trong rất nhiều những ứng dụng của Kỹ thuật cơ điện tử hiện nay! Ở những sản phẩm như thế, công nghệ hiện đại hay tính “thông minh” chỉ là một trong những yêu cầu; người kỹ sư còn phải nắm được quy luật thị trường, yêu cầu của người sử dụng,… để sản phẩm tạo ra vừa tiện dụng, vừa có tính thẩm mỹ và đạt giá trị kinh tế.
Sinh viên theo học tại NTTU sẽ được học tập và trải nghiệm hệ thống cơ sở vật chất khang trang bậc nhất, bên cạnh phòng học lý thuyết chuẩn quốc tế, được trang bị đầy đủ các thiết bị hỗ trợ học tập đầy đủ, NTTU còn có chuỗi phòng thực hành, phòng thí nghiệm với trang thiết bị chuyên nghiệp, tiên tiến, mang đến cho sinh viên cơ hội phát triển năng lực thực hành chuyên môn ngay từ trên giảng đường
Đặc biệt, công nghệ xử lý trong các thiết bị thông minh như smartphone, smart-home, smart-city… cũng được dự báo sẽ phát triển mạnh mẽ trong tương lai.
Các công ty điện tử như Samsung, LG Electronics, Samsung… đã tự động hóa các dây chuyền sản xuất linh kiện, máy móc.
Bên cạnh đó, các tập đoàn lớn trong lĩnh vực may mặc như Uniqlo cũng vận hành các cánh tay robot phân loại, đóng gói, gấp quần áo nhằm cắt giảm nhân lực làm việc tại nhà kho của công ty.
Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử với sự kết hợp của ba nền tảng khối kiến thức về cơ khí, điện - điện tử và công nghệ thông tin là một ngành học quan trọng và không thể thiếu trong sự phát triển của khoa học kỹ thuật hiện đại.
Mục đích của ngành khoa học tổng hợp liên ngành này là nhằm phát triển tối đa tư duy hệ thống trong thiết kế và phát triển sản phẩm để tạo ra những sản phẩm mới có những tính năng vượt trội (thông minh hơn, nhỏ gọn hơn…).
Sản phẩm của ngành Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử là các dây chuyền sản xuất tự động, hệ thống máy tự động, robot, các thiết bị có độ hoạt động linh động cao, có trí thông minh và xử lý những thao tác phức tạp.
Sinh viên ngành Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử tại NTTU thường xuyên được tham gia các cuộc thi về học thuật nhằm trau dồi thêm kiến thức và cọ xát với môi trường thực tế
Đặc biệt, khi sinh viên ngành Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử tại Trường ĐH Nguyễn Tất Thành (NTTU) được trang bị các kiến thức về hệ thống sản xuất tích hợp máy tính, hệ thống khí nén - thủy lực, hệ thống điều khiển nhúng, hệ thống đo lường và điều khiển thông minh; kiến thức về cảm biến, robot.
Ngoài ra, tại NTTU, sinh viên còn được chú trọng phát triển các kỹ năng: kỹ năng tư duy logic, kỹ năng tư duy sáng tạo, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng quản lý thời gian và được tham gia rèn luyện kỹ năng thực hành thường xuyên tại các doanh nghiệp, hệ thống trung tâm thực hành hiện đại.
Các tập đoàn công nghệ như Intel, Bosch, Nidec, Siemens, Samsung, Mitsubishi… hay các công ty, doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh thiết bị cơ khí, điện tử… chính là những “điểm đến” hàng đầu dành cho các kỹ sư cơ điện tử hiện nay.
Nhiều tập đoàn nước ngoài danh tiếng như Mitsubishi, Bosch, Siemens, Samsung… hiện đang tăng cường đầu tư vào Việt Nam và rất “khát” nguồn nhân lực chất lượng cao nội địa; mở ra nhiều hướng đi mới đầy tiềm năng dành cho các bạn trẻ yêu thích ngành Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử.
Theo dự báo, nhu cầu nhân lực lĩnh vực kỹ thuật nói chung và ngành Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử nói riêng đã rất cao và sẽ còn duy trì sức hút của nó trong khoảng 10 năm tới - khi đất nước ở vào giai đoạn phát triển nhanh và mạnh các nhu cầu ứng dụng tự động hóa vào trong sản xuất.
