Thổ Nhĩ Kỳ (tiếng Thổ Nhĩ Kỳ: Türkiye [tyrkije]), tên chính thức là nước Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ (tiếng Thổ Nhĩ Kỳ: Türkiye Cumhuriyeti [tyrkije d͡ʒumhurijeti] ( nghe)), là một quốc gia xuyên lục địa, phần lớn nằm tại Tây Á và một phần nằm tại Đông Nam Âu,Thổ Nhĩ Kỳ có biên giới với 8 quốc gia: Bulgaria ở phía tây bắc; Hy Lạp ở phía tây; Gruzia ở phía đông bắc; Armenia, Iran và vùng tách rời Nakhchivan của Azerbaijan ở phía đông; và Iraq cùng Syria ở phía đông nam. Địa Trung Hải ở phía nam; biển Aegea ở phía tây; và biển Đen ở phía bắc. Biển Marmara, các eo biển Bosphorus và Dardanelles phân ranh giới giữa Thrace và Anatolia, và cũng phân chia châu Âu và châu Á. Vị trí nằm tại nơi giao cắt giữa châu Âu và châu Á khiến Thổ Nhĩ Kỳ có tầm quan trọng địa chiến lược đáng kể.
Thổ Nhĩ Kỳ có người cư trú từ thời đại đồ đá cũ, Sau khi bị Alexandros Đại đế chinh phục, khu vực bị Hy Lạp hóa, quá trình này tiếp tục dưới sự cai trị của Đế quốc La Mã rồi tiếp theo là Đế quốc Đông La Mã. Người Thổ Seljuk bắt đầu di cư đến khu vực vào thế kỷ XI, khởi đầu quá trình Thổ Nhĩ Kỳ hóa. Bắt đầu từ cuối thế kỷ XIII, người Ottoman thống nhất Anatolia và thiết lập một đế quốc bao gồm nhiều lãnh thổ tại Đông Nam Âu, Tây Nam Á và Bắc Phi, trở thành một cường quốc chủ yếu tại Âu-Á và châu Phi trong thời kỳ đầu hiện đại. Đế quốc đạt đỉnh cao quyền lực trong thế kỷ XV-XVII. Các cải cách Tanzimat trong thế kỷ XIX nhằm hiện đại hóa Ottoman là không đủ, và thất bại trong việc ngăn chặn đế quốc tan rã. Đế quốc Ottoman tham gia Chiến tranh thế giới thứ nhất trong Liên minh Trung tâm và cuối cùng chiến bại. Chiến tranh giành độc lập Thổ Nhĩ Kỳ do Mustafa Kemal Atatürk và các cộng sự của ông đề xướng tại Anatolia, dẫn đến việc thành lập nước Cộng hòa Türkiye hiện đại vào năm 1923, với Atatürk là tổng thống đầu tiên.
Thổ Nhĩ Kỳ là một nước cộng hòa dân chủ, thế tục, đơn nhất, và lập hiến với một di sản văn hóa đa dạng. Ngôn ngữ chính thức của quốc gia là tiếng Thổ Nhĩ Kỳ, đây là ngôn ngữ tự nhiên của xấp xỉ 85% cư dân. 70-80% dân số thuộc dân tộc Thổ Nhĩ Kỳ; phần còn lại gồm các dân tộc thiểu số như người Kurd. Đại đa số cư dân là tín đồ Hồi giáo. Thổ Nhĩ Kỳ là một thành viên của Liên Hợp Quốc, NATO, OECD, OSCE, OIC và G-20. Sau khi trở thành một trong các thành viên đầu tiên của Ủy hội châu Âu vào năm 1949, Thổ Nhĩ Kỳ trở thành một thành viên liên kết của EEC vào năm 1963, gia nhập Liên minh Thuế quan EU vào năm 1995 và bắt đầu các cuộc đàm phán về quyền thành viên đầy đủ với Liên minh châu Âu vào năm 2005. Kinh tế tăng trưởng và các sáng kiến ngoại giao của Thổ Nhĩ Kỳ khiến quốc gia này được công nhận là một cường quốc khu vực.
