Học ngành Kinh tế xây dựng có dễ xin việc không? Mức lương của ngành Kinh tế xây dựng là bao nhiêu? Đây là câu hỏi hầu hết thí sinh, phụ huynh khi tìm hiểu về ngành Kinh tế xây dựng đều băn khoăn, thắc mắc.
Ngành Kinh tế xây dựng là gì?
Năm 2024, trường Đại học Đại Nam tuyển sinh 100 chỉ tiêu ngành Kinh tế xây dựng.
Kinh tế xây dựng là sự kết hợp giữa lĩnh vực kinh tế và quản lý xây dựng, với các công việc cụ thể như: tài chính, kế toán, thống kê; công tác lập và thẩm định dự án đầu tư các công trình xây dựng; lập, thẩm tra và thẩm định dự toán, thanh toán quyết toán xây dựng công trình...
Đây là một trong những ngành học hot thuộc khối ngành Kỹ thuật - Công nghệ có số lượng hồ sơ đăng ký xét tuyển rất lớn trong các kỳ tuyển sinh đại học.
Học ngành Kinh tế xây dựng có dễ xin việc không?
Chuyên môn vững vàng cùng kinh nghiệm thực tiễn là nền tảng để Kỹ sư Kinh tế xây dựng bứt phá trong sự nghiệp, trở thành các chuyên gia, nhà lãnh đạo trong ngành Kinh tế xây dựng.
Ngành Xây dựng dự báo sẽ cần thêm 400.000 - 500.000 lao động mỗi năm. Với tốc độ phát triển như hiện nay, số lượng lao động làm việc trong ngành có thể đạt tới con số khoảng 12 - 13 triệu người vào năm 2030.
Hiện nay, các cơ quan quản lý, tập đoàn, doanh nghiệp xây dựng có nhu cầu cao về tuyển dụng Kỹ sư Kinh tế xây dựng có trình độ và năng lực tổng hợp về kinh tế, quản lý, kỹ thuật xây dựng, định giá xây dựng…
Nhu cầu nhân lực lớn, thu nhập không giới hạn cùng khả năng phát triển bản thân tốt là những lý do khiến ngành Kinh tế xây dựng hút thí sinh.
Nhu cầu nhân lực cao, cơ hội việc làm rộng mở nhưng ngành Xây dựng lại đang rất "khát" nhân lực. Chưa kể chất lượng nguồn nhân lực ngành Xây dựng hiện nay chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường, đặc biệt là Kỹ sư Kinh tế xây dựng có trình độ và năng lực cao.
Đây là cơ hội vàng cho các kỹ sư ngành Kinh tế xây dựng. Ngoài việc rất dễ xin việc, kỹ sư Kinh tế xây dựng còn có cơ hội thăng tiến và đảm nhận đa dạng vị trí công tác trong thực tế.
Chương trình đào tạo ngành Kinh tế xây dựng tại Đại học Đại Nam được xây dựng bám sát thực tiễn, đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động. Sinh viên được kết nối với doanh nghiệp ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường và được giới thiệu việc làm ngay sau khi tốt nghiệp.
Sau khi tốt nghiệp, kỹ sư Kinh tế xây dựng có nhiều lựa chọn về vị trí việc làm, như:
- Chuyên viên làm việc tại các cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng thuộc các bộ, ngành, địa phương, các chủ đầu tư xây dựng với các công việc như lập kế hoạch và quản lý vốn đầu tư xây dựng, phân tích hiệu quả đầu tư, lập, thẩm định và phê duyệt dự án, định giá xây dựng, xây dựng định mức khối lượng công việc và vật tư…
- Cán bộ kinh tế kỹ thuật làm việc tại các doanh nghiệp xây dựng, doanh nghiệp thi công xây dựng, doanh nghiệp tư vấn đầu tư xây dựng, tư vấn quản lý dự án đầu tư xây dựng, tư vấn đấu thầu…
Môi trường học tập năng động, hiện đại của sinh viên ngành Kinh tế xây dựng trường Đại học Đại Nam.
- Chuyên viên làm việc trong các viện nghiên cứu và các đơn vị chuyển giao công nghệ xây dựng, cơ quan ban hành văn bản quy phạm pháp luật về xây dựng.
- Giảng viên giảng dạy tại các cơ sở đào tạo về lĩnh vực đầu tư xây dựng.
Mức lương của ngành Kinh tế xây dựng là bao nhiêu?
Ngành Kinh tế xây dựng là 1 trong 12 ngành được đánh giá là có mức thu nhập hấp dẫn nhất mọi thời kỳ. Sinh viên mới ra trường có mức thu nhập từ 10 - 15 triệu đồng/tháng. Mức thu nhập bình quân sau khi ra trường trong vòng 5 năm là 35 triệu đồng/tháng.
03 phương thức xét tuyển vào ngành Kinh tế xây dựng Đại học Đại Nam
Năm học 2024 - 2025, trường Đại học Đại Nam tuyển sinh 100 chỉ tiêu hệ đại học chính quy ngành Kinh tế xây dựng (mã ngành: 7580301) theo 03 phương thức xét tuyển.
Phương thức 1: Xét kết quả thi tốt nghiệp THPT 2024.
Phương thức 2: Xét kết quả học tập cấp THPT (Xét học bạ). Tổng điểm 3 môn theo tổ hợp xét tuyển ≥ 18 điểm.
Phương thức 3: Xét tuyển thẳng theo quy định của Bộ GD&ĐT và Nhà trường.
>>> ĐĂNG KÝ XÉT TUYỂN: TẠI ĐÂY
Link nội dung: https://truyenhay.edu.vn/nganh-kinh-te-xay-dung-ra-lam-gi-a67147.html