Nguyên tử, phân tử chính là đơn vị cấu tạo nên các vật chất xung quanh vũ trụ. Vậy phân tử là gì? Khối lượng của phân tử bằng bao nhiêu? Nếu bạn có chung thắc mắc này thì hãy cùng khám phá lời giải đáp chi tiết dưới đây cùng VietChem.
Vấn đề phân tử là gì đã được giới thiệu khá chi tiết trong chương trình học phổ thông. Theo đó, phân tử là tập hợp của các nguyên tử. Số lượng nguyên tử có thể là 2 hoặc nhiều hơn để tạo nên đơn vị nhỏ nhất. Các đơn vị này có thể phân chia mà tính chất hóa học hay thành phần của chất đó không thay đổi.
Phân tử là tập hợp của các nguyên tử
Khối lượng phân tử được xác định là tổng khối lượng của các nguyên tử cấu thành lên phân tử đó. Có thể hiểu đơn giản, một chất bất kỳ có khối lượng phân tử là M thì số mol trong M gram là 1.
Trong 1 mol, khối lượng phân tử của các chất không có sự thay đổi mà có giá trị như nhau. Và được xác định là Hằng số Avogadro với giá trị là 6.022140857x1023.
Có nhiều cách để xác định khối lượng phân tử là gì. Trong đó phổ biến nhất là công nghệ về nhiệt động lực học, phương pháp khối phổ hay hiện tượng chuyển động lực.
Tìm hiểu về khối lượng phân tử
Kiến thức lý thuyết về đặc điểm phân tử là gì có ý nghĩa vô cùng to lớn. Theo đó, mỗi một nguyên tử sẽ được cấu thành từ 1 hạt nhân mang điện tích dương. Bao quanh hạt nhân này là các electron mang điện tích âm. Ở phạm vi gần, các nguyên tử tiếp cận với nhau. Khi đó, hạt nhân sẽ phản ứng với các đám mây electron.
Quá trình tương tác qua lại giữa các nguyên tử làm giảm hệ năng lượng. Điều này sẽ hình thành sự liên kết giữa các nguyên tử với nhau tạo thành phân tử.
Như vậy có thể thấy, phân tử là tập hợp các nguyên tử liên kết với nhau thông qua lực hóa trị với những đặc điểm sau:
Phân tử là tập hợp các nguyên tử liên kết với nhau thông qua lực hóa trị
Các phân tử được hình thành trong quá trình liên kết nguyên tử với tỷ lệ cố định. Đây là một trong những tính chất quan trọng để nhận biết các chất hóa học riêng biệt khi trộn lẫn cơ học hoặc trong dung dịch.
Với Hidro và Oxi, chúng có thể liên kết với các nguyên tử khác theo nhiều tỷ lệ để tạo ra những phân tử khác nhau. Trong một số trường hợp, các nguyên tử cùng loại tạo liên kết với tỷ lệ nhất định để hình thành phân tử với cấu trúc, đặc trưng, tên gọi khác biệt hoàn toàn.
Ví dụ:
Nếu kết hợp Oxi và Hidro tạo ra nước thì chỉ cho ra một tỷ lệ duy nhất là H2O. Cũng là Oxi và Hidro nhưng nếu kết hợp 2 nguyên tử Hidro và 2 nguyên tử Oxi sẽ tạo thành H2O2 - Hydrogen Peroxide.
Đặc biệt, trong cùng một tỷ lệ nhưng khác biệt về cách sắp xếp, các nguyên tử có thể tạo thành phân tử khác nhau. Khi đó, chúng được gọi là đồng phân của nhau. Ví dụ: Sự liên kết giữa 1 nguyên tử Oxi, 2 nguyên tử Cacbon và 3 nguyên tử Hidro có thể tạo thành Methyl Ether (CH3OCH3) hoặc Ethyl Alcohol (CH3CH2OH).
Khám phá liên kết phân tử
Phân tử khối của phân tử đã được giới thiệu khá chi tiết trong chương trình hóa học lớp 8. Đây chính là tổng khối lượng của nguyên tử. Đơn vị của phân tử khối là Cacbon.
Để dễ dàng phân biệt hợp chất với phân tử khối, các bạn có thể tham khảo bảng so sánh sau:
Tiêu chí so sánh
Phân tử khối
Hợp chất
Quá trình tạo thành
Được tạo thành từ ít nhất 2 nguyên tử cùng loại hoặc khác loại.
Một số phân tử có thể là hợp chất.
Được tạo thành từ tối thiểu 2 phần tử với nhau.
Hợp chất được phân loại dựa trên phân tử.
Liên kết
Liên kết hóa học
Trộn lẫn với nhau theo từng tỉ lệ nhất định
Cấu trúc
Các nguyên tử liên kết với nhau bằng lực rất mạnh.
Các liên kết này được giữ vững và khó bị phá vỡ.
Thuộc loại vật chất tồn tại ở dạng tuyệt đối.
Khả năng nhìn thấy
Mắt thường không thể nhìn thấy.
Mắt thường có thể nhìn thấy.
Ví dụ
Ozone là phân tử của Oxi.
Khí Cacbonic là CO2.
Khí Lưu huỳnh là S2…
Amoniac, muối ăn, đường,… là hợp chất
Những thông tin chi tiết về phân tử là gì đã được phân tích chi tiết trong bài viết trên. Nếu cần tìm hiểu thêm về nội dung này, các bạn có thể liên hệ tới số hotline 0826 010 010 của VietChem để được hỗ trợ.
Link nội dung: https://truyenhay.edu.vn/trong-phan-tu-a81116.html