Affiliate là gì? Những sai lầm tai hại khi sử dụng Affiliate và cách khắc phục

Khi kiếm tiền online bằng hình thức Affiliate Marketing, có rất nhiều cách để tìm kiếm và tiếp cận khách hàng tiềm năng như trên Facebook, Forum, Email Marketing, quảng cáo… Tuy nhiên, trong quá trình tìm kiếm khách hàng, bạn chắc chắn sẽ gặp phải một số “tai nạn nghề nghiệp” khi kiếm tiền online qua các kênh nói trên.

Bài viết sau đây sẽ chia sẻ chi tiết affiliate là gì? Những vấn đề thường gặp và cách khắc phục khi làm tiếp thị liên kết để bạn có thể lường trước và tránh được những rắc rối không đáng có khi kiếm tiền trên mạng.

Affiliate marketing

1. Affiliate là gì?

Khái niệm Affiliate là gì không khó hiểu. Đây là cách tiếp thị liên kết được thực hiện qua một số hình thức như giới thiệu, gửi lời mời, chiết khấu...

Affiliate còn gọi là tiếp thị liên kết là một hình thức marketing nhằm quảng bá sản phẩm, dịch vụ của nhà cung cấp, nhà sản xuất. Những người tham gia affiliate là các đối tác kiếm tiềm online sẽ nhận được hoa hồng khi tác động người dùng khác ghé thăm trang mạng và trở thành khách hàng của nhà sản xuất.

2. Affiliate có phải đa cấp hay không?

Với những người mới tìm hiểu về cách kiếm tiền online hay affiliate marketing là gì thì đây là câu hỏi chính đáng. Tuy giống mô hình đa cấp ở hình thức hưởng hoa hồng thông qua mạng lưới nhưng bản chất affiliate hoàn toàn không phải đa cấp. Đây là những điểm khác biệt rõ nét nhất ở 2 mô hình affiliate này:

2.1. Affiliate thoải mái tham gia, không phụ thuộc người giới thiệu

Bạn có thể dễ dàng trở thành các đối tác và chỉ cần giữ đúng những cam kết riêng với nhà sản xuất. Không giống như đa cấp phải thông qua một người giới thiệu, bạn có thể sử dụng tài khoản của mình tham gia bất kỳ mạng liên kết nào bạn muốn.

2.2. Đăng ký hoàn toàn miền phí, tự nguyện

Mô hình đa cấp luôn “bắt chẹt” người tham gia bằng các loại phí thường niên, định kỳ,... Cho dù không bán được sản phẩm, bạn vẫn phải đóng phí nếu muốn tiếp tục được là thành viên. Ngược lai, tham gia Affiliate bạn sẽ không phải chi trả một đồng nào cho cả quá trình. Chỉ cần 1 lần đăng ký, bạn đã trở thành đối tác chính thức và không cần đóng phí dưới bất kỳ hình thức gì để duy trì vị trí.

Đây có thể nói là điểm khác biệt dễ nhận thấy giúp bạn không lo thiệt hại về tài sản mà yên tâm tham gia tiếp thị liên kết.

Affiliate marketing

2.3. Điều khoản rõ ràng, minh bạch

Nếu chính sách, điều lệ của các công ty đa cấp rất mập mờ và thường làm lợi cho công ty mẹ thì các nhà sản xuất sử dụng affliates marketing luôn công khai hợp đồng rõ ràng. Các mục, điều khoản được quy định rất chi tiết, hợp lý như: khi nào bạn sẽ được hưởng hoa hồng, phần trăm là bao nhiêu,.. Cách thức vận hành cũng được quy định rất cụ thể. Nếu bạn còn thắc mắc thì bộ phận tư vấn của công ty luôn sẵn sàng giải đáp.

2.4. Chỉ trả thưởng một tầng duy nhất với giá trị phù hợp, không hão huyền

Nếu ở các công ty đa cấp, giá trị tiền kiếm được luôn bị chém quá tay với những con số siêu khủng thì ở tiếp thị liên kết, số hoa hồng bạn được hưởng lại rất thực tế. Chúng là những giá trị thực, hấp dẫn nhưng không hề hoang tưởng.

