Tâm Lý Học Lý Giải Hành Vi Tự Hại (Self-Harm)

Hành vi tự hại là sự cố ý làm tổn thương trực tiếp đến các mô của cơ thể không nhằm mục đích tự tử. Hành vi này thường bắt đầu xuất hiện nhiều nhất ở lứa tuổi thanh thiếu niên.

Hành Vi Tự Hại Là Gì?

Hành vi tự hại (Deliberate self-harm - DSH) là sự cố ý làm tổn thương trực tiếp đến các mô của cơ thể (chẳng hạn như cắt, đốt, gãi, cắn, đánh, đập đầu). Mặc dù hành vi tự hại được thực hiện không nhằm mục đích tự tử (phân biệt với các hành vi tự tử), nhưng nó dẫn đến những thương tích nghiêm trọng, có thể đe dọa tới tính mạng. Hành vi tự hại thường có liên quan tới rối loạn nhân cách ranh giới; phổ biến ở nhóm thanh thiếu niên và những người khuyết tật về trí tuệ và phát triển.

>>> Tham Khảo: Sự Khác Biệt Giữa Tự Hại (Self-Harm) và Cố Gắng Tự Tử (Attempted Suicide)

Nhiều nghiên cứu cho rằng hành vi tự hại thường bắt đầu xuất hiện nhiều nhất ở lứa tuổi thanh thiếu niên: 85% trẻ lần đầu tiên thực hiện các hành vi tự hại khi học trung học cơ sở; 61% sinh viên đã từng bắt đầu hành vi này trước 16 tuổi. Ở Việt Nam, số liệu thống kê năm 2009 và 2013 cho thấy tỷ lệ trẻ vị thành niên và thanh niên có các hành vi tự hại lần lượt là 2.7% và 7.5%.

So với các trường hợp làm tổn thương bản thân ở lứa tuổi trưởng thành, các hành vi tự hại bắt đầu từ lứa tuổi thanh thiếu niên có xu hướng dày đặc hơn, kéo dài hơn và sử dụng nhiều hình thức gây tổn hại cơ thể hơn. Điều đáng lo ngại là thanh thiếu niên có xu hướng ít tìm kiếm sự giúp đỡ hơn so với người trưởng thành khi rơi vào tình trạng này. Do đó, việc phát hiện các dấu hiệu và triệu chứng tự hại kịp thời là vô cùng quan trọng.

Dấu Hiệu Và Triệu Chứng Tự Hại

Theo Cẩm nang Chẩn đoán và Thống kê Rối loạn Tâm thần, Ấn bản lần thứ Năm (DSM-5 TR), hành vi tự hại được xem xét như một vấn đề về sức khỏe tâm thần độc lập với thuật ngữ “Nonsuicidal Self-Injury Disorder”. Một người được chẩn đoán có hành vi tự hại khi họ xuất hiện các dấu hiệu và triệu chứng như sau:

1. Trong vòng một năm trở lại đây, cá nhân có ít nhất 5 ngày thực hiện hành vi tự làm tổn thương, gây tổn hại tới cơ thể (chẳng hạn như chảy máu, bầm tím hoặc đau đớn), với mong muốn vết thương chỉ dẫn đến tổn hại về thể chất ở mức độ nhẹ hoặc trung bình (tức là không có ý định tự tử).

2. Cá nhân thực hiện hành vi tự gây thương tích nhằm mục đích:

3. Việc cố ý tự gây thương tích có liên quan đến ít nhất một trong những điều sau đây:

4. Hành vi tự hại không bị xã hội phê phán (Ví dụ: Xỏ khuyên trên cơ thể, xăm mình, một phần của nghi lễ tôn giáo hoặc văn hóa) và không bị hạn chế ở việc cạy vảy hoặc cắn móng tay.

5. Hành vi hoặc hậu quả của nó gây ra đau khổ hoặc cản trở đáng kể trong các lĩnh vực hoạt động liên cá nhân, học tập hoặc các hoạt động chức năng quan trọng khác.

