Tất tần tật thông tin về chứng chỉ ngành xuất nhập khẩu

Hoạt động giao thương kinh tế toàn cầu đã mở ra nhiều cơ hội việc làm trong ngành xuất nhập khẩu. Bên cạnh kiến thức chuyên môn được đào tạo tại trường đại học, cao đẳng, nhiều vị trí trong ngành này yêu cầu nhân viên phải có chứng chỉ ngành xuất nhập khẩu thì mới đủ tiêu chuẩn tham gia công tác. Cập nhật chi tiết về chứng chỉ ngành xuất nhập khẩu sẽ là nội dung chính mà quân sư TalentBold tiếp tục gửi đến bạn. ` MỤC LỤC: 1- Chứng chỉ ngành xuất nhập khẩu là gì? 2- Đối tượng được cấp chứng chỉ ngành xuất nhập khẩu 3- Các loại chứng chỉ ngành xuất nhập khẩu 4- Chứng chỉ xuất nhập khẩu học và thi như thế nào? Tuyển dụng nhân sự cấp cao>>> Xem thêm: Việc làm Supply Chain

1- Chứng chỉ ngành xuất nhập khẩu là gì?

Chứng chỉ xuất nhập khẩu là văn bản chứng minh kiến thức, nghiệp vụ và năng lực chuyên môn của người sở hữu ở một trong những khía cạnh đòi hỏi nghiệp vụ cao mà ngành xuất nhập khẩu yêu cầu.

Nói một cách đơn giản, chứng từ xuất nhập khẩu giống. Như hộ chiếu cho hàng hóa, có thể được xác định và thông quan qua cửa khẩu, cảng. Bộ chứng từ này chính là cơ sở cho việc thanh toán, khiếu nại về hàng hóa; giúp xác nhận bạn đã giao và nhận hàng, vận tải hàng và làm thủ tục hải quan.

Điều này phụ thuộc vào vào vai trò bạn là người bán hay người mua. Để có thể chuẩn bị những giấy tờ khác nhau. Bộ chứng từ xuất nhập khẩu khác với bộ hồ sơ hải quan. Do vậy, để doanh nghiệp hay công ty của bạn có thể xuất khẩu hay nhập khẩu một lô hàng nào đó. Thì quá trình để chuẩn bị bộ chứng từ xuất nhập khẩu đầy đủ và chính xác là vô cùng cần thiết và quan trọng

Tại sao cần chứng chỉ xuất nhập khẩu?

Kiến thức sinh viên được đào tạo tại các trường đại học, cao đẳng chuyên ngành xuất nhập khẩu hầu hết tập trung vào lý thuyết, thời gian thực hành rất ít. Trong khi đó, xuất nhập khẩu là một ngành mang tính quốc tế, đòi hỏi năng lực thực hành nhạy bén, ứng phó nhanh nhiều tình huống phát sinh bất ngờ có khả năng gây thiệt hại lớn.

Thông qua các khóa đào tạo chứng chỉ xuất nhập khẩu, người học được:

Chứng chỉ xuất nhập khẩu

>>> Bạn có thể xem thêm: Xuất nhập khẩu là gì? Các vị trí trong ngành xuất nhập khẩu

2- Đối tượng được cấp chứng chỉ ngành xuất nhập khẩu

Việc bổ sung chứng chỉ ngành xuất nhập khẩu được mở rộng cho mọi cá nhân có mong muốn nâng cao nghiệp vụ xuất nhập khẩu. Đó có thể là:

3- Các loại chứng chỉ ngành xuất nhập khẩu

3.1. Chứng chỉ nghiệp vụ khai báo hải quan

Đây là chứng chỉ bắt buộc phải có đối với người làm công tác khai báo hải quan xuất nhập khẩu, có giá trị như một chứng chỉ hành nghề. Mỗi năm tổng cục hải quan tổ chức 01 - 02 kỳ thi lấy chứng chỉ.

Người thi đạt sẽ được cấp chứng chỉ khai báo hải quan, sau đó sẽ làm hồ sơ trình Tổng cục hải quan để được cấp thẻ nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan. Chứng chỉ nghiệp vụ khai báo hải quan có giá trị vĩnh viễn, còn thẻ nhân viên đại lý hải quan thì chỉ có giá trị 03 năm. Chứng chỉ ngành xuất nhập khẩu

>>> Bạn có thể quan tâm: Chuyên Viên Xuất Nhập Khẩu là gì? Thông tin chi tiết về nghề

3.2. Chứng chỉ nghiệp vụ Logistics

Logistic là một chuỗi cung ứng với nhiều khâu mắt xích vận hành liên kết với nhau. Tùy theo vị trí công tác mà người học có thể chọn một trong các chứng chỉ nghiệp vụ Logistics sau:

3.2.1. Chứng chỉ quản lý chuỗi cung ứng chuyên nghiệp (CSCP)

Chứng chỉ CSCP do APICS chứng nhận, có giá trị quốc tế. Người học có ít nhất 3 năm kinh nghiệm kinh doanh Logistics, bằng cử nhân hoặc đã có chứng chỉ CPIM, CLTD, CPSM… còn giá trị hiệu lực.

3.2.2. Chứng chỉ trong sản xuất và quản lý hàng Tồn Kho (CPIM)

Chứng chỉ CPIM cũng do APICS cấp, đây là loại chứng chỉ được các nhà quản lý Logistics cao cấp lựa chọn vì công tác quản lý sản xuất và quản lý tồn kho giữ vai trò trọng điểm trong chuỗi Logistics.

