Vì sao móng tay, móng chân bị dày sừng, sần sùi?

1. Móng tay móng chân có thể mắc bệnh

Móng tay, móng chân được cấu tạo bởi chất sừng có nhiều lưu huỳnh, cứng và có chức năng bảo vệ đầu các ngón trong đời sống sinh hoạt và làm việc hàng ngày. Tương tự như các bộ phận khác trên cơ thể, móng tay và móng chân cũng có thể bị một số bệnh lý do nhiễm khuẩn, nhiễm nấm... gây ra.

Bệnh lý về móng tay và móng chân có thể do các nguyên nhân như: chấn thương; biểu hiện của bệnh về da (ví dụ như bệnh vẩy nến, nấm móng...); nhiễm vi khuẩn, nhiễm nấm; u tân sinh tại móng hoặc cũng có thể là một triệu chứng của bệnh lý toàn thân (như tim mạch, tâm phế mạn, viêm bì cơ...). Khi móng tay, móng chân sần sùi, dày sừng thường kèm theo một số triệu chứng khác như:

Móng chân dày sừng lâu ngày có thể bị đau nhức và có máu mủ bên trong

2. Một số bệnh khiến móng tay, móng chân bị dày sừng, sần sùi

2.1 Nấm móng Candida

Nấm móng Candida thường gây bệnh ở móng tay khiến móng tay dày sừng, viêm quanh móng mạn tính là một số các loại bệnh do nấm candida gây nên. Nguyên nhân nhiễm nấm Candida là do con người làm việc trong môi trường bí và ẩm ướt, tiếp xúc với nhiều thực phẩm... Do vậy, để việc điều trị bệnh nấm móng Candida hiệu quả, người bệnh cần lưu ý như sau:

2.2. Nấm móng do các loại nấm sợi

Biểu hiện của loại nấm này là gây thương tổn ở bờ tự do của móng hoặc cạnh móng tay và móng chân. Nấm móng ở dạng này thường do chủng nấm Trichophyton rubrum gây nên. Các triệu chứng bao gồm:

Việc điều trị nấm móng do các loại nấm sợi như sau:

Vệ sinh tay chân thường xuyên để điều trị nấm móng do các loại nấm sợi

2.3. Viêm móng và quanh móng

Bệnh này hiện rất hay gặp vì liên quan đến viêm da dị ứng do tiếp xúc với hóa chất. Vì vậy, những người hay tiếp xúc với hóa chất như: giặt giũ, rửa bát chén mà không sử dụng găng tay bảo vệ; làm đẹp móng không cẩn thận sẽ dễ gây viêm móng và quanh móng. Bệnh sẽ trở nên nặng hơn khi người bệnh bị bội nhiễm. Khi bị viêm móng và quanh móng, các biểu hiện thường gặp là:

Khi mắc bệnh, da bàn tay, ngón tay cũng bị bệnh thường gọi là á sừng. Việc điều trị bệnh cần phải:

2.4. Bệnh móng bị tách

Bệnh móng bị tách cũng là bệnh thường gặp nhiều hiện nay. Bệnh có thể là biểu hiện của các bệnh vẩy nến, nhiễm nấm móng, thuốc, tiếp xúc với hóa chất hoặc chấn thương. Các nguyên nhân gây móng tách và phương pháp điều trị như sau:

Nếu móng tay bị tách bạn nên đến gặp bái sĩ để khám và điều trị theo phác đồ

Điều trị móng bị tách phải mất thời gian khá dài và cần được bác sĩ chuyên khoa theo dõi định kỳ. Việc người bệnh phải làm là tránh chấn thương hoặc tiếp xúc trực tiếp với hóa chất gây móng tách.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là cơ sở y tế chất lượng cao tại Việt Nam với đội ngũ y bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, được đào tạo bài bản, chuyên sâu trong nước và nước ngoài, giàu kinh nghiệm.

Hệ thống thiết bị y tế hiện đại, tối tân, sở hữu nhiều máy móc tốt nhất trên thế giới giúp phát hiện ra nhiều căn bệnh khó, nguy hiểm trong thời gian ngắn, hỗ trợ việc chẩn đoán, điều trị của bác sĩ hiệu quả nhất. Không gian bệnh viện được thiết kế theo tiêu chuẩn khách sạn 5 sao, mang đến cho người bệnh sự thoải mái, thân thiện, yên tâm.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Link nội dung: https://truyenhay.edu.vn/mong-tay-chan-a67060.html