CAE là gì? Những ứng dụng trong kỹ thuật

1/ CAE là gì?

CAE được viết tắt của Computer-Aided Engineering là việc sử dụng các phần mềm máy tính để mô phỏng hoạt động để cải thiện thiết kế sản phẩm hoặc hỗ trợ trong việc giải quyết các vấn đề kỹ thuật cho một loạt các ngành công nghiệp. Điều này bao gồm mô phỏng, xác nhận, và tối ưu hóa các sản phẩm, quy trình và công cụ sản xuất. Trong tương lai, hệ thống CAE sẽ là công cụ chính cung cấp thông tin để giúp các nhà thiết kế trong quá trình đưa ra quyết định.

2/ Ứng dụng của CAE trong kỹ thuật

2.1/ Phân tích chi tiết bằng phương pháp phần tử hữu hạn

Bằng cách chia nhỏ chi tiết thành nhiều phần tử, khi tính toán cho ra kết quả chuẩn xác nhất, đặc biệt ở các chi tiết có bề mặt phức tạp. Việc này giúp người kỹ sư biết được ứng xử cơ học của chúng khi ở các trạng thái nhất định.

phân tích ứng suất

2.2/ Phân tích dòng chảy và truyền nhiệt (CFD).

Bài toán phân tích lưu chất nhằm xác định vận tốc, áp suất, hệ số truyền nhiệt của dòng chất lỏng trong sản phẩm. Đây là một giải pháp được ứng dụng rất nhiều trong các lĩnh vực, nghiên cứu thực tiễn như: xây dựng các công trình đập thủy điện, thiết kế các hệ thống thông gió, khảo sát khí tượng, cũng như thử nghiệm các phương tiện, khí tài quân sự - trinh sát, khảo sát các dòng chảy của vật liệu trong khuôn,… Giúp đánh giá được những tác động của các yếu tố ngoại cảnh (thực tế) lên các đối tượng khảo sát.

Đối với bài toán nhiệt, bằng các dữ liệu phân tích và tính toán, những kỹ sư CAE có thể kiểm soát và đánh giá được các quá trình tương tác và trao đổi nhiệt trong các sản phẩm yêu cầu độ chính xác cao như các bộ vi mạch, chip xử lý trong các bo mạch, nhưng quan trọng là phát hiện kịp thời những lỗi thiết kế để tránh gây thiệt hại khi sản xuất hàng loạt.

tính toán lưu chất

2.3/ Phân tích động học các cơ cấu

Hoạt động này giúp mô phỏng chuyển động của cơ cấu các chi tiết, tìm hiểu ứng xử của chi tiết trên yêu cầu của điều kiện làm việc. Từ đó, phát hiện ra sai sót trong thiết kế và tìm hướng khắc phục, giảm thiểu thời gian thử nghiệm thực tế và phát sinh lỗi kỹ thuật trong thời gian vận hành.

Các bài toán thường gặp:

thử nghiệm va đập xe

Đây là một trong những chìa khóa quan trọng trong sự thành công của các thương hiệu xe ô tô nổi tiếng trên thế giới như: Ford, Tesla, BMW, Ferrari, Volkswagen, Audi,… với tiêu chí an toàn và chất lượng của sản phẩm đã tạo nên tên tuổi cho những ông trùm trong ngành này.

thả rơi điện thoại

2.4/ Mô phỏng các quá trình công nghệ như đúc, dập…

Áp dụng công cụ CAE vào giai đoạn đầu của quá trình thiết kế khuôn đúc (hoặc dập) giúp khách hàng có thể:

mô phỏng khuôn

3/ Những lợi ích khi sử dụng CAE

4/ So sánh giữa CAD, CAM và CAE

Nhiều năm trở lại đây, nhiều phần mềm ra đời và nâng cấp để giúp cho con người tiết kiệm thời gian trong việc thiết kế, tính toán, sản xuất nhằm tăng năng suất lao động. Có những phần mềm tích hợp của CAD/CAM/CAE nhằm giúp cho con người tiện lợi hơn trong việc sử dụng. Nhưng đồng thời cũng làm cho chúng ta khó phân biệt được sự khác nhau giữa chúng.

CAD là gì? CAE là gì? CAM là gì? Những phần mềm này là gì và chúng khác nhau như thế nào? Điều đầu tiên cần biết về cả ba hệ thống này là hai chữ cái đầu tiên trong mỗi chữ viết tắt. “CA” là viết tắt của Computer-Aided, có nghĩa là cả ba hệ thống đều được tạo ra để giúp người dùng đạt được mục tiêu của mình nhanh hơn bằng cách sử dụng sức mạnh của máy tính để xử lý. Chữ cái cuối cùng cho CAD là Thiết kế (Design), cho CAE là Kỹ thuật (Engineering), và cho CAM, là Sản xuất ( Manufacturing ). Đây là những chương trình phần mềm kỹ thuật và sản xuất. Mỗi cái trong số chúng đều có những ứng dụng riêng.

Ví dụ: Để sản xuất một chiếc xe ôtô thì CAD sẽ chịu trách nhiệm phần thiết kế của xe ( kiểu dáng, kích thước của xe.. ) CAE sẽ tính toán phần kỹ thuật của xe ( tính toán độ lực, va chạm.. ) và CAM sẽ chịu trách nhiệm sản xuất, đưa sản phẩm ra thực tế.

5/ Nhận xét về ưu và nhược điểm của CAE

ƯU ĐIỂM

NHƯỢC ĐIỂM

Link nội dung: https://truyenhay.edu.vn/cae-la-gi-a67270.html