6. Hành vi tự hại này không phải là biểu hiện của các giai đoạn loạn thần, mê sảng, ngộ độc chất gây nghiện hoặc cai nghiện; không nằm trong các triệu chứng của một rối loạn tâm thần hoặc tình trạng bệnh lý khác (Ví dụ: Rối loạn tâm thần, rối loạn phổ tự kỷ, rối loạn phát triển trí tuệ/khuyết tật trí tuệ,…). Ở những người mắc rối loạn phát triển thần kinh, hành vi này không phải là một phần của khuôn mẫu lặp đi lặp lại.

LƯU Ý: Các triệu chứng được nêu chỉ mang tính tham khảo. Nếu bạn nghi ngờ bản thân có các hành vi tự hại, hãy tìm gặp nhà tâm lý để có kết luận chính xác.

Tại Sao Người Ta Làm Tổn Thương Bản Thân?

Mỗi người đều có những lý do khác nhau khiến họ căng thẳng và lo lắng. Một số người có thể giải quyết những rắc rối này bằng cách nói chuyện với bạn bè và gia đình, trong khi những người khác cảm thấy những khó khăn này quá sức chịu đựng. Khi một người không bày tỏ cảm xúc và không chia sẻ về những điều khiến họ đau khổ, tức giận hay khó chịu, áp lực có thể tích tụ và dần dần trở nên quá tải. Một số người bị tích tụ áp lực đã sử dụng cơ thể của họ như một cách để bày tỏ những suy nghĩ và cảm xúc mà họ không thể nói thành lời. Khi những áp lực trở nên quá sức chịu đựng, họ có thể có các hành vi tự hại. Những hành vi này có thể xuất hiện với tần suất ngày càng nhiều mỗi khi họ cảm thấy tức giận, đau khổ, lo lắng hoặc chán nản.

Bất kỳ ai cũng đều có thể có các hành vi tự hại, tuy nhiên, tình trạng này xuất hiện phổ biến nhất ở lứa tuổi thanh thiếu niên. Các em mô tả việc tự làm hại bản thân là một cách để “thoát khỏi sự tổn thương, giận dữ và đau đớn” do áp lực trong cuộc sống gây ra. Các em làm như vậy vì không biết phải làm gì khác và không cảm thấy mình còn có sự lựa chọn nào khác. Các hành vi tự hại ở thanh thiếu niên không chỉ là một cách để các em đối phó với những áp lực từ bên ngoài, mà còn để giải tỏa căng thẳng, bộc lộ nỗi đau hoặc để quên đi ký ức về những trải nghiệm đau thương. Một vài thanh thiếu niên có cảm giác tội lỗi, vì vậy, các em thực hiện hành vi này như một cách để tự trừng phạt bản thân.

Một số yếu tố có thể coi là nguyên nhân dẫn đến hành vi tự hại ở thanh thiếu niên bao gồm:

Những Lầm Tưởng Về Hành Vi Tự Hại

“Tự làm hại bản thân là để thu hút sự chú ý của người khác”

Đây là một trong những định kiến phổ biến nhất về hành vi tự hại. Trên thực tế, có nhiều người tự làm tổn thương bản thân nhưng không nói với ai về những gì họ đang trải qua trong một thời gian dài; và họ có thể rất khó có đủ can đảm để tìm kiếm sự giúp đỡ.

“Tự làm hại bản thân là một điều ngu ngốc”

Nhiều người coi các hành vi tự hại là một phần của "văn hóa” trong nhóm thanh thiếu niên nổi loạn (như goth hoặc emo). Mặc dù một số nghiên cứu cho thấy có mối liên hệ giữa 2 yếu tố này, thế nhưng, có rất ít hoặc thậm chí là không có bằng chứng thuyết phục nào chứng minh cho quan điểm rằng tự làm hại bản thân là một phần của văn hóa nhóm cụ thể của thanh thiếu niên.

“Chỉ có nữ giới mới có các hành vi tự hại”

Người ta thường nghĩ rằng con gái có khả năng tự làm hại bản thân cao hơn con trai, tuy nhiên, chưa có bằng chứng nào cụ thể về quan điểm này. Cả nam và nữ đều có thể có những hành vi tự hại khác nhau, hoặc có những lý do khác nhau để làm tổn thương bản thân - và đó đều là những vấn đề mang tính chất nghiêm trọng.

