Ông Địa là ông Thổ Công, Thổ Địa - vị thần có nhiệm vụ cai quản những mảnh đất mà nơi ông được thờ cúng. Chính vì thế, dân gian mới có câu “Đất có Thổ công, sông có hà bá”.
Tại mỗi gia đình đều có một vị thổ thần canh giữ đất đai, nhà cửa. Tục thờ cúng thổ công ở mỗi gia đình bắt nguồn từ thời xa xưa, bởi người ta tin rằng, có đất đai thì mới có thể sản xuất nông nghiệp, mới tạo ra cơm áo và có được cuộc sống an bình.
Thế nhưng hơn tất thảy, muốn giữ được đất đai thì cần phải có một vị thần giúp cai quản, trông coi. Do đó, tục việc thờ cúng thổ công đã bắt đầu.
Trong xã hội hiện đại ngày nay, tùy vào sức ảnh hưởng của văn hóa mà ông Địa có thể xuất hiện với nhiều hình dáng, miêu tả khác nhau. Thế nhưng, hình ảnh vị thần với chiếc bụng to, vẻ mặt hiền lành, miệng cười đầy khoái chí là hình ảnh phổ biến nhất. Có lúc thì ông địa cũng xuất hiện với hình ảnh một ông già râu tóc bạc phơ, đầu đội mũ mỏ quạ, khoác chiếc áo dài. Trong Phật Giáo, ông Địa cũng rất được coi trọng và được nhiều Phật tử siêng năng thờ cúng vị thần này.
Mặc dù, ông Địa và Thần Tài cùng có mặt trên ban thờ Thần Tài trong các gia đình hay trên hình ảnh, thế nhưng ông Thần Tài và ông Địa có những khả năng khác nhau, đồng thời cũng có liên quan tới nhau. Trong dân gian có câu “Thổ năng sinh bạch ngọc, Địa khả xuất hoàng kim”, nghĩa là “Đất thường sinh ra ngọc tốt, Vàng cũng từ đất mà sinh ra, với ngụ ý nói rằng, ông Thổ Địa cùng ông Thần Tài là hai vị thần linh có liên quan mật thiết với nhau, quyết định tài lộc và may mắn cho gia đạo.
Ông Địa khác Thần Tài thế nào? Chúng ta có thể dễ dàng nhận ra sự khác nhau giữa ông Địa và ông Thần Tài. Ông Thần Tài là vị thần giúp trông giữ và đem tới tiền bạc, năng lượng may mắn cho gia đình về mặt kinh tế, ông xuất hiện với hình ảnh râu tóc trắng bạc phơ, trên tay cẩm thỏi vàng cùng với nụ cười hiền từ.
Hình ảnh một ông lão cùng chiếc bụng to phệ, trên tay cầm chiếc quạt mo là những đặc điểm nổi bật của ông Địa. Ông sẽ giúp gia chủ trông coi nhà cửa, đất đai, ruộng vườn.
Tục thờ ông Địa và Thần Tài của người Việt
Tục thờ ông Địa và ông Thần Tài đã trở thành một tín ngưỡng tốt đẹp không thể thiếu của người Việt Nam, đặc biệt là những người hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh, buôn bán. Tục thò ông Thổ Địa, thần Tài diễn ra vào mùng Mười tháng Giêng âm lịch hoặc vào ngày mồng Mười hằng tháng.
Văn hóa, tín ngưỡng và phong tục Việt Nam chịu ảnh hưởng lớn và sâu sắc của nền văn hóa Trung Hoa, do vậy, tục thờ ông Địa, ông Thần Tài cũng một phần chịu ảnh hưởng. Tại nước ta, từ khoảng đầu thế kỷ XX, tục thờ Thần Tài bắt đầu xuất hiện.
Truyền thuyết xưa kể lại, có một người lái buôn tên Âu Minh đến từ nước Trung Hoa, khi đi qua hồ Thanh Thảo thì tình cờ gặp Thủy Thần, Thủy Thần sai một người gia ân tên là Như Nguyện đi theo phụ giúp. Từ ngày có Như Nguyện đồng hành, việc làm ăn của Âu Minh phất lên như diều gặp gió. Vào một ngày nọ, chỉ vì một chuyện cãi vã nhỏ, Âu Minh đánh Như Nguyện, vì sợ hãi Nguyện bèn chui vào đống rác rồi biến mất. Tự ngày không có Như Nguyện bên cạnh, Âu Minh gặp biết bao xui rủi, làm ăn thua lỗ, nghèo xác nghèo xơ.
Kể từ đó, người ta coi Như Nguyện chính là vị Thần mang tới sung túc, tài lộc và lập bàn thờ ở góc nhà. Dân gian còn truyền tai nhau rằng, Tết không được quét nhà vì sợ Thần Tài sẽ biến mất trong đống rác.
Chẳng dừng lại ở sự tích Âu Minh, Như nguyện, còn có nhiều quan niệm khác về tục thờ ông Địa và thần Tài.
Xưa kia, có quan niệm Thổ Địa chính là Thổ Thần (Thần Đất) giúp cai quản đất đai, phù hộ cho toàn gia luôn bình an, sung túc. Xưa kia, Việt Nam còn hoang sơ, nghèo đói, người Việt đi khai hoang, khởi đầu với bao khó khăn, gian khổ, do vậy, ý niệm thờ cúng thần linh xuất phát từ đó với mong muốn luôn “thuận buồm xuôi gió” trên con đường mưu sinh lập nghiệp. Thần Đất là vị thần trông giữ rau màu, cây trái, biểu tượng cho tính nông nghiệp, đất đai.
Ở một điển tích khác, Thần Tài nguyên là Bố Đại La Hán, còn được gọi là Nhân Yết Đà Tôn Giả ở vùng đất Ấn Độ (là một trong 18 vị La Hán). Ông chính làn người mang bên mình cái túi vải to trên lưng, chuyên dùng để bắt giữ rắn độc rồi nhổ bỏ răng độc xong thả rắn đi. Bố Đại La Hán đầu thai tại nước Lương, lấy tên là Phó Đại Sĩ, ăn mặc xộc xệch, tính tình hồ hởi, mang chiếc túi to, phân phát những thứ được cho cho trẻ nhỏ. Túi của Tượng Thần Tài to, hai tay đưa thẳng lên trời với nụ cười đầy sảng khoái, tượng trưng cho sự thành công, may mắn, tài lộc.
Thần Tài mang ý nghĩa sung túc, may mắn, tài lộc nhưng không gia đình nào thờ riêng mà thường thờ chung cùng với thần Thổ Địa. Bởi rằng, ai cũng đều mong muốn mảnh đất nơi mình sinh sống, cư ngụ luôn đón nhận sinh khí tốt lành, tài lộc. Việc làm ăn có thuận lợi, khấm khá hơn cũng phải nhờ vị thần giữ cội nguồn, đất đai.
Link nội dung: https://truyenhay.edu.vn/ong-than-tai-la-ong-nao-a67851.html