Soạn bài Thu hứng sách kết nối tri thức

1. Soạn bài Thu hứng: Trước khi đọc

1.1 Tác giả Đỗ Phủ.

a. Tiểu sử

- Đỗ Phủ (712 - 770), tự Tử Mĩ, hiệu Thiếu Lăng dã lão, Đỗ Lăng dã khách hay Đỗ Lăng bố y.

- Đỗ Phủ được sinh ra trong một gia đình có truyền thống Nho học và thơ ca lâu đời ở huyện Củng, tỉnh Hà Nam (Trung Quốc).

- Ông được biết đến là một nhà thơ Trung Quốc nổi bật thời kỳ nhà Đường. Cùng với Lý Bạch, Đỗ Phủ được coi là một trong hai nhà thơ vĩ đại nhất của lịch sử văn học Trung Quốc.

- Ông vừa có tài năng tuyệt vời vừa có đức độ cao thượng nên từng được các nhà phê bình Trung Quốc gọi ông là Thi sử và Thi thánh.

- Trong suốt cuộc đời của mình, tham vọng lớn nhất của Đỗ Phủ là có được một chức quan để giúp đỡ đất nước, nhưng ông đã không thể thực hiện được điều này.

b. Sự nghiệp văn học.

Thơ của Đỗ Phủ chủ yếu tập trung sáng tác ở 3 đề tài là: tấm lòng yêu thương người dân, phản kháng bọn cường quyền xấu xa và tinh thần yêu nước tha thiết. Ông cảm nhận rõ được nỗi đau khổ mà chính bản thân mình phải chịu, từ đó đã hòa chung khổ đau của nhân dân, đất nước. Thơ ca của Đỗ Phủ chính là những trang thiên ký sự về một cuộc đời đầy thăng trầm của ông.

Cho đến bây giờ, nhân gian vẫn còn lưu truyền lại khoảng hơn nghìn bài thơ do Đỗ Phủ sáng tác. Một số bài thơ rất nổi tiếng với năm tháng, có bài thì được đưa vào chương trình giảng dạy mà ai nhắc đến tên ông đều nhớ tới như: Vọng nhạc, Thứ lão vô thanh lệ thùy huyết, Nguyệt dạ, Bình xa hành, Xuân Vọng, Đăng nhạc dương lâu…

>> Xem thêm: Soạn văn 10 đầy đủ và chi tiết theo chương trình sách mới

1.2 Câu 1 trang 47 SGK Văn 10/1 Kết nối tri thức:

“Bạn đã được làm quen với một số bài thơ Đường luật trong sách giáo khoa Ngữ văn cấp Trung học cơ sở. Hãy chia sẻ ấn tượng của bạn về đặc điểm hình thức cũng như nội dung của những bài thơ thuộc thể loại này.”

Ấn tượng về đặc điểm hình thức cũng như nội dung của những bài thơ Đường luật đã học:

- Về đặc điểm hình thức: những bài thơ được viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt hoặc thất ngôn bát cú Đường luật (đề - thực - luận - kết). Hai thể thơ này đều có quy luật vô cùng nghiêm khắc về luật, niêm và vần (theo bằng trắc) và có bố cục rõ ràng.

- Về nội dung: Có bốn phần là: Đề, Thực, Luận và Kết. Thơ Đường luật thường hay đề cập đến những đề tài như tình yêu quê hương nước, vẻ đẹp thiên nhiên hay tình cảm con người,....

1.3 Câu 2 trang 47 SGK Văn 10/1 Kết nối tri thức:

“Bạn đã bao giờ xa gia đình và thấy nhớ nhà? Nếu có thể, hãy chia sẻ trải nghiệm ấy của bạn.”

