Việt Nam hiện đang là sân chơi hấp dẫn cho các ông lớn thương mại điện tử của châu lục như: Alibaba, Tencent, SEA Group… và cả khối đầu tư nội. Cuộc chơi đốt tiền này chưa biết đến khi nào mới dừng lại trong cuộc cạnh tranh khốc liệt giữa 3 sàn thương mại điện tử lớn nhất Việt Nam: Shopee, Lazada, Tiki. Số tiền đầu tư chưa nhận lại lợi nhuận của 3 sàn này năm sau cứ liên tục lớn hơn năm trước.
Điều này vô hình tạo ra một sân chơi mà lợi ích lớn nhất sẽ thuộc về khách hàng. Vô số chiến dịch khuyến mãi, giảm giá, quà tặng kèm, hỗ trợ phí vận chuyển, xoá bỏ phí thanh toán trong vòng 2 năm (2020-2021)… là những lý do ngày càng nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam gia nhập thị trường Thương mại điện tử. Rất nhiều doanh nghiệp đã thúc đẩy tỉ lệ ra đơn hàng và tạo được lợi nhuận khổng lồ sau vài năm gia nhập.
Thương mại điện tử là hoạt động mua-bán sản phẩm (hoặc dịch vụ) thông qua các hệ thống điện tử như Internet và các mạng máy tính. Thương mại điện tử còn được gọi là E-commerce, nghĩa là Electronic Commerce.
Hoạt động thương mại điện tử tại Việt Nam xuất hiện vào những năm đầu của thập niên 2010. Chính phủ sau khi nghiên cứu trong một thời gian dài đã ban hành Nghị định về thương mại điện tử. Các hoạt động thương mại điện tử đã chính thức được pháp luật công nhận vào năm 2013. Thông tin chi tiết như sau:
“Hoạt động thương mại điện tử là việc tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình của hoạt động thương mại bằng phương tiện điện tử có kết nối với mạng Internet, mạng viễn thông di động hoặc các mạng mở khác” - Nghị Định Số: 52/2013/NĐ-CP về Thương mại điện tử
Thương mại điện tử (TMĐT) hình thành và phát triển cùng với sự ra đời của Internet & Mạng điện tử.
Những năm gần đây, các sàn thương mại tích cực thúc đẩy hoạt động gia tăng độ nhận diện thương hiệu với nhiều chiến dịch tích hợp khác nhau; kết hợp với sự tác động của Covid-19 đã làm thay đổi hành vi tiêu dùng của một bộ phận không nhỏ khách hàng. Điều này phản ánh xu hướng chuyển đổi số hoá ngày càng phát triển mạnh mẽ. Sự phổ biến của cụm từ TMĐT lan truyền mạnh mẽ trong cộng đồng dân cư ở các thành thị lớn của Việt Nam trong năm 2020.
Nhưng lịch sử thương mại điện tử thế giới đã được bắt đầu từ khoảng 40 năm trước ở hình thức thô sơ nhất.
Các cột mốc quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển TMĐT:
Công nghệ CompuServe được thành lập bởi tiến sĩ John R.Goltz, Jeffrey Wilkins và các sinh viên kỹ sư điện vào năm 1969. Vào thời điểm ban đầu, công nghệ được xây dựng bằng cách sử dụng kết nối quay số (dial up).
Michael Aldrich - một nhà phát minh người Anh đã giới thiệu mua sắm điện tử vào năm 1979, hoạt động bằng cách kết nối TV với máy tính xử lý giao dịch qua đường dây điện thoại. Trong quá trình hoạt động, hệ thống thông tin đóng có thể được mở và chia sẻ bởi bên ngoài để truyền dữ liệu an toàn.
Đây chính là nền tảng để xây dựng thương mại điện tử hiện đại.
Charles M.Stack đã giới thiệu Book Stacks Unlimited - một cửa hàng sách trực tuyến được công bố vào năm 1992. Ở thời điểm sơ khai, công ty đã sử dụng định dạng bảng thông báo quay số (dial up), cho đến năm 1994, trang web đã số hoá và hoạt động bằng tên miền Books.com.