Sơ lược về Thổ Nhĩ Kỳ (Turkey): Quốc kỳ: Châu lục:Châu Âu Khu vực:châu Âu nhưng lãnh thổ nằm ở Tây Á Mã vùng:90 Thủ đô:Ankara Diện tích:783,562 km² (Nguồn: WorldAtlas) Dân số:83.429.615 người (2019) GDP:754,41 tỉ đô la (USD) - cập nhật 2019 GDP đầu người:$9,042.49 Tiền tệ:Turkish liras (TRY)Bạn có thể nhấn vào
Thổ Nhĩ Kỳ (Turkey) là một quốc gia thuộc khu vực châu Âu nhưng lãnh thổ nằm ở Tây Á của Châu Âu
Bán đảo Anatolia là một trong những khu vực định cư vĩnh cửu cổ nhất trên thế giới. Nhiều cư dân Anatolia cổ đại cư trú tại bán đảo, ít nhất là từ Thời đại đồ đá mới cho đến cuộc chinh phục của Alexandros Đại đế. Nhiều dân tộc nói một trong các ngôn ngữ Anatolia, một nhánh của Ngữ hệ Ấn-Âu. Dựa trên tính cổ xưa của các ngôn ngữ Hittite và Luwia, một số học giả đề xuất Anatolia là trung tâm giả thuyết mà từ đó các ngôn ngữ Ấn-Âu tỏa ra. Phần thuộc châu Âu của Thổ Nhĩ Kỳ được gọi là Đông Thrace, khu vực này có người cư trú từ ít nhất là bốn mươi nghìn năm trước, và được biết đến là nằm trong Thời đại đồ đá mới vào khoảng 6000 TCN khi các cư dân bắt đầu thực hiện nông nghiệp.
Göbekli Tepe là địa điểm có cấu trúc tôn giáo nhân tạo cổ nhất được biết đến, một đền thờ có niên đại từ 10.000 TCN, trong khi Çatalhöyük là một khu dân cư Thời đại đồ đá mới và đồ đồng đá rất lớn tại miền nam Anatolia, tồn tại từ khoảng 7500 TCN tới 5700 TCN. Khu dân cư Troy bắt đầu vào thời đại đồ đá mới và tiếp tục đến thời đại đồ sắt.
Những cư dân sớm nhất của Anatolia theo ghi chép là người Hatti và người Hurria, là các dân tộc phi Ấn-Âu lần lượt cư trú tại miền trung và miền đông Anatolia, từ khoảng 2300 TCN. Người Hittite Ấn-Âu đến Anatolia và dần hấp thu người Hattia và Hurria vào khoảng 2000-1700 TCN. Đế quốc lớn đầu tiên trong khu vực do người Hittite thành lập, tồn tại từ thế kỷ XVIII đến thế kỷ XIII TCN. Người Assyria chinh phục và định cư tại nhiều nơi của miền đông nam Thổ Nhĩ Kỳ từ 1950 TCN cho đến năm 612 TCN. Urartu tái xuất hiện trên các câu khắc Assyria vào thế kỷ IX TCN như một đối thủ phương bắc hùng mạnh của Assyria.
Sau khi Đế quốc Hittite sụp đổ vào khoảng 1180 TCN, một dân tộc Ấn-Âu là Phrygia giành được uy thế tại Anatolia cho đến khi vương quốc của họ bị người Cimmeria tiêu diệt vào thế kỷ VII TCN. Bắt đầu từ 714 BC, Urartu có số phận tương tự và giải thể vào năm 590 TCN. Các quốc gia kế thừa hùng mạnh nhất của Phrygia là Lydia, Caria và Lycia.
Bắt đầu từ khoảng 1200 TCN, người Hy Lạp Aeolus và Ionia định cư nhiều tại duyên hải Anatolia. Nhiều thành phố quan trọng được họ lập ra, như Miletus, Ephesus, Smyrna và Byzantium. Quốc gia đầu tiên được các dân tộc lân cận gọi là Armenia là quốc gia của triều đại Orontid, bao gồm các bộ phận miền đông Thổ Nhĩ Kỳ, bắt đầu từ thế kỷ VI TCN. Tại tây bắc Thổ Nhĩ Kỳ, nhóm bộ tộc quan trọng nhất tại Thrace là Odyrisia.
Đế quốc Achaemenes Ba Tư chinh phục Anatolia trong các thế kỷ VI và V TCN, rồi thất thủ trước Alexandros Đại đế vào năm 334 TCN, sự kiện này làm gia tăng tính đồng nhất văn hóa và Hy Lạp hóa trong khu vực. Sau khi Alexandros Đại đế từ trần vào năm 323 TCN, Anatolia bị phân chia thành một số vương quốc Hy Lạp hóa nhỏ, toàn bộ chúng đều trở thành bộ phận của Cộng hòa La Mã vào khoảng giữa thế kỷ I TCN. Quá trình Hy Lạp hóa vốn bắt đầu bằng cuộc chinh phục của Alexandros được tăng tốc dưới sự cai trị của La Mã, và đến khoảng những thế kỷ đầu CN thì ngữ tộc Anatolia và văn hóa bản địa bị tuyệt diệt, phần lớn bị thay thế bằng ngôn ngữ và văn hóa Hy Lạp cổ đại.