Một điều khiến đa cấp bị chỉ trích ở nhiều quốc gia đó là mô hình kim tự tháp, trả thưởng nhiều tầng. Với affiliate, hoa hồng của các đối tác có được nhờ chính những doanh thu họ mang lại trong quá trình tìm kiếm khách hàng tiềm năng cho nhà sản xuất. Bạn sẽ không ăn hoa hồng từ bất kỳ nguồn nào khác, không có tình trạng thu nhập tích lũy theo cấp.

2.5. Affliate chỉ có hình thức online và không tồn tại áp lực

Với việc chỉ có trên internet, bạn sẽ không phải gia nhập doanh nghiệp, không phải đến công ty, họp hành hoặc bán hàng trực tiếp. Tiếp thị liên kết cũng không gây áp lực nào về doanh số, bạn sẽ không lo “hai chân rết” của mình phát triển không đều thì sẽ thất bại.

Affiliate cũng không khiến bạn bị stress, khủng hoảng vì ám ảnh về cấp độ, thu nhập như đa cấp. Dù doanh thu trong tháng của bạn là 0 đồng, bạn vẫn được quyền tiếp tục tham gia như các đối tác khác.

3. Các hình thức affiliate marketing phổ biến

Để hiểu rõ làm affiliate là gì, bạn nên biết tới một số hình thức Affiliate Marketing chủ yếu sau:

- CPC (Cost Per Click): Đây là hình thức cơ bản và đơn giản nhất của Affiliate Marketing. Với hình thức này, hoa hồng sẽ được tính thông qua lượt khách hàng click vào website của nhà cung cấp thông qua quảng cáo của các Publisher.

- CPS (Cost Per Sale): Kiếm tiền dựa trên số giao dịch thành công (khi khách mua hàng)

- CPO (Cost Per Order): Hoa hồng sẽ được tính trên mỗi đơn đặt hàng thành công, tức là chỉ cần khách hàng xác nhận đã đặt hàng là bạn đã được tính hoa hồng.

- PPC (Paid per click): Kiếm tiền dựa trên lượt người dùng nhấp vào quảng cáo

- PPA (Paid per action): Kiếm tiền dựa trên thao tác mà người dùng thực hiện: đăng ký, điền bảng,...

4. Cách chọn sản phẩm để tiếp thị liên kết

Khi bắt đầu chạy Affiliate Marketing bạn cần đặt mình vào vị trí một người kinh doanh online đúng nghĩa, bạn cũng phải tìm hiểu, phân tích thị trường để có định hướng đúng đắn trong việc lựa chọn sản phẩm phù hợp. Vì khi tham gia mạng tiếp thị bạn sẽ thấy rất nhiều bên cung cấp đang cần quảng bá sản phẩm của mình, nếu nhắm mắt chọn bừa thì tỉ lệ bạn thất bại là rất cao.

Cách an toàn nhất là lựa chọn sản phẩm theo xu hướng, cái gì đang “hot” thì nhận, như vậy khả năng tiếp thị liên kết của bạn cũng được nâng cao hơn. Bên cạnh sản phẩm thì định hướng khách hàng cũng rất quan trọng, vì có đôi khi sản phẩm dành cho đối tượng này nhưng người chi trả lại là đối tượng khác, điển hình nhất là khi bán đồ cho trẻ em. Nên tập trung vào phân khúc những người có khả năng và sẵn sàng bỏ tiền ra mua sản phẩm ấy.

5. Chọn nhà cung cấp để tiếp thị liên kết

Nhược điểm của Affiliate Marketing là phải phụ thuộc rất nhiều vào bên cung cấp, từ việc chọn sản phẩm, nhận công cụ đến thanh toán. Thế nên trước khi đăng ký Affiliate Marketing của bất kỳ bên nào bạn cũng cấp kiểm tra thật kĩ một số thông tin sau:

Có hỗ trợ Việt Nam không?

Câu hỏi này dành cho những ai đăng ký Affiliate Marketing của bên cung cấp nước ngoài, hãy xem trong phần Country, nếu có ghi “US or CA only” thì bỏ luôn, vì bạn mất công đăng ký cũng chẳng được.

Chính sách thanh toán thế nào?

Dĩ nhiên, làm việc thì thứ bạn muốn đầu tiên luôn là tiền, cần phải xem bên cung cấp có chính sách thanh toán thế nào để tránh những rắc rối về sau này khi bạn muốn rút tiền trong tài khoản. Sau đó là các công cụ thanh toán được dùng là gì: Paypal, Western Union hay bank transfer, sec, và Việt Nam có hỗ trợ hay không.