Sinh viên tốt nghiệp ngành Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử có thể đảm nhận các vị trí: - Cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước từ Trung ương đến địa phương. - Giảng viên, nghiên cứu viên tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và các viện, trung tâm nghiên cứu về lĩnh vực cơ điện tử. - Kỹ sư thiết kế, vận hành hệ thống phần cứng và phần mềm điều khiển máy móc, thiết bị tự động, hệ thống sản xuất tự động tại các công ty về cơ khí, điện - điện tử. - Nhân viên tư vấn công nghệ, thiết kế kỹ thuật, lập trình điều khiển, thi công và chuyển giao các dây chuyền, hệ thống tự động, bán tự động tại các công ty về cơ khí, điện - điện tử. - Giám đốc kỹ thuật, trưởng bộ phân kỹ thuật tại các công ty, doanh nghiệp liên quan đến cơ khí, điện - điện tử. - Làm chủ doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghệ kỹ thuật cơ điện tử.
Là một trong những trường Đại học uy tín đào tạo ngành Kỹ thuật cơ điện tử NTTU không chỉ cung cấp những kiến thức chuyên ngành về hệ thống sản xuất tích hợp máy tính, hệ thống khí nén - thủy lực…chú trọng vào việc trải nghiệm, thực hành của sinh viên với cơ sở vật chất thực hành “xịn sò” để phát triển các kỹ năng chuyên môn, “cập nhật” những công nghệ mới nhất trong lĩnh vực của mình. Nếu bạn là một người mê mày mò khám phá các loại máy móc, thì những phòng thí nghiệm như thế này chính là thiên đường dành cho bạn. Ngoài ra, sinh viên còn được tạo điều kiện để phát triển khả năng thiết kế, sáng tạo các sản phẩm cơ điện tử, máy móc, thiết bị,…
Bên cạnh việc được học tập về kiến thức thì sinh viên tại NTTU còn được tích lũy thêm các kỹ năng mềm, tinh thần vì cộng đồng,… thông qua các hoạt động tình nguyện mà Nhà trường tổ chức. Đây được xem là điểm sáng và tạo nên sự khác biệt của sinh viên nhà NTTU trước nhà tuyển dụng.
Để đảm nhận tốt công việc của một kỹ sư cơ điện tử, tạo điều kiện cho sinh viên thực hành, thực tập bên cạnh chương trình lý thuyết là một trong những yếu tố được các trường đại học đào tạo ngành Kỹ thuật cơ điện tử uy tín đặc biệt chú trọng. Chẳng hạn, NTTU đã chuẩn bị chu đáo cho tương lai của sinh viên ngành Công nghệ Kỹ thuật cơ điện tử thông qua việc phối hợp cùng các doanh nghiệp tổ chức các hội thảo chuyên đề, kỳ thực tập doanh nghiệp và ký kết thỏa thuận hợp tác tuyển dụng, thực tập với với đa dạng các công ty, doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Tại NTTU, ngoài kiến thức chuyên ngành, sinh viên ngành Công nghệ Kỹ thuật cơ điện tử còn được chú trọng rèn luyện thêm kỹ năng mềm cần thiệt để có thể trình bày, tổ chức thực hiện các đề án thực tế thuộc lĩnh vực điện, điện tử bên cạnh những kỹ năng mềm về giao tiếp và kỹ năng làm việc nhóm hiệu quả,…Ngoài ra, NTTU còn chú trọng trang bị thêm những kỹ năng mềm thông qua những lớp học kỹ năng, chương trình ngoại khóa, sinh hoạt CLB, …tổ chức thường xuyên. Qua đó, sinh viên có thể thích ứng nhanh với môi trường làm việc thực tế khác nhau, áp dụng những kiến thức đã học vào công việc và học hỏi các kỹ năng mềm cần thiết.
1. Chuyên ngành Cơ điện tử
a. Họ là ai?
Kỹ sư Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử có thể vận dụng sự am hiểu về cơ khí, điện tử, công nghệ thông tin và các công nghệ hiện đại… để tích hợp vào các hệ thống cơ khí, mô hình tự động hóa, giúp hệ thống cơ khí đơn thuần trở nên thông minh và vận hành hiệu quả hơn.
b. Việc làm sau tốt nghiệp
+ Thiết kế, vận hành hệ thống phần cứng và phần mềm điều khiển máy móc, thiết bị tự động, hệ thống sản xuất tự động;
+ Phân tích, đánh giá, tư vấn công nghệ, thiết kế kỹ thuật, lập trình điều khiển, thi công và chuyển giao các dây chuyền, hệ thống tự động, bán tự động…
+ Giám đốc /trưởng bộ phận kỹ thuật tại các doanh nghiệp cơ khí, cơ điện tử, tự động hóa;
Xem thêm TẠI ĐÂY
2. Chuyên ngành Robot và trí tuệ nhân tạo
a. Họ là ai?
