5 cách làm gà chiên nước mắm ăn vặt, ăn cơm đều rất ngon

Gà chiên nước mắm là món ăn thơm ngon, đậm vị được rất nhiều người yêu thích. Đây là món mà bạn có thể dùng để ăn vặt, món khai vị hay ăn cơm rất linh hoạt. Bạn có thể học cách làm gà chiên nước mắm để làm phong phú thêm bữa ăn và đảm bảo sức khỏe nhé.

Gà chiên nước mắm là món ăn khoái khẩu của cả trẻ em lẫn người lớn. Các “biến thể” của gà chiên nước mắm như cánh gà chiên nước mắm, chân gà chiên nước mắm, đùi gà chiên nước mắm, ức gà chiên nước mắm, sụn gà chiên nước mắm… sẽ tạo nên hương vị “ngon xoắn lưỡi” khi ăn kèm rau sống, dưa leo hoặc cà chua… Nếu bạn muốn tự tay trổ tài ngay tại nhà, hãy học ngay 5 cách làm gà chiên nước mắm qua bài viết dưới đây của Hello Bacsi. Đồng thời, bài viết cũng cung cấp cho bạn các lưu ý trong việc chế biến món ngon này sao cho phù hợp với tình trạng sức khỏe của người bệnh mạn tính, ít ảnh hưởng đến sức khỏe.

5 cách làm gà chiên nước mắm “ngon xoắn lưỡi”

1. Cách làm món cánh gà chiên nước mắm

cách làm cánh gà chiên nước mắm

Nếu bạn đang tìm hiểu về cách làm gà chiên nước mắm giòn rụm thì không nên bỏ qua món cánh gà chiên nước mắm.

Nguyên liệu:

Cách làm món cánh gà chiên nước mắm:

Sơ chế nguyên liệu:

Chiên cánh gà:

Làm sốt cho món cánh gà chiên nước mắm:

2. Cách làm đùi gà chiên nước mắm

cách làm đùi gà chiên nước mắm

Nếu yêu thích phần thịt đùi gà nhưng vẫn muốn món ăn có kết cấu giòn rụm, bạn có thể học cách làm gà chiên nước mắm giòn rụm với công thức sau:

Nguyên liệu:

Cách làm đùi gà chiên nước mắm:

Sơ chế nguyên liệu:

Ướp đùi gà:

Pha sốt:

Pha 3 thìa canh nước mắm, 3 thìa canh đường, 1 chút xíu bột ngọt (nếu có dùng) và 1 thìa nước lọc, khuấy nhẹ cho đường và bột ngọt tan hết.

Trộn bột chiên:

Chiên đùi gà với hỗn hợp nước mắm đường:

3. Cách làm chân gà chiên nước mắm

cách làm chân gà chiên nước mắm

Món chân gà chiên mắm có vị mặn ngọt vừa phải, hương đậm đà, phần da giòn béo vừa phải, phần sụn giòn sần sật. Do đó, nếu “nghiện” món gà chiên nước mắm giòn rụm nhưng đã chán cánh gà, hơi ngấy với đùi gà nhiều thịt thì bạn có thể thử cách làm chân gà chiên nước mắm nhé.

Nguyên liệu

Cách làm chân gà chiên nước mắm

Sơ chế chân gà và nguyên liệu

Ướp chân gà

Với cách làm gà chiên nước mắm này, bạn nên ướp chân gà với nước mắm, đường, hạt tiêu, bột nêm hoặc bột ngọt (nếu có dùng), hành tỏi, thì là/rau mùi trong khoảng 15 phút.

Chiên chân gà

4. Cách làm ức gà chiên nước mắm

cách làm ức gà chiên nước mắm

Ức gà chiên nước mắm có phần thịt bên trong ngọt mềm, phần nước sốt chua ngọt áo đều phần thịt vàng giòn bên ngoài. Cách làm ức gà chiên nước mắm không khó, bạn có thể thử chế biến theo gợi ý sau:

Nguyên liệu:

Cách làm ức gà chiên nước mắm:

Sơ chế ức gà:

Chiên ức gà:

Bắc chảo lên bếp và cho vào chảo 1 chén dầu ăn, sau đó chiên ức gà ở lửa vừa cho đến khi vàng đều.