Cách tốt nhất là hãy tham khảo ở những diễn đàn về các bên cung cấp này, xem đánh giá của mọi người thế nào về độ uy tín. Hãy chắc rằng bạn không bị “xù” hoa hồng. Bên cạnh đó, việc tìm hiểu còn cho bạn biết chất lượng sản phẩm mà họ bán thế nào để thuận tiện hơn trong quá trình tiếp thị.

Tối ưu hóa website của mình

Bên cung cấp sẽ cho bạn những công cụ cần thiết để quảng bá, còn bạn, thứ duy nhất bạn cần là website của mình, vì thế hãy làm mọi cách để tối ưu hóa nó. Tối ưu hóa bao gồm cả giao diện và nội dung, hãy làm sao để website của bạn có được thứ hạng cao khi tìm kiếm trên Google, như vậy khả năng tiếp thị sản phẩm của bạn cũng cao hơn.

Để làm được điều này bạn cần có những kĩ năng về SEO, chạy Google Adwords,... đều là công cụ trợ giúp hiệu quả. Đây là một quá trình dài và khá vất vả, nhưng sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều, không chỉ là chạy Affiliate Marketing mà còn các dịch vụ kiếm tiền online khác.

6. Sai lầm khi sử dụng Affiliate marketing

6.1. Càng có nhiều Affiliate thì càng kiếm được nhiều tiền

Affiliate hiểu đơn giản là những nhà tiếp thị thay cho bạn, một số người thường thắc mắc không biến chiến dịch của mình nên sử dụng bao nhiêu Affiliate là đủ. Nhưng thực tế điều quan trọng nhất không nằm ở số lượng Affiliate mà là lượng truy cập mà các nhà tiếp thị đó mang về cho website của bạn.

Bạn có thể có tới 5.000 Affiliate, nhưng sẽ hoàn toàn vô nghĩa khi bạn chẳng biết có bao nhiêu phần trăm trong số đó hiệu quả. Theo kinh nghiệm của nhiều người, nếu có 20% Affiliate đem về ít nhất 1 click trong tuần thì mới đạt tiêu chuẩn. Đây gọi là tỷ lệ kích hoạt, tức tỷ lệ phần trăm các Affiliate tạo ra ít nhất 1 click.

Một số người lại đặt câu hỏi với bên mạng tiếp thị xem họ có bao nhiêu Affiliate bên trong mạng lưới. Mà sự thực thì số lượng nhiều hay ít cũng chẳng đem lại hiệu quả nếu liên kết đó không phù hợp với đặc thù sản phẩm của bạn. Câu hỏi đáng lẽ ra bạn nên đặt với mạng tiếp thị là họ có được bao nhiêu Blogger thời trang trong mạng lưới của họ.

Như vậy không phải cứ có nhiều liên kết là doanh thu càng tăng cao, thứ mà bạn cần quan tâm là tiềm năng chứ không phải số lượng các Affiliate đó.

6.2. Càng thuê nhiều Affiliate càng dễ kiếm tiền

Thực tế là chẳng có phương pháp nào vừa đơn giản vừa thần tốc để phát triển một kênh tiếp thị liên kết hiệu quả cả. Nhưng một số người cứ cố chấp cho rằng tham gia nhiều mạng tiếp thị thì sẽ kiếm được nhiều tiền hơn. Điều đó không chắc đã đúng!

Thứ nhất, các mạng tiếp thị thường có sự trùng nhau về tài khoản đăng ký làm Affiliate, ví dụ một người có thể là thành viên của tất cả các mạng lớn. Vì vậy khôn ngoan nhất là chỉ sử dụng một mạng tiếp thị, nhưng phải càng lớn càng tốt.

Thứ hai, việc dùng nhiều mạng tiếp thị có khả năng bị nhân đôi số tiền hoa hồng phải trả. Ví dụ một khách hàng nhấp vào liên kết đến website của bạn từ Blogger A (đã tham gia mạng tiếp thị A), lúc này sẽ có mã theo dõi từ A đến máy tính khách hàng được lưu lại.