“Người tự làm hại mình thích cảm giác mà họ có được khi thực hiện các hành vi tự hại”

Một số người cho rằng những người có hành vi tự hại sẽ cảm thấy thích thú trước nỗi đau hoặc rủi ro liên quan đến hành vi đó. Thực tế, không có bằng chứng nào cho thấy những người tự làm hại bản thân cảm nhận sự đau đớn khác với những người khác. Những hành vi tự hại thường khiến con người vô cùng đau khổ. Đối với một số người, trầm cảm khiến họ tê liệt và họ muốn cảm nhận bất cứ điều gì để nhắc nhở rằng họ vẫn còn sống, ngay cả khi điều đó rất đau đớn. Một số người khác đã mô tả nỗi đau khi làm tổn thương bản thân như một sự trừng phạt.

“Người ta thực hiện hành vi tự hại là để tự tử”

Tự làm hại bản thân đôi khi bị nhiều người coi là các hành vi cố gắng tự tử. Tuy nhiên, điều này không phải hoàn toàn đúng đối với tất cả mọi người. Một số người có thể cảm thấy muốn tự tử và họ cố gắng thực hiện các hành vi gây tổn thương đến cơ thể để tự kết liễu; trong khi một số người coi việc làm tổn thương bản thân là nhằm mục đích đương đầu với những cảm xúc và hoàn cảnh khó khăn ở hiện tại - họ mô tả các hành vi tự hại như một cách để sống sót và vượt qua khó khăn.

>>> Tham Khảo: 11 Quan Niệm Sai Lầm Về Tự Hại

Ứng Phó Với Hành Vi Tự Hại

Kỹ Thuật Đánh Lạc Hướng

Khi bạn cảm thấy muốn tự làm hại bản thân, các kỹ thuật đánh lạc hướng có thể là cách hữu ích để kiểm soát cảm xúc và vượt qua mong muốn làm hại bản thân. Một số hoạt động đánh lạc hướng bao gồm:

Sự Trợ Giúp Của Những Người Xung Quanh

Nếu bạn đang gặp khó khăn tâm lý, có ý định hoặc đã thực hiện các hành vi tự hại, đừng ngại yêu cầu giúp đỡ bất cứ khi nào và bằng bất cứ cách nào bạn cần. Thể hiện cảm xúc của bạn không phải là dấu hiệu của sự yếu đuối. Nó cho thấy rằng bạn đang có trách nhiệm đối với sức khỏe của mình và làm những gì bạn cần để bảo vệ sức khỏe. Việc bày tỏ cảm xúc không phải lúc nào cũng dễ dàng, nếu bạn gặp khó khăn trong việc mô tả, hãy sử dụng càng nhiều từ càng tốt để minh họa cảm xúc của bạn.

Trò chuyện có thể là một cách để giải quyết vấn đề mà bạn đang đau đáu trong lòng. Cảm giác được lắng nghe có thể giúp bạn cảm thấy được hỗ trợ nhiều hơn. Điều quan trọng là phải nói với ai đó mà bạn tin tưởng và cảm thấy thoải mái, vì họ sẽ có thể giúp đỡ và hỗ trợ bạn.

Nếu bạn thấy việc nói chuyện về vấn đề đó quá khó khăn, bạn có thể viết thư hoặc email. Thậm chí, bạn cũng có thể nhờ một người bạn để thay mặt nói chuyện với một người lớn đáng tin cậy. Hãy cho họ biết rằng bạn đang cần giúp đỡ. Bạn không cần phải cung cấp chi tiết về việc bạn đã làm hại bản thân như thế nào, và bạn cũng không cần phải nói về những điều mà bạn cảm thấy không thoải mái. Hãy cố gắng tập trung vào những suy nghĩ và cảm xúc đằng sau, thay vì các hành vi tự hại.