Pha nước sốt:

Với cách làm gà chiên nước mắm này, bạn cần pha sốt theo tỷ lệ 1 thìa cà phê dầu ăn, 3 thìa nước mắm, 3 thìa giấm, 2 thìa đường, 1 thìa cà phê bột ngô rồi khuấy đều.

Hoàn tất món ức gà chiên nước mắm

5. Cách làm sụn gà chiên nước mắm

cách làm sụn gà chiên nước mắm

Sụn gà chiên nước mắm là một món ăn khá hấp dẫn, thơm ngon nên có thể làm món khai vị hoặc dùng với cơm trắng đều rất ngon. Để có món sụn gà chiên nước mắm chuẩn vị, bạn hãy thử công thức sau:

Nguyên liệu:

Cách làm sụn gà chiên nước mắm

Sơ chế sụn gà và nguyên liệu

Luộc sụn gà

Đặt nồi nước lên bếp, nấu sôi rồi thả vào vài lát gừng, chút xíu muối, cho sụn gà vào luộc ở lửa vừa khoảng 5 - 7 phút, vớt ra rổ, để ráo.

Ướp sụn gà

Cho vào thố chút muối, đường, bột năng, tiêu, trứng gà, khuấy đều rồi cho sụn gà vào đảo đều, ướp khoảng 10 - 15 phút cho thấm.

Chiên sụn gà

Pha sốt nước mắm

Hoàn tất món sụn gà chiên nước mắm

Lưu ý trong cách làm gà chiên nước mắm cho người bệnh mạn tính

lưu ý trong cách làm gà chiên nước mắm

Chế độ ăn uống không lành mạnh thường được xem là một yếu tố về lối sống góp phần gây phát triển nhiều bệnh mạn tính, bao gồm béo phì, bệnh tim mạch, đột quỵ, tăng huyết áp, hội chứng chuyển hóa, đái tháo đường type 2, một số bệnh ung thư và bệnh thần kinh. Để phòng ngừa hay giảm nguy cơ mắc phải những căn bệnh mạn tính này, hãy xây dựng thói quen ăn uống lành mạnh bạn nhé.

Tuy nhiên, nếu đã mắc các bệnh mạn tính kể trên, bạn cần thực hiện chế độ ăn uống theo hướng lành mạnh để hỗ trợ kiểm soát bệnh hoặc triệu chứng tốt hơn. Điều này có nghĩa là bạn sẽ cần thay đổi cách chế biến các món ăn quen thuộc, chẳng hạn như cách làm gà chiên nước mắm sao cho phù hợp với tình trạng sức khỏe, bệnh lý.

Gà chiên nước mắm là món ăn phổ biến nhưng lại thường có nhiều chất béo nên có thể không phù hợp với chế độ ăn của người bệnh mạn tính. Tuy nhiên, bạn có thể biến tấu hay thay thế nguyên liệu trong cách làm gà chiên nước mắm để món ăn này lành mạnh hơn và ít ảnh hưởng tới triệu chứng của các bệnh mạn tính như bệnh đái tháo đường, cao huyết áp, bệnh tim mạch, bệnh gout…

1. Lưu ý về việc sử dụng nguyên liệu trong cách làm gà chiên nước mắm cho người bệnh mạn tính tại nhà

Để việc ăn món gà chiên nước mắm ít gây hại cho sức khỏe hoặc không làm trầm trọng thêm các triệu chứng bệnh mạn tính, người bệnh nên lưu ý các điều sau:

Nguyên liệu:

Ưu tiên dùng ức gà, sụn gà, phi lê gà thay vì chân gà hay cánh gà. Nguyên do là bởi chân gà hay cánh gà là phần ít dinh dưỡng chất nhưng lại chứa nhiều chất béo bão hòa và cholesterol hơn không tốt cho sức khỏe.

Gia vị nêm nếm:

Với người bệnh mạn tính việc ăn nhạt là yêu cầu cần thiết, do đó bạn cần hạn chế nêm nếm các gia vị như muối, nước mắm, đường… Thay vào đó, bạn nên ưu tiên dùng:

Cách thức làm chín thực phẩm:

Dùng nồi chiên không dầu để chiên nhằm giảm lượng chất béo.