Giả sử vị khách này còn đắn đo, anh ta rời website và suy nghĩ thêm, một thời gian sau mới truy cập lại nhưng vào từ liên kết của Blogger B (đã tham gia mạng tiếp thị B), đồng thời một mã theo dõi từ B đến máy tính khách hàng cũng được thiết lập.

Nếu vị khách kia hoàn tất quá trình mua hàng tại thời điểm này, giao dịch sẽ được ghi nhận cho cả 2 mạng liên kết A và B thông qua các mã theo dõi, kết quả tất yếu là bạn phải trả tiền gấp đôi dù chỉ bán được 1 sản phẩm duy nhất. Mặc dù hiện nay đã có cách khắc phục tình trạng này, nhưng nhìn chung vẫn dễ gây nhầm lẫn, khó quản lý nên tốt nhất là hãy sử dụng 1 mạng tiếp thị mà thôi.

6.3. Khởi động xong chương trình Affiliate Marketing sẽ bắt đầu bán được hàng ngay

Để khởi động chương trình Affiliate Marketing bạn cần phải trải qua một số bước quan trọng, như là tích hợp công nghệ theo dõi trên website của mình, thiết lập tỉ lệ hoa hồng và các quá trình thanh toán. Sau khi đưa lên mạng tiếp thị, kiếm được các Affiliate bạn đừng nghĩ rằng sẽ bán được hàng ngay.

Tiếp thị Affiliate Marketing có một số điểm khác biệt so với những phương pháp tiếp thị trực tuyến còn lại, ngoài những bước thiết lập trên bạn còn phải làm thêm một số khâu quan trọng nữa. Ví dụ như bạn phải cung cấp cho các Affliate thông tin sản phẩm, các hướng dẫn cơ bản để họ viết bài, thậm chí còn cả hình ảnh quảng cáo, thông điệp thương hiệu.

Ngoài ra để tăng cường hiệu quả, bạn có thể phải đưa thêm danh sách cập nhật sản phẩm bán chạy nhất. Thực tế, các Affiliate lúc này giống một nhân viên bán hàng của bạn vậy, và bạn phải quản lý họ để hiệu quả đem về lớn nhất.

7. Những rắc rối thường gặp và cách khắc phục

7.1. Bị khóa nick Facebook

Facebook là kênh được cho là hiệu quả nhất để tiếp cận khách hàng khi làm Affiliate. Bài viết Cách tìm kiếm và tiếp cận khách hàng tiềm năng trên Facebook đã hướng dẫn bạn cách đăng bài trên trang cá nhân, trên fanpage và group Facebook sao cho hiệu quả.

Tuy nhiên, các quy định về việc đăng nội dung quảng cáo trên Facebook càng ngày càng thắt chặt, nên khi chia sẻ nội dung bạn cần rất thận trọng để không bị khóa chức năng, thậm chí khóa hẳn nick Facebook.

Để kiếm tiền online hiệu quả qua kênh Facebook, bạn cần bắt đầu với việc tạo các nick Facebook. Nick Facebook mới tạo bạn đừng vội đăng bài trên các group mà cần có thời gian xây dựng các nick này nếu không tài khoản rất dễ bị khóa.

Sau khi tạo tài khoản bạn nên hoạt động và tương tác giống tài khoản thật, như đăng bài trên trang cá nhân, kết bạn, like/comment vào post của người khác… Về cách xây dựng tài khoản và cách đăng bài làm sao để không bị xóa, bạn có thể tham khảo thêm bài viết Seeding facebook thế nào để không bị xóa bài, khóa nick.

Sau khi đã xây dựng một thời gian danh sách các nick ảo mà như thật, lúc này bạn bắt đầu đi đăng bài vào các nhóm Facebook để bán hàng Affiliate. Giữa các bài đăng trên các nhóm bạn cần có thời gian giãn cách, nếu chia sẻ quá nhanh Facebook sẽ nghi ngờ bạn đang spam và sẽ khóa nick ngay.

Bạn nên chuẩn bị kỹ lưỡng nội dung, kịch bản trước khi đi đăng nội dung trên Facebook. Nếu tham gia Sapo Affiliate thì trong trang quản trị đã có sẵn các nội dung cũng như hình ảnh hấp dẫn để bạn có thể sử dụng ngay để chia sẻ lên Facebook.