Vào mùa hè năm ngoái, tôi đã từng xa nhà một khoảng thời gian để tham gia chuyến tình nguyện. Chuyến đi ấy đã để lại trong tôi nhiều kỉ niệm đáng nhớ cũng như cho tôi nhiều trải nghiệm thú vị. Trong thời gian gần 1 tháng đó, tôi đã cảm thấy khá nhớ gia đình, bởi vậy tôi đã thường xuyên gọi điện về hỏi thăm người thân. Điều đó đã giúp cho tôi phần nào cảm thấy đỡ nhớ gia đình hơn và có thêm độc lực để hoàn thành chuyến tình nguyện. Sau chuyến đi ấy, tôi càng thêm yêu quý và luôn trân trọng những phút giây được ở bên cạnh những người thân của mình.

2. Soạn bài Thu hứng: Trong khi đọc

2.1 Khung cảnh mùa thu đã được tái hiện như thế nào trong bài thơ (màu sắc, không khí, trạng thái vận động của sự vật)?

Khung cảnh mùa thu được tái hiện trong bài thơ:

- Qua màu sắc: màu trắng của sương trời, xanh thẳm của lòng sông và màu bạc của mây. Đây đều là những gam màu gợi cảm giác lạnh lẽo

- Qua không khí: Không khí u ám, u buồn, heo hút, ảm đạm và thê lương. Không khí núi non rộng lớn, hun hút, lòng sông sâu thăm thẳm, mây mù tận núi xa

- Qua trạng thái vận động của sự vật: Sự vật đều được vận động theo trạng thái mạnh mẽ, dường như nén không gian lại, khiến trời đất đảo lộn

→ Khung cảnh mùa thu hiện lên u buồn và ảm đạm, được nhìn từ xa, rộng và bao quát, gợi nỗi sầu buồn và trầm uất của Đỗ Phủ.

Đăng ký ngay khóa học PAS THPT để được thầy cô lên lộ trình ôn thi tốt nghiệp ngay từ bây giờ nhé!

2.2 Hãy nhận diện phép đối song song ở cả 2 bản nguyên tác và bản dịch nghĩa tại các cặp câu thơ 3-4 và 5-6.

Câu thơ Phiên âm Dịch nghĩa 3- 4 Ba lãng kiêm thiên dũng >< Phong vân tiếp địa âm Sóng tung bọt trùm bầu trời >< gió mây sà xuống khiến mặt đất âm u 5- 6

Tùng cúc lưỡng khai >< cô chu nhất hệ

Tha nhật lệ >< cố viên tâm

(B T T >< T B B)

Khóm cúc nở hoa đã hai lần >< con thuyền lẻ loi thắt chặt (cái tĩnh >< cái động)

Tuôn rơi nước mắt ngày trước - tấm lòng nhớ về vườn cũ (cái cụ thể >< cái trừu tượng)

2.3 Âm thanh của tiếng dao thước may áo và tiếng chày đập vải gợi ra cho bạn không khí gì?

Âm thanh của tiếng chày đập vải, tiếng dao thước để may áo rét gửi cho kẻ tha hương làm tác giả chạnh lòng (bởi ông cũng là một kẻ tha hương, lưu lạc, nghèo khổ). Từ đó khơi lên nỗi ngậm ngùi, xót xa cho thân phận của ông. Âm thanh ấy đã gợi không khí đau thương, nỗi buồn nhớ khi phải xa quê hương của tác giả.

3. Soạn bài Thu hứng: Sau khi đọc

3.1 Câu 1 trang 49 SGK Văn 10/1 Kết nối tri thức:

“Mô tả một số đặc điểm cơ bản của thể thơ Đường luật (bố cục, cách gieo vần, luật bằng - trắc, phép đối) đã được thể hiện trong bài thơ “Thu hứng”.

- Bố cục thể thơ Đường luật có thể chia thành 4 phần: đề - thực - luận - kết.