Năm 324, Constantine I lựa chọn Byzantium làm thủ đô mới của Đế quốc La Mã. Sau khi Theodosius I từ trần vào năm 395 và đế quốc bị phân chia vĩnh viễn giữa hai con trai của ông, thành phố trở thành thủ đô của Đế quốc Đông La Mã và có tên gọi đại chúng là Constantinopolis. Đế quốc Đông La Mã cai trị hầu hết lãnh thổ nay thuộc Thổ Nhĩ Kỳ cho đến Hậu kỳ Trung Cổ.
Nhà Seljuk là một nhánh của người Thổ Oghuz Kınık, những người cư trú tại ngoại vi của thế giới Hồi giáo, trong Hãn quốc Yabghu của liên minh Oguz, từ phía bắc của các biển Caspia và Aral, trong thế kỷ IX. Trong thế kỷ X, người Seljuk bắt đầu di cư đến Ba Tư, nơi này trở thành trung tâm hành chính của Đế quốc Đại Seljuk.
Trong nửa cuối của thế kỷ XI, người Seljuk bắt đầu thâm nhập các khu vực miền đông của Anatolia. Năm 1071, người Thổ Seljuk đánh bại người Đông La Mã trong trận Manzikert, khởi đầu Thổ hóa khu vực, ngôn ngữ Thổ Nhĩ Kỳ và Hồi giáo được đưa đến Anatolia và dần truyền bá khắp khu vực và tiến hành chuyển đổi chậm Anatolia từ khu vực chủ yếu Cơ Đốc giáo và Hy Lạp ngữ sang chủ yếu Hồi giáo và Thổ ngữ.
Năm 1243, quân đội Seljuk bị người Mông Cổ đánh bại, khiến quyền lực của Đế quốc Seljuk từ từ tan rã. Trong bối cảnh này, một trong các thân vương quốc Thổ do Osman I cai trị tiến triển thành Đế quốc Ottoman. Năm 1453, người Ottoman hoàn thành chinh phục Đế quốc Đông La Mã khi chiếm lĩnh Constantinopolis.
Năm 1514, Sultan Selim I (1512-1520) bành trướng thành công biên giới phía nam và phía đông của Đế quốc khi đánh bại Shah Ismail I của triều đại Safavid trong trận Chaldiran. Năm 1517, Selim I bành trướng quyền cai trị của Ottoman đến Algérie và Ai Cập, và thiết lập hiện diện hải quân tại biển Đỏ. Sau đó, Ottoman và Bồ Đào Nha bắt đầu cạnh tranh để trở thành thế lực hải dương chi phối tại Ấn Độ Dương. Sự hiện diện của người Bồ Đào Nha tại Ấn Độ Dương được cho là một mối đe dọa đối với độc quyền của Ottoman trên các tuyến mậu dịch cổ giữa Đông Á và Tây Âu. Độc quyền quan trọng này càng bị tổn hại sau khi người Bồ Đào Nha phát hiện tuyến hàng hải vòng qua châu Phi vào năm 1488, một tác động đáng kể đối với kinh tế Ottoman.
Quyền lực và thanh thế của Ottoman đạt đỉnh trong thế kỷ XVI và XVII, đặc biệt là trong triều đại của Suleiman I. Ottoman thường xung đột với Đế quốc La Mã Thần thánh trong bước tiến vững chắc của mình hướng đến Trung Âu qua Balkan và phần phía nam của Liên bang Ba Lan và Lietuva. Trên hải dương, Hải quân Ottoman đấu tranh với vài liên minh Công giáo để kiểm soát Địa Trung Hải. Tại phía đông, người Ottoman thỉnh thoảng có chiến tranh với Safavid Ba Tư từ thế kỷ XVI đến XVIII do tranh chấp lãnh thổ và khác biệt tôn giáo.
Từ đầu thế kỷ XIX trở đi, Ottoman bắt đầu suy yếu, kích thước lãnh thổ cùng năng lực quân sự và thịnh vượng dần giảm đi, khiến nhiều người Hồi giáo Balkan di cư đến phần trung tâm của Đế quốc tại Anatolia, Ottoman suy yếu khiến tình cảm dân tộc chủ nghĩa nổi lên trong các dân tộc khác nhau, dẫn đến gia tăng căng thẳng dân tộc mà đôi khi bùng phát thành bạo lực.
Ottoman tham gia Chiến tranh thế giới thứ nhất bên phe Liên minh Trung tâm và cuối cùng chiến bại. Trong chiến tranh, người Armenia trong Đế quốc bị trục xuất từ miền đông Anatolia đến Syria như một phần của Cuộc diệt chủng người Armenia. Theo ước tính, có 1,5 triệu người Armenia bị sát hại. Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ bác bỏ đó là một cuộc diệt chủng và tuyên bố rằng người Armenia chỉ bị tái định cư từ khu vực chiến sự phía đông. Sau Hiệp định đình chiến Mudros vào ngày 30 tháng 10 năm 1918, Đồng Minh tìm cách phân chia Ottoman thông qua Hòa ước Sèvres 1923.