Người học không yêu cầu phải có bằng đại học hay cao đẳng, chỉ cần thi đậu 2 kỳ thi CPIM phần 1 và phần 2 trong vòng 03 năm.

3.2.3. Chứng chỉ trong Logistics, Vận tải và phân phối CLTD

Chứng chỉ CLTD được cấp bởi APICS, nội dung chương trình đào tạo tập trung vào quản lý kho hàng, theo dõi hàng tồn kho và đặt hàng nên rất phù hợp với những nhân viên, chuyên viên, quản lý muốn phát triển sâu trong khía cạnh kho vận Logistics.

3.2.4. Chứng chỉ chuyên nghiệp trong quản lý nguồn cung ứng (CPSM)

Chứng chỉ CPSM được Viện Quản lý cung ứng ISM chứng nhận, có giá trị trong vòng 4 năm. Nội dung đào tạo hướng đến quá trình lập kế hoạch, xây dựng chiến lược mua hàng và duy trì hoạt động mua hàng. Người học phải có ít nhất 3 năm kinh nghiệm quản lý chuỗi cung ứng toàn thời gian. Xuất nhập khẩu

>>>> Bạn có thể tham khảo: Bản mô tả công việc nhân viên xuất nhập khẩu

3.2.5. Chứng chỉ FIATA về giao nhận vận tải quốc tế

Chứng chỉ FIATA do Liên đoàn Các Hiệp hội giao nhận vận tải quốc tế (FIATA) cấp bằng. Người học được cung cấp hàng loạt kiến thức:

3.3. Chứng chỉ nghiệp vụ xuất nhập khẩu

Đây là chứng chỉ giúp các bạn học khác chuyên ngành kinh tế có thể tham gia ứng tuyển các vị trí trong ngành xuất nhập khẩu một cách thuận lợi, vì đây được xem như một khóa đào tạo ngắn hạn, tổng hợp mọi kiến thức cần thiết cho quá trình công tác xuất nhập khẩu ở mức cơ bản. Bạn sẽ được học:

Giáo trình sẽ do các cơ sở đào tạo xây dựng riêng dựa trên quá trình triển khai công việc mà giảng viên cập nhật từ thực tế. Một số nơi còn đào tạo theo yêu cầu của doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Chứng chỉ nghiệp vụ xuất nhập khẩu

>>> Quan tâm bài viết: Tất cả thông tin về vị trí nhân viên xuất nhập khẩu

4- Chứng chỉ xuất nhập khẩu học và thi như thế nào?

Phạm vi hoạt động của ngành xuất nhập khẩu rất rộng nên việc tìm kiếm nơi học và thi chứng chỉ xuất nhập khẩu trở nên thuận lợi hơn rất nhiều, có cả khóa học tại trường lớp và học trực tuyến linh hoạt thời gian

4.1. Địa điểm đào tạo chứng chỉ ngành xuất nhập khẩu

Số lượng đơn vị đào tạo các chứng chỉ xuất nhập khẩu khá rộng, bạn có thể lựa chọn:

Trường đại học, cao đẳng đào tạo chuyên ngành kinh tế, xuất nhập khẩu, Logistics như:

Trung tâm đào tạo nghiệp vụ xuất nhập khẩu tư nhân có uy tín như:

Đơn vị chứng chỉ xuất nhập khẩu

4.2. Đơn vị cấp chứng chỉ xuất nhập khẩu

Tùy theo phạm vi giá trị của chứng chỉ ngành xuất nhập khẩu mà tổ chức cấp chứng chỉ sẽ khác nhau:

4.3. Thời gian học của mỗi lại chứng chỉ

Thời gian theo học mỗi chứng chỉ sẽ kéo dài 02 tháng (chứng chỉ trong nước) đến tối đa 01 năm (chứng chỉ quốc tế) tùy theo nội dung chương trình đào tạo và lượng kiến thức mà người học đã tích lũy được.

4.4. Thi chứng chỉ ngành xuất nhập khẩu (Lệ phí)

Mức học phí và lệ phí thi các chứng chỉ ngành xuất nhập khẩu sẽ được điều chỉnh theo từng thời điểm và theo độ uy tín của trường, trung tâm đào tạo. Hiện tại, theo tìm hiểu của quân sư TalentBold, những khóa đào tạo:

Học phí có thể đã bao gồm phí hồ sơ dự thi, phí cấp bằng, lệ phí thi… đối với những nơi đào tạo chuyên sâu với mức học phí cao. Còn đối với những chứng chỉ trong nước, phổ biến như chứng chỉ khai báo hải quan thì lệ phí thi sẽ tính riêng 600.000 đồng cho 03 môn thi.

Mức độ hợp tác giao thương kinh tế toàn cầu sẽ ngày càng tăng lên bất kể công nghệ có phát triển ra sao, điều này chứng tỏ ngành xuất nhập khẩu luôn là nơi phát triển sự nghiệp tốt, mang đến công việc ổn định, nhiều cơ hội thăng tiến và quyền lợi cao. Vì vậy, bên cạnh trau dồi năng lực thực tế thì việc bổ sung các chứng chỉ ngành xuất nhập khẩu luôn là điều mà quân sư TalentBold luôn khuyến khích. Dịch vụ Trợ lý tuyển dụng

-

Chi tiết liên hệ: Talentbold - We bold your talents Hotline: 077 259 1080 Mail: [email protected] Add: Tầng 12A.3, Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam

Nguồn ảnh: internet

Link nội dung: https://truyenhay.edu.vn/chung-chi-xuat-nhap-khau-a67448.html