- Cách gieo vần: Toàn bài thơ chỉ gieo duy nhất một vần (là vần bằng) ở các câu 1-2-4-6-8. Ở cuối các câu 1-2-4-6-8 bài Thu hứng, các vần bằng lần lượt là: lâm-sâm-âm-tâm-châm

- Luật bằng- trắc: nếu tiếng thứ 2 là thanh B thì tiếng thứ 4 là thanh T, tiếng thứ 6 là thanh B và dòng tiếp theo ngược lại:

Câu 1: T T B B T T B (v)

Câu 2: B B T T T B B (v)

Câu 3: B B T T B B T

Câu 4: T T B B T T B (v)

Câu 5: T T B B B T T

Câu 6: B B T T T B B (v)

Câu 7: B B T T B B T

Câu 8: T T B B T T B (v)

Ví dụ: Ngọc lộ điêu thương phong thụ lâm,

T B T

3.2 Câu 2 trang 49 SGK Văn 10/1 Kết nối tri thức:

“Đối chiếu hai bản dịch thơ với nguyên văn (thông qua bản dịch nghĩa), từ đó, chỉ ra những chỗ hai bản dịch thơ có thể chưa diễn đạt hết sắc thái và ý nghĩa của nguyên văn.”

- Đối chiếu và so sánh bản dịch 1 với nguyên văn:

- So sánh bản dịch 2 với nguyên văn:

3.3 Câu 3 trang 49 SGK Văn 10/1 Kết nối tri thức:

“ Những hình ảnh và từ ngữ nào được dùng để gợi không khí cảnh thu trong bốn câu đầu của bài thơ? Khung cảnh mùa thu này có thể gợi cho bạn những ấn tượng gì?”

- Trong bốn câu đầu, những hình ảnh và từ ngữ được sử dụng để gợi không khí cảnh thu:

→ Bức tranh thu tuy rộng lớn nhưng lại xơ xác, tiêu điều.

- Khung cảnh mùa thu này gợi nên sự ấn tượng về một mùa thu xơ xác, thiên nhiên dữ dội, hoang dã cùng với tâm trạng buồn lo và sự bất an của nhà thơ Đỗ Phủ trước hiện thực tiêu điều, âm u.

Sổ tay Ngữ Văn tổng hợp các tips học văn hiệu quả giá chỉ bằng một cốc trà sữa. Nhanh tay đặt hàng thôi bạn ơi!!!

3.4 Câu 4 trang 49 SGK Văn 10/1 Kết nối tri thức:

“Qua các từ ngữ và hình ảnh ở hai câu thơ 5 và 6, người đọc có thể cảm nhận được điều gì về nhân vật trữ tình”.

Ở câu thơ 5 và 6, nhân vật trữ tình đã được Đỗ Phủ khéo léo thể hiện qua:

- Hình ảnh mang tính ẩn dụ, tượng trưng:

- Cách sử dụng từ ngữ của tác giả rất độc đáo, hàm súc và cô đọng:

3.5 Câu 5 trang 49 SGK Văn 10/1 Kết nối tri thức:

“Việc mô tả khung cảnh sinh hoạt của con người ở hai câu thơ kết mang ý nghĩa gì trong việc thể hiện cảm xúc của nhân vật trữ tình”.

Việc tác giả mô tả khung cảnh sinh hoạt của con người trong hai câu thơ cuối bài đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc thể hiện cảm xúc của nhân vật trữ tình. Hai câu thơ cuối được nhà thơ thể hiện với âm thanh dồn dập của tiếng chày đập vải bên sông trong bóng hoàng hôn. Âm thanh này đã khiến cho bức tranh sinh hoạt nơi đây có thêm một chút niềm vui về sự sống. Nhưng dường như niềm vui ấy lại không thể làm cho tâm hồn thi sĩ trở nên vui vẻ, mà ngược lại, nó còn làm cho thi sĩ thêm nhớ nhà, nhớ quê hương da diết.

→ Việc mô tả khung cảnh này có ý nghĩa lớn lao trong việc thể hiện toàn bộ cảm xúc của nhân vật trữ tình.

3.6 Câu 6 trang 49 SGK Văn 10/1 Kết nối tri thức:

“Thu hứng là bài thơ được tác giả Đỗ Phủ viết trong một hoàn cảnh đặc biệt của cuộc đời. Phải chăng đây là tác phẩm chỉ có thể thể hiện được nỗi niềm thân phận của cá nhân nhà thơ?”