Netscape Navigator được thiết kế như một công cụ duyệt web và chính thức ra mắt vào tháng 10 năm 1994. Trong thập kỉ 90, Netscape Navigator trở thành trình duyệt web được sử dụng chủ yếu trên nền tảng Windows trước sự nổi lên của nhà công nghệ khổng lồ Google.
Jeff Bezos đã giới thiệu Amazon vào năm 1995 chủ yếu như một nền tảng thương mại điện tử cho sách.
Cùng thời điểm đó, Pierre Omidyar đã giới thiệu AuctionWeb - tiền thân của trang web đấu giá nổi tiếng hiện nay eBay.
Kể từ thời điểm đó, cả hai đã trở thành nền tảng bán hàng thương mại điện tử lớn nhất thế kỷ 21 cho phép người tiêu dùng bán sản phẩm trực tuyến trên toàn cầu.
Để hiểu chi tiết hơn về kinh doanh thương mại điện tử là gì thì chúng ta cần tìm hiểu và hiểu rõ các mô hình hoạt động của nó. Hiện tại chúng ta có tất cả 9 hình thức giao dịch điện tử.
Trong số đó 4 hình thức chúng ta thường nghe nhất là: B2C (doanh nghiệp tới người tiêu dùng), B2B (doanh nghiệp với doanh nghiệp), C2C (người tiêu dùng với người tiêu dùng), C2B (người tiêu dùng đến doanh nghiệp).
Thương mại điện tử B2C bao gồm các giao dịch được thực hiện giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng. Đây là một trong những mô hình bán hàng được sử dụng rộng rãi nhất trong bối cảnh thương mại điện tử. Ví dụ, khi bạn mua giày trực tuyến từ nhà sản xuất Biti’s, đây là một giao dịch giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng.
Thương mại điện tử B2B liên quan đến các hoạt động thương mại được thực hiện giữa các doanh nghiệp, chẳng hạn như giữa nhà sản xuất với các đại lý hoặc nhà bán lẻ. Thông thường, bán hàng từ doanh nghiệp đến doanh nghiệp thường sẽ tập trung vào nguyên liệu thô, sản phẩm đã được đóng gói…
Một trong những những mô hình kinh doanh thương mại điện tử được hình thành sớm nhất là mô hình kinh doanh thương mại điện tử C2C. Điều này bao gồm các mối quan hệ giữa khách hàng với khách hàng, ví dụ như trên Shopee, Amazon, Lazada.
C2B là mô hình kinh doanh đảo ngược mô hình thương mại điện tử truyền thống. C2B có nghĩa là người tiêu dùng cá nhân sản xuất sản phẩm hoặc dịch vụ, doanh nghiệp sẽ là người mua nó. Một ví dụ về điều này là mô hình kinh doanh như Unsplash, trong đó ảnh stock có sẵn trực tuyến để mua trực tiếp từ các nhiếp ảnh gia khác nhau.
Là trang thông tin điện tử được thiết lập để phục vụ một phần hoặc toàn bộ quy trình của hoạt động mua bán hàng hóa hay cung ứng dịch vụ, từ trưng bày giới thiệu hàng hóa, dịch vụ đến giao kết hợp đồng, cung ứng dịch vụ, thanh toán và dịch vụ sau bán hàng.
Website thương mại điện tử sử dụng mô hình kinh doanh: Bán trực tiếp với khách hàng (Direct sale D2C)
Vì sử dụng mô hình kinh doanh bán trực tiếp với khách hàng nên hình thức này được nhiều doanh nghiệp triển khai để chủ động hơn trong việc phân phối và kiểm soát đơn hàng… Một số doanh nghiệp lớn đã triển khai hình thức website TMĐT như: Thế giới đi động, Điện máy xanh, Bách hoá xanh, BigC… Bên cạnh đó, các shop quà tặng, thời trang, mỹ phẩm… cũng thường xây dựng cho mình một website riêng có chức năng mua hàng, thanh toán.
Mục đích xây dựng và hình thành website TMĐT sẽ phụ thuộc lớn vào chiến lược phát triển của công ty, tránh nguy cơ lệ thuộc vào các sàn TMĐT.