Tìm Kiếm Sự Giúp Đỡ Chuyên Nghiệp

Có rất nhiều dịch vụ hỗ trợ và phương pháp điều trị dành cho những người đang gặp khó khăn tâm lý và có những hành vi tự hại. Các liệu pháp trị liệu tâm lý như liệu pháp Nhận thức - Hành vi (CBT) tập trung vào việc xây dựng các chiến lược đối phó và kỹ năng giải quyết vấn đề, đồng thời rất hiệu quả trong việc giúp người có hành vi tự hại giảm thiểu hành vi tự làm hại bản thân. Các hình thức trị liệu khác, chẳng hạn như liệu pháp Tâm động học, sẽ giúp người có hành vi tự hại xác định những vấn đề khiến họ đau khổ và tự làm hại bản thân. Khi làm việc với những người có chuyên môn tâm lý, tâm thần, người có hành vi tự hại sẽ hiểu rõ hơn vấn đề họ đang gặp phải và được can thiệp với phương pháp trị liệu phù hợp nhất.

Làm Thế Nào Để Giúp Đỡ Một Người Có Hành Vi Tự Hại?

Nếu bạn lo lắng rằng ai đó đang tự làm hại bản thân, điều quan trọng là bạn không được chờ đợi và bị động. Việc chờ đợi và hy vọng họ sẽ tìm đến bạn có thể bỏ lỡ khoảng thời gian thích hợp để hỗ trợ và điều trị tốt nhất cho họ.

Hãy lưu ý rằng họ có thể cảm thấy chưa sẵn sàng hoặc chưa thể nói về hành vi tự hại. Cần rất nhiều sự tin tưởng và can đảm để có thể cởi mở về việc tự làm hại bản thân. Vì vậy, hãy để họ dẫn dắt cuộc thảo luận theo tốc độ của riêng họ và đừng gây áp lực buộc họ phải kể cho bạn những chi tiết mà họ chưa sẵn sàng chia sẻ.

Đặc biệt, bạn luôn luôn phải phản ứng theo cách không phán xét, quan tâm và tôn trọng họ. Điều này có thể khó khăn khi bạn thấy ai đó gặp nạn và có thể cảm thấy khó hiểu tại sao họ lại làm tổn thương chính mình. Tuy nhiên, bạn nên cố gắng nhìn nhận theo góc nhìn của người đó và lý do họ làm hại bản thân, hơn là tập trung vào hành vi.

Nếu bạn cảm thấy mình đang có những triệu chứng của hành vi tự hại, hãy tới các cơ sở y tế để được thăm khám và chẩn đoán kịp thời, hoặc liên hệ Viện Tâm lý Việt - Pháp qua Hotline: 0977.729.396 để được tư vấn cụ thể. Can thiệp sớm là chìa khóa để cải thiện sức khỏe và chất lượng cuộc sống.

Tham khảo:

[1] Deliberate self-harm (DSH). https://dictionary.apa.org/deliberate-self-harm

[2] Hành vi tự gây tổn thương ở trẻ vị thành niên: thực trạng, các mô hình lý giải, các chiến lược phòng ngừa & can thiệp trong trường học. https://repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/13181/1/53.pdf

[3] Diagnostic and statistical manual of mental disorders (DSM-5 TR). https://www.mredscircleoftrust.com/storage/app/media/DSM%205%20TR.pdf

[4] What is self-harm?. https://www.unicef.org/parenting/mental-health/what-is-self-harm

[5] The truth about self-harm. https://www.mentalhealth.org.uk/explore-mental-health/publications/truth-about-self-harm

-

Viện Tâm lý Việt - Pháp

Trụ sở chính & Trung tâm trị liệu tại Hà Nội: Số 54 Trần Quốc Vượng, P. Dịch Vọng Hậu, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội

Trung tâm trị liệu tại TP.HCM: Toà Landmark 81 & Landmark Plus, Vinhomes Central Park, 720A Điện Biên Phủ, P. 22, Q. Bình Thạnh, TP. HCM

Hotline: 0977.729.396 (Zalo, 24/7)

Email: [email protected]

Facebook: https://www.facebook.com/tamlyvietphap.vn

Link nội dung: https://truyenhay.edu.vn/hai-tam-ly-a69246.html