Kỹ sư Robot và trí tuệ nhân tạo đóng vai trò then chốt trong việc vận hành, quản lý tại các nhà máy, xí nghiệp có sử dụng robot để thực hiện các quy trình sản xuất, lắp ráp tự động. Họ đảm nhiệm các công việc về thiết kế, lắp đặt, cải tiến các hệ thống robot và liên quan đến robot.
b. Việc làm sau tốt nghiệp
+ Thiết kế, tích hợp, lập trình, vận hành, bảo trì, sửa chữa hệ thống robot và trí tuệ nhân tạo; phát triển phần mềm học máy, học sâu, thị giác máy và trí tuệ nhân tạo; + Quản lý, kiểm định đánh giá dự án, tư vấn giải pháp, tư vấn thiết kế, giám sát dự án về hệ thống robot - trí tuệ nhân tạo; + Bán hàng, tư vấn kỹ thuật và cung cấp dịch vụ kỹ thuật Robotics;
Xem thêm TẠI ĐÂY
3. Chuyên ngành Công nghệ chế tạo máy số
a. Họ là ai?
Kỹ sư Công nghệ chế tạo máy số có khả năng thiết kế, chế tạo, vận hành, đánh giá và cải tiến các hệ thống sản xuất tiên tiến, gia công tích hợp điều khiển số… tại các nhà máy, xí nghiệp có sử dụng các hệ thống sản xuất hiện đại để thực hiện các quy trình công nghệ tự động hóa hoàn toàn
b. Việc làm sau tốt nghiệp
+ Thiết kế, chế tạo, vận hành, bảo trì hệ thống cơ khí và sản xuất thiết bị tự động hóa, hệ thống sản xuất thông minh; + Tư vấn, đánh giá và lựa chọn công nghệ, giải pháp thiết kế kỹ thuật, phát triển sản phẩm thông minh trong lĩnh vực cơ khí chế tạo, tự động hóa công nghiệp và ô-tô; + Phân tích, đánh giá, tư vấn giải pháp cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực chế tạo máy bằng công nghệ số, sản xuất tự động; + Thiết kế, giám sát chất lượng cho quy trình công nghệ, sản xuất chế tạo tích hợp điều khiển số linh hoạt và thông minh; phát triển, quản lý dự án các quy trình chế tạo thiết bị cơ khí; + Giám đốc/trưởng phòng/chuyên gia về kỹ thuật, tự thành lập doanh nghiệp về tự động hóa công nghệ 4.0, sản xuất chế tạo, vận hành nhà máy…
Xem thêm TẠI ĐÂY
4. Chuyên ngành Cơ khí tự động
a. Họ là ai?
SV tốt nghiệp chương trình đào tạo chuyên ngành Cơ khí tự động sẽ trở thành kỹ sư Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử có kiến thức về cơ khí, điện tử, tự động hóa để thiết kế, chế tạo, vận hành, bảo trì các hệ thống tự động.
b. Việc làm sau tốt nghiệp
Làm việc tại các nhà máy sản xuất và tự động hóa trong công nghiệp:
+ Kỹ sư thiết kế, chế tạo hệ thống tự động;
+ Kỹ sư vận hành, bảo trì hệ thống tự động;
+ Kỹ sư quản lý sản xuất;
+ Kỹ sư nghiên cứu và phát triển.
Xem thêm TẠI ĐÂY
Các phương thức xét tuyển
►Thí sinh đăng ký tại đây để được tư vấn chi tiết hơn:
———————————————————————————————
Thông tin liên hệ:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH
Địa chỉ: 300A Nguyễn Tất Thành, phường 13, quận 4, TP. HCM
Tổng đài: 1900 2039
Hotline: 0902 298 300 - 0906 298 300 - 0912 298 300 - 0914 298 300
Website: ntt.edu.vn hoặc tuyensinh.ntt.edu.vn
Trường ĐH Nguyễn Tất Thành