Thưởng thức:

2. Người bệnh mạn tính nên ăn gà chiên nước mắm như thế nào để vẫn ngon miệng mà không ảnh hưởng sức khỏe?

lưu ý cách làm gà chiên nước mắm

Ngoài việc học cách làm gà chiên nước mắm, bạn cũng nên biết các món gà chiên nước mắm dù ngon nhưng người bệnh mãn tính cũng không nên “ăn cho đã thèm” hay ăn quá thường xuyên. Do đó, để giảm lượng gà chiên nạp vào, người bệnh nên ăn cùng các loại rau sống, dưa leo, đồ chua… Việc này còn giúp tăng lượng chất xơ, vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe.

Những người bị rối loạn chuyển hóa, mỡ máu, cao huyết áp

Nhóm người bệnh này nên hạn chế ăn chân gà, cánh gà… Do chúng chứa nhiều axit béo bão hòa hơn các bộ phận khác.

Với người bị bệnh thận

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, người bị suy thận có thể ăn thịt gà nhưng cần lưu ý là chỉ ăn phần thịt, không ăn da, nội tạng… và chỉ nên ăn với lượng vừa phải. Do đó, có thể thấy là món chân gà chiên nước mắm, cánh gà chiên nước mắm… là không phù hợp với chế độ ăn của người bệnh thận

Người bệnh thận cũng cần tránh ăn các món mặn, có muối, nước mắm. Lời khuyên là thay vì ăn gà chiên, bạn nên ăn ức gà, phi lê gà hấp để bảo vệ sức khỏe.

Người mắc bệnh đái tháo đường

Thịt gà là một loại thực phẩm được đánh giá là thân thiện đối với sức khỏe của người bệnh đái tháo đường. Tuy nhiên cần lưu ý, cũng như nhiều chứng bệnh khác, người bệnh đái tháo đường nên ưu tiên dùng ức gà - bởi đây là phần thịt được xem là phù hợp hơn.

Người bệnh nên dùng ức gà áp chảo hay nướng trong nồi chiên không dầu thay vì ăn ức gà chiên… và ăn cùng các loại rau sống, salad, dưa leo, các loại đậu luộc…

Bệnh tim mạch - cao huyết áp

Như đã đề cập ở trên, da gà chứa nhiều chất béo, hàm lượng cholesterol cao thế nên người bệnh tim mạch và cao huyết áp cần ăn thịt gà bỏ phần da.

Do đó, người bệnh nếu thèm các món ăn từ gà có thể ăn ức gà nhưng khi chế biến cần quan tâm đến lượng chất béo thêm vào. Tốt nhất là nên ăn ức gà hấp, ức gà áp chảo hay dùng nồi chiên không dầu để chiên và hạn chế dùng muối.

Người bệnh xơ gan

Xơ gan là một tình trạng bệnh mạn tính có thể làm suy yếu chức năng của hệ tiêu hóa. Việc áp dụng chế độ ăn uống sai cách có thể làm mức độ xơ hóa tiến triển nặng hơn. Do vậy, người bệnh cần ăn các loại thực phẩm mềm, dễ tiêu, không nên chọn các món ăn chứa nhiều dầu, mỡ, nhiều gia vị. Có lẽ món gà chiên nước mắm sẽ không phải là sự lựa chọn phù hợp. Tuy nhiên nếu tình trạng bệnh còn bù, chưa ảnh hưởng nhiều hệ tiêu hóa, bạn vẫn có thể dùng thịt gà nhưng với lượng ăn phù hợp, ưu tiên chọn phần thịt mềm, không da với cách chế biến phù hợp và đồng thời cần tuân thủ một chế độ ăn uống cẩn thận để hỗ trợ sức khỏe lá gan.

3. Lợi ích sức khỏe khi tự học cách làm gà chiên nước mắm tại nhà

Việc tự làm món gà chiên nước mắm tại nhà sẽ giúp người bệnh chủ động hơn trong việc tính toán khẩu phần ăn, xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, khoa học, đặc biệt tốt cho những người mắc bệnh mạn tính. Những lợi ích này đến từ:

[embed-health-tool-bmi]

Link nội dung: https://truyenhay.edu.vn/ga-chien-mam-a81207.html