Trước việc Đồng Minh chiếm đóng Constantinopolis và Smyrna, Phong trào Dân tộc Thổ Nhĩ Kỳ được xúc tiến thành lập. Dưới quyền lãnh đạo của Mustafa Kemal, Chiến tranh giành độc lập Thổ Nhĩ Kỳ được tiến hành với mục tiêu hủy bỏ các điều khoản của Hòa ước Sèvres.
Đến ngày 18 tháng 9 năm 1922, các quân đội chiếm đóng bị trục xuất, và chính thể Thổ Nhĩ Kỳ đặt tại Ankara bắt đầu chính thức hóa chuyển giao tư pháp từ Ottoman sang hệ thống chính trị Cộng hòa mới. Ngày 1 tháng 11, nghị viện mới hình thành chính thức bãi bỏ Đế quốc. Hiệp ước Lausanne ngày 24 tháng 7 năm 1923 dẫn đến việc quốc tế công nhận chủ quyền của “Cộng hòa Türkiye” mới hình thành với vị thế quốc gia liên tục của Đế quốc Ottoman, và nước cộng hòa được tuyên bố chính thức vào ngày 29 tháng 10 năm 1923 tại thủ đô mới Ankara. Hiệp định Lausanne quy định trao đổi cư dân giữa Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ, do đó 1,1 triệu người Hy Lạp rời Thổ Nhĩ Kỳ trong khi 380 nghìn người Hồi giáo chuyển từ Hy Lạp sang Thổ Nhĩ Kỳ. Mustafa Kemal trở thành tổng thống đầu tiên của nước cộng hòa và sau đó tiến hành nhiều cải cách căn bản với mục tiêu chuyển đổi quốc gia Ottoman-Thổ Nhĩ Kỳ cũ thành một nước cộng hòa thế tục mới.
Thổ Nhĩ Kỳ duy trì trung lập trong hầu hết Chiến tranh thế giới thứ hai, tuy nhiên tham gia trong giai đoạn cuối của chiến tranh bên phe Đồng Minh vào ngày 23 tháng 2 năm 1945. Ngày 26 tháng 6 năm 1945, Thổ Nhĩ Kỳ trở thành một thành viên hiến chương của Liên Hợp Quốc. Khó khăn của Hy Lạp sau chiến tranh đàn áp nổi loạn cộng sản, cùng với các yêu cầu của Liên Xô về căn cứ quân sự tại các eo biển Thổ Nhĩ Kỳ, xúc tiến Hoa Kỳ tuyên bố Học thuyết Truman vào năm 1947. Học thuyết đề ra các mục đích của Hoa Kỳ để đảm bảo an ninh cho Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp, kết quả là hỗ trợ quân sự và kinh tế quy mô lớn của Hoa Kỳ. Hai quốc gia tham dự Kế hoạch Marshall và OEEC về tái thiết các nền kinh tế châu Âu vào năm 1948, và sau đó trở thành các thành viên sáng lập của OECD vào năm 1961.
Sau khi tham gia cùng lực lượng Liên Hợp Quốc trong Chiến tranh Triều Tiên, Thổ Nhĩ Kỳ gia nhập NATO vào năm 1952, trở thành một tường thành chống lại sự bành trướng của Liên Xô đến Địa Trung Hải. Sau một thập niên bạo lực giữa các cộng đồng tại Síp, và đảo chính tại Síp vào ngày 15 tháng 7 năm 1974, trong đó phế truất Tổng thống Makarios và đưa nhân vật ủng hộ liên minh với Hy Lạp là Nikos Sampson lên cầm quyền, Thổ Nhĩ Kỳ xâm chiếm Síp vào ngày 20 tháng 7 năm 1974. Chín năm sau đó, Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ Bắc Síp được thành lập, Thổ Nhĩ Kỳ là quốc gia duy nhất công nhận chính thể này.
Giai đoạn độc đảng kết thúc vào năm 1945, sau đó là một chuyển đổi náo động sang dân chủ đa đảng trong vài thập niên kế tiếp, bị gián đoạn do đảo chính quân sự vào năm 1960, 1971, và 1980, cũng như một bị vong lục quân sự vào năm 1997. Năm 1984, một nhóm ly khai người Kurd mang tên PKK bắt đầu chiến dịch nổi loạn chống chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ. Kể từ khi tự do hóa kinh tế trong thập niên 1980, Thổ Nhĩ Kỳ đạt được tăng trưởng kinh tế mạnh hơn và ổn định chính trị lớn hơn. Trong tháng 7 năm 2016, phát sinh một nỗ lực đảo chính bất thành nhằm phế truất chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ. Sau đó, chính phủ tiến hành thanh trừng hàng loạt.
Link nội dung: https://truyenhay.edu.vn/tho-nhi-ky-tren-ban-do-the-gioi-a69624.html