Bài viết tham khảo thêm:
Phần kiến thức về Chương trình địa phương phần tiếng Việt chủ yếu sẽ không cung cấp lý thuyết mà hướng dẫn các em học sinh vận dụng các kiến thức đã học từ vốn từ của toàn dân để đưa ra so sánh, đối chiếu và khám phá những điểm khác biệt tại địa phương nơi em sinh ra và lớn lên hay đang tạm trú.
Tham khảo các đoạn trích sau đây và tìm các từ ngữ địa phương xuất hiện trong các đoạn trích (Từ truyện ngắn Chiếc lược ngà của nhà văn Nguyễn Quang Sáng) và chuyển các từ ngữ địa phương đó sang những từ ngữ toàn dân tương ứng.
Gợi ý:
Đoạn trích a:
Từ ngữ Địa phương
Từ ngữ Toàn dânThẹo
Sẹo
Lặp bặpLắp bắp
BaBố, Cha
Đoạn trích b:
Từ ngữ Địa phươngTừ ngữ Toàn dân
má
mẹkêu
gọi
đâm
trở thành Đũa bếpĐũa cả
(nói) trống(nói) trống không
vôvào
Đoạn trích c:
Từ ngữ Địa phương
Từ ngữ Toàn dân
Lui cui
Lúi húi
nhắmcho là
Đối chiếu với các câu sau đây (được trích từ truyện ngắn Chiếc lược ngà của nhà văn Nguyễn Quang Sáng), hãy cho biết từ “kêu” ở câu nào là từ toàn dân, từ kêu ở câu nào là từ địa phương. Hãy dùng một cách diễn đạt khác hoặc sử dụng từ đồng nghĩa để làm rõ sự khác biệt đó.
a) Nó nhìn dáo dác một lúc rồi kêu lên:
- Cơm sôi rồi, chắt nước giùm cái! - Nó cũng lại nói trổng.
b) - Con kêu rồi mà người ta không nghe
Gợi ý:
a) Từ “kêu” ở đây là từ toàn dân => Có thể thay từ “kêu” bằng từ “nói to”
b) Từ “kêu” ở đây là từ địa phương => Có thể thay từ “kêu” bằng từ “gọi”, “nói”.
Trong hai câu đố sau đây, từ ngữ nào là từ địa phương? Những từ ngữ đó tương đương với những từ ngữ nào trong ngôn ngữ của toàn dân? (Các câu đố được lấy từ Hợp tuyển Văn học dân gian của các dân tộc ở Thanh Hóa - 1990.)
Gợi ý:
Những từ địa phương sử dụng trong 2 câu đố trên là:
Từ ngữ địa phương
Từ ngữ toàn dân
trái
quả
chi
gì
kêugọi
trống hổng trống hảng
trống rỗng trống rễnh
Hãy điền vào bảng tổng hợp theo mẫu sau đây những từ địa phương và những từ toàn dân tương ứng đã tìm được ở các bài tập 1, 2 và 3.
Gợi ý:
Từ ngữ địa phương
Từ ngữ toàn dân
Thẹo
Sẹo
Lặp bặpLắp bắp
Ba
Bố, cha
MáMẹ
Kêu
Gọi
Đâm
Trở thành
Đũa bếp
Đũa cả Nói trổngNói trống không
VôVào
Lui cuiLúi húi
NắpVung
Nhắm
Cho là
Giùm
Giúp
Trái
Quả
Chi
Gì
Trống hổng trống hoảngTrống huếch trống hoác
Xem lại những đoạn trích ở bài tập 1 và đưa ra bình luận về cách sử dụng từ ngữ địa phương bằng cách trả lời những câu hỏi sau đây:
a) Có nên để cho nhân vật Thu trong truyện Chiếc lược ngà sử dụng từ ngữ toàn dân hay không? Vì sao?
b) Tại sao lại có các từ ngữ địa phương trong lời kể chuyện của tác giả ?
Gợi ý:
a) Không nên để nhân vật bé Thu sử dụng từ toàn dân vì: Bé Thu được sinh ra và lớn lên tại địa phương đó, em còn nhỏ và mới chỉ giao tiếp ở phạm vi nhỏ hẹp nên chưa biết hay đủ vốn từ ngữ toàn dân. Đồng thời câu chuyện ở đây trong ngữ cảnh giao tiếp văn hóa của Nam Bộ, vậy nên việc để bé Thu sử dụng phương ngữ của Nam Bộ là hợp lý hơn.
b) Trong lời kể chuyện của tác giả, ta bắt gặp một số từ ngữ địa phương vì tác giả muốn tạo nên màu sắc địa phương của tác phẩm. Tuy nhiên tác giả có chủ định không sử dụng quá nhiều từ ngữ địa phương với mục đích không gây khó hiểu đối với những người đọc không phải là người của địa phương đó.
Mong rằng nội dung của bài viết hướng dẫn Soạn bài Chương trình địa phương phần tiếng việt (Lớp 9 học kì II) lớp 9 học kì 2 do HOCMAI biên soạn sẽ giúp các em học sinh rất nhiều trong việc chuẩn bị bài soạn văn Ngữ văn lớp 9 tại nhà. Chúc các em đạt được kết quả cao trong tiết học sau nhé!
Link nội dung: https://truyenhay.edu.vn/soan-chuong-trinh-dia-phuong-phan-tieng-viet-a67695.html