7.2. Bị ban nick Forum

Cũng giống như khi đăng bài trên Facebook, đăng bài trên các diễn đàn cũng là mang hàng đến bán ở “nhà người ta” nên bạn cần hết sức khéo léo, nếu không rất dễ bị ban nick. Vì vậy, khi tham gia vào một diễn đàn, bạn nên chào hỏi, kết bạn, làm quen với các thành viên trong diễn đàn trước, tích cực tương tác với các topic của người khác.

Bạn cũng nên tìm hiểu nội quy diễn đàn để biết được mình có thể đăng những chủ đề như thế nào trên diễn đàn đó cũng như có cách giao tiếp phù hợp khi hoạt động trong diễn đàn.

Thường thì các admin diễn đàn không thích việc các thành viên vô tư quảng cáo, bán hàng trên trang của họ. Vì thế bạn cần chuẩn bị nội dung sao cho thật tự nhiên, gài gắm sản phẩm mình đang bán hàng Affiliate thật khéo léo.

Chủ đề topic nên lựa chọn các vấn đề đang hot, là mối quan tâm hoặc thắc mắc của nhiều người. Trong câu trả lời bạn cần dùng các nick ảo khác vào comment “mồi” để đưa đẩy đến sản phẩm/dịch vụ mà mình đang cần quảng cáo.

Bạn cần lưu ý một điều đó là các nick ảo khi comment đẩy cùng một topic phải sử dụng các địa chỉ IP khác nhau, nếu không admin diễn đàn có thể dễ dàng phát hiện ngay các nick ảo của bạn là cùng một người và bạn sẽ ngay lập tức bị ban nick. Nội dung comment cũng không nên tung hứng quá lộ liễu, bạn cũng sẽ nhanh chóng nhận được cái kết là bị ban nick.

7.3. Email marketing bị rơi vào spam

Có 1 nghìn lẻ 1 lý do khiến email của bạn có thể bị rơi vào hòm thư spam. Mỗi nhà cung cấp dịch vụ lại có một bộ lọc thư rác với các tiêu chí khác nhau. Tuy nhiên, các bộ lọc này cũng có những quy tắc chung và có một số sai lầm mà rất nhiều người hay mắc phải khiến thư của bạn bị liệt vào danh sách spam có thể kể đến là: sử dụng từ ngữ mang tính spam, sử dụng quá nhiều dấu chấm than, viết hoa toàn bộ tiêu đề, tô màu chữ, tỷ lệ ảnh và text không phù hợp…

Để giảm thiểu tỷ lệ email marketing bị rơi vào hòm thư spam thì ngay từ khi thiết kế mẫu email cần phải bố cục hợp lý, sau đó rà soát các danh sách liên hệ và cân nhắc nội dung email. Blog Sapo đã có bài viết chi tiết về vấn đề này: 1 nghìn lẻ 1 lý do khiến Email Marketing bị rơi vào spam và các cách khắc phục, bạn có thể tham khảo và áp dụng ngay cho email của mình.

7.4. Quảng cáo không được phê duyệt

Để có được một content quảng cáo chất lượng, nhiều khi bạn cần đầu tư rất nhiều thời gian, công sức, thậm chí cả tiền bạc. Thế nhưng đến khi quảng cáo thì lại không được phê duyệt. Những lý do mà Facebook đưa ra lại rất chung chung, nên nhiều khi bạn không biết chính xác vì sao quảng cáo lại không được duyệt. Sau đây là những lỗi phổ biến nhất khiến quảng cáo không được phê duyệt:

Mỗi lỗi sẽ có cách xử lý riêng, Blog Sapo đã có bài viết chi tiết về vấn đề này: 1 nghìn lẻ 1 lý do khiến quảng cáo Facebook không được phê duyệt và các cách giải quyết, bạn có thể đọc thêm để tìm hiểu về các lỗi này.

Trên đây là những vấn đề thường gặp khi làm Affiliate Marketing và các cách khắc phục trên cách kênh khác nhau. Hy vọng với những thông tin tư vấn affiliate là gì trên đây, bạn sẽ dễ dàng kiếm tiền online với Affiliate. Còn nếu bạn chưa làm Affilate thì còn chần chừ gì mà không tham gia ngay Sapo Affiliate ngay hôm nay.

Link nội dung: https://truyenhay.edu.vn/affiliate-la-gi-a69178.html