“Thu hứng” là bài thơ được Đỗ Phủ viết trong một hoàn cảnh đặc biệt của cuộc đời ông. Tác phẩm được sáng tác vào năm 766, thời điểm khi nhà thơ đang đưa cả gia đình của mình đi chạy loạn. Tuy nhiên, bài thơ Thu Hứng không chỉ thể hiện được nỗi niềm và thân phận cá nhân của riêng Đỗ Phủ. Bài thơ còn là tiếng lòng và là lời nói đầy tha thiết mang nặng nỗi buồn tủi của những con người sống xa quê, nhớ quê hương sâu sắc. Đây chính là lời tâm sự của biết bao con người, thốt lên nỗi lòng đau đớn.

3.7 Câu 7 trang 49 SGK Văn 10/1 Kết nối tri thức:

“Có ý kiến cho rằng tất cả các câu thơ trong bài thơ đều thể hiện được các cảm xúc về mùa thu cũng như nỗi niềm tâm sự của tác giả trong mùa thu. Bạn nghĩ sao về ý kiến này?”

Theo tôi, ý kiến trên là chưa chính xác. Ta có thể thấy, ở 4 câu thơ đầu tác giả tập trung miêu tả khung cảnh mùa thu đầy u buồn và ảm đạm. Tuy nhiên, trong 4 câu sau, tác giả lại thể hiện những nỗi niềm tâm sự của thi nhân. Và đó cũng chính là lời tâm sự cũng như ước mơ của bao nhiêu người nghèo khổ bởi trong cuộc sống loạn lạc, họ phải rời quê hương đi tha phương.

4. Soạn bài Thu hứng: Kết nối đọc viết.

Trên thế giới, thơ hai-cư là thể thơ ngắn nhất và cũng là thể thơ truyền thống có vị trí vô cùng quan trọng trong văn chương Nhật Bản. Thơ Đường luật là thể thơ được xuất phát từ Trung Quốc, thường có hai thể tiêu biểu là thất ngôn tứ tuyệt và thất ngôn bát cú. Cả thơ hai-cư và thơ Đường luật đều là những thể thơ ngắn gọn và thường viết về những cảm xúc của con người trước khung cảnh, hình ảnh thiên nhiên. Thơ hai-cư với những dòng thơ ngắn gọn chỉ khoảng ba đến bảy chữ diễn tả cảnh thiên nhiên trong sáng, nhẹ nhàng. Từ cảnh thiên nhiên ấy gợi lên những rung động, cảm xúc trong nhân vật trữ tình. Còn thể thơ Đường luật cũng ngắn gọn với mỗi câu chỉ bảy chữ giống như bài thơ Thu hứng (Cảm xúc mùa thu) của Đỗ Phủ. Bài thơ tả cảnh mà chan chứa nỗi niềm tâm sự. Hai thể thơ tuy đến từ hai đất nước khác nhau nhưng đều có chung mục đích là tả ít, gợi nhiều, tả gián tiếp hơn là trực tiếp, nhờ đó mà mở ra không gian cho người đọc cảm nhận bài thơ.

Qua bài viết này, VUIHOC đã cung cấp cho các em chi tiết Soạn bài Thu hứng sách kết nối tri thức. Bài thơ đã tái hiện bức tranh thu xơ xác, tiêu điều, lạnh lẽo. Đằng sau bức tranh ấy còn gửi gắm tâm trạng bài thơ: nỗi lo cho đất nước, nỗi nhớ quê hương và nỗi xót xa cho thân phận của chính mình. Để học nhiều hơn các kiến thức của các môn học thì các em hãy nhanh tay truy cập và website vuihoc.vn hoặc đăng ký khoá học với các thầy cô giáo của VUIHOC ngay bây giờ nhé!

>> Mời bạn tham khảo thêm:

Link nội dung: https://truyenhay.edu.vn/soan-van-10-sach-moi-canh-dieu-a75520.html