Website thương mại điện tử cho phép các thương nhân, tổ chức, cá nhân không phải chủ sở hữu website có thể tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình mua bán hàng hóa, dịch vụ trên đó. Hiểu đơn giản, đó là một “khu chợ” mà các thương nhân có thể đến thuê/mua một vị trí để mở gian hàng của mình.
Sàn giao dịch TMĐT sử dụng mô hình kinh doanh:
Hình thức này được triển khai bởi những cái tên quen thuộc như: Tiki, Sendo, Shopee, Lazada…
Theo nghiên cứu của Facebook và Bain & Company - 1 công ty tư vấn quản lý toàn cầu, lượng người sử dụng internet tại khu vực Đông Nam Á tăng từ 260 triệu lên 360 triệu người từ năm 2015 đến 2019.
Sự tiếp cận với internet, cùng những tác động do dịch Covid-19, TMĐT đang có những bước chuyển mình mạnh mẽ trong năm 2020. Dưới đây là một số biểu đồ về xu hướng phát triển của E-commerce.
Mặc dù sân chơi hiện nay có sự tham gia của rất nhiều sàn lớn nhỏ, nhưng có sức ảnh hưởng lớn nhất đến thị trường và người tiêu dùng vẫn là 4 cái tên: Tiki, Shopee, Lazada, Sendo.
Thành lập từ tháng 3/2010
Hệ sinh thái Tiki đang vận hành bao gồm: TikiNOW Smart Logistics; Ticketbox; Tiki Trading
Nhà đầu tư chính: Sea, TenaJD.com, Vinagame Corporation, STICcent
Dạng thức kinh doanh:
Thành lập từ tháng 9/2012
Công ty mẹ: Tập đoàn FPT
Đầu năm 2020, có nhiều nguồn tin cho rằng Tiki và Sendo sẽ “về chung một nhà” để tăng lợi thế cạnh tranh với 2 đối thủ đáng gờm còn lại. Tuy nhiên, thương vụ này dường như không thành do không đạt được một số thỏa thuận và cả 2 vẫn “thân ai nấy lo, nhà ai nấy ở”.
Thành lập từ 2015
Có mặt tại 7 quốc gia: Singapore, Indonesia, Malaysia, Thailand, Taiwan, Vietnam and the Philippines.
Nhà đầu tư chính: Sea, Tencent
Dạng thức kinh doanh:
Thành lập từ năm 2012 (trực thuộc tập đoàn Rocket Internet)
Có mặt ở 6 quốc gia Đông Nam Á: Indonesia, Malaysia, the Philippines, Singapore, Thailand and Vietnam.
Năm 2016, chính thức được mua lại và trực thuộc Alibaba Group
Nhà đầu tư chính: Alibaba Group
Dạng thức kinh doanh:
Bạn có thể đọc thêm bài viết Nên kinh doanh trên sàn thương mại điện tử nào để hiểu rõ hơn về ưu nhược điểm khi mở và vận hành gian hàng trên mỗi sàn.
Các sàn thương mại điện tử đều đang tham gia cuộc chiến “đốt tiền” để đầu tư vào cơ sở hạ tầng, dịch vụ cũng như những chiến dịch marketing rầm rộ. Các thương hiệu và sellers kinh doanh trên sàn có thể tiết kiệm được nhiều công sức, chi phí hơn so với tự vận hành shop riêng và chạy marketing. Đây có thể gọi là “thời điểm vàng” để lên sàn.
Tuy nhiên, nếu ai cũng lên sàn, đồng nghĩa với sự cạnh tranh vô cùng gay gắt, đặc biệt là cạnh tranh về giá, khi sản phẩm của nhiều người bán được đặt cạnh nhau. Làm sao để sản phẩm của bạn nổi bật hơn, nằm ở thứ hạng tìm kiếm cao hơn và sinh ra nhiều đơn hàng hơn?
Tham khảo khoá học SOCIAL COMMERCE & ECOMMERCE tại AIM Academy - Khóa học giúp sellers tăng đơn, tăng hạng, tăng doanh số.
Điền form đăng ký ngay để AIM tư vấn chi tiết hơn cho bạn!
Link nội dung: https://truyenhay.edu.vn/tmdt-la-gi-a68546.html