Ăn bưởi có tốt không? Bưởi là loại trái cây chứa nhiều chất xơ và các chất dinh dưỡng cần thiết khác. Ngoài hương vị thơm ngon, đây còn là loại quả rất thích hợp để có trong chế độ ăn uống của bạn. Cùng tìm hiểu ngay quả bưởi có công dụng gì và cách sử dụng chúng như thế nào để đạt hiệu quả nhé!
Ăn bưởi có tốt không?
Ăn bưởi có tác dụng gì? Bưởi chứa nhiều thành phần dinh dưỡng tốt cho sức khỏe như các loại vitamin và khoáng chất. Dưới đây là top 6 công dụng tuyệt vời từ quả bưởi.
Trong bưởi có hàm lượng chất xơ cao giúp dịch tiêu hóa trong đường ruột cũng được đẩy mạnh lưu thông, từ đó giúp tiêu hóa thức ăn tốt hơn. Chất xơ còn có tác dụng chống táo bón và phát triển của vi khuẩn có lợi trong dạ dày
Bưởi chứa vitamin C có tác dụng bảo vệ làn da khỏi tác động của ánh nắng, chống lão hóa và hạn chế tình trạng sưng viêm, nổi mụn của da. Nó còn giúp da luôn căng bóng, đàn hồi và không bị khô.
Ăn bưởi giúp hỗ trợ điều trị bệnh sốt rét và các bệnh cảm sốt thông thường nhờ vào quinine và vitamin C. Vitamin C có tác dụng tăng cường miễn dịch và hạ sốt cho cơ thể.
Bưởi bao gồm các loại vitamin B, vitamin C, kẽm, sắt và đồng tạo nên một hệ thống miễn dịch. Chúng giúp duy trì sức khỏe của cơ thể và bảo vệ khỏi viêm nhiễm, nhiễm trùng.
Bưởi là một trong những loại trái cây ít calo rất thích hợp cho việc giảm cân. Nhờ vào hàm lượng chất xơ cao nên việc ăn bưởi làm giảm cảm giác thèm ăn, no lâu và tránh ăn quá nhiều có thể gây tăng cân.
Bưởi có chứa nhiều nước và chất xơ, có thể giúp duy trì sự cân bằng nước và chất điều hòa axit bazơ trong cơ thể, từ đó giúp giảm nguy cơ tạo ra một số loại sỏi thận và cung cấp một số dưỡng chất có lợi cho sức khỏe.
Xem thêm: 6 đối tượng có nguy cơ mắc bệnh sỏi thận
Để đạt hiệu quả cho sức khỏe như mong đợi khi ăn bưởi bạn cần áp dụng theo một số hướng dẫn như sau.
Những người có vấn đề về dạ dày và tiêu hóa nên hạn chế ăn bưởi vì chúng có nồng độ axit cao có thể làm tăng triệu chứng và gây kích ứng dạ dày, làm đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn, khó tiêu.
Xem thêm: Các bệnh tiêu hóa thường gặp
Người mắc bệnh tiểu đường nên theo dõi việc tiêu thụ đường và carbohydrate từ các nguồn thực phẩm, bao gồm cả bưởi. Vì nếu ăn nhiều bưởi có thể làm tăng lượng đường trong máu.
Bưởi và các loại trái cây có tính axit có thể gây tổn thương men răng hoặc tăng nhạy cảm cho răng. Người có vấn đề về men răng hoặc răng nhạy cảm nên cân nhắc hạn chế việc ăn các loại thực phẩm này.
Ngoài ra, bưởi có thể tương tác với một số loại thuốc vì vậy nếu bạn đang dùng thuốc, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về việc ăn bưởi để đảm bảo không có tương tác không mong muốn.
Một số đối tượng KHÔNG nên ăn bưởi
Bưởi còn được coi là biện pháp chữa trị cho những chứng như nôn mửa khi có thai, biếng ăn, khó tiêu, đau bụng. Đặc biệt, nó có lợi cho những người mắc các vấn đề như mỡ máu tăng cao, huyết áp cao, đái tháo đường và béo phì.
Bạn chỉ cần ăn 1 quả bưởi mỗi ngày, là đã đáp ứng được lượng vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Người bệnh đái tháo đường cũng được khuyến khích ăn 3 phần bưởi mỗi ngày tương đương với ½ quả bưởi để cải thiện tình trạng bệnh.
Ngoài ra có thể thay thế bằng nước ép bưởi cũng rất tốt cho sức khỏe và ăn cả bã của quả bưởi sẽ đạt hiệu quả hơn.
Cách ăn bưởi đạt nhiều hiệu quả sức khỏe
Khi ăn bưởi để tránh gây hại cho cơ thể bạn cần lưu ý vài điều sau đây.
Không ăn khi đang dùng thuốc: Các chuyên gia sức khỏe khuyên rằng, nếu đang sử dụng một loại thuốc nào đó thì nên hỏi ý kiến bác sĩ có nên ăn bưởi hay không. Vì bưởi tương tác thuốc rất cao nên ăn bưởi có thể gây tác dụng mạnh của thuốc.
Không ăn ngay sau khi dùng bia rượu: Trong nước bưởi có chứa chất Pyranocoumarin làm tăng độc tính của ethanol, gây độc hại cho sức khỏe.
Kết hợp với nhóm dinh dưỡng khác: Bên cạnh việc sử dụng bưởi hợp ký, bạn cũng cần bổ sung đầy đủ các nhóm dinh dưỡng quan trọng khác để có một chế độ ăn uống khoa học.
Sinh hoạt lành mạnh: Để có một sức khỏe như mong đợi, bạn nên thay đổi chế độ sinh hoạt một cách lành mạnh hơn như tập thể dục, ngủ đủ giấc…
Bài viết trên đây đã giúp bạn hiểu rõ về lợi ích của việc ăn bưởi và cách sử dụng chúng. Bên cạnh việc bổ sung các nguồn thực phẩm cần thiết, bạn hãy xây dựng cho mình chế độ sinh hoạt lành mạnh nhé!
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.
Bạn có thể xem thêm:
Tổng hợp 7 lợi ích nổi bật từ quả cherry
Thực đơn giảm cân khoa học - Giữ dáng an toàn, hiệu quả
Gợi ý cách dùng quả bơ đúng cách tốt cho sức khỏe
Ăn khoai lang có béo không? Mẹo ăn khoai lang đúng cách giúp giảm cân
Đến tháng nên ăn gì? Top 10 loại thực phẩm nên ăn trong ngày đèn đỏ
Link nội dung: https://truyenhay.edu.vn/qua-buoi-a74157.html