Lễ vật cúng 23 tháng Chạp chuẩn truyền thống sẽ bao gồm:
- Ba bộ áo, mũ, hia giấy: Hai mũ đàn ông và một mũ đàn bà. Mũ dành cho các ông Táo thì có hai cánh chuồn, mũ Táo bà thì không có cánh chuồn. Nhiều người chỉ cúng một cỗ mũ ông Công (có hai cánh chuồn) để tượng trưng.
- Cá chép: Tượng trưng cho phương tiện di chuyển của ông Công, ông Táo. Bạn có thể sử dụng cá chép giấy hoặc cá chép thật đều được.
Thường ở miền Bắc, các gia đình cũng mua thêm 3 con cá chép, cá vàng sống (hoặc cá giấy - sau lễ đốt cùng vàng mã) thả vào chậu nước đặt cạnh mâm cỗ. Sau khi làm lễ thì đem ra sông thả. Ngoài ra, hình tượng cá chép cũng truyền tải khát vọng "cá chép hóa rồng" ngụ ý thăng hoa, tinh thần bền lòng chinh phục tri thức và sự thành công.
Ngoài ra còn có 1 tập giấy tiền vàng mã, 1 lọ hoa cúc, 1 lọ hoa đào nhỏ, trái cây tươi, trà, rượu, cau trầu,...
Lưu ý:
- Ở miền Trung thường cúng 1 con ngựa giấy đầy đủ yên cương, còn miền Nam chỉ cúng áo mũ giấy là đủ.
- Màu sắc của mũ, áo và hia cúng ông Công ông Táo cũng thay đổi theo từng năm phụ thuộc vào ngũ hành. Năm 2024 thuộc hành Hỏa, do đó bạn nên chọn đồ cúng màu đỏ sẽ phù hợp và mang lại nhiều may mắn hơn.
Ngày nay, tùy thuộc vào văn hóa vùng miền, hoàn cảnh, điều kiện kinh tế, khẩu vị của mỗi gia đình mà chuẩn bị những mâm cúng khác nhau.
Nhưng cơ bản mâm cúng ông Công ông Táo chuẩn truyền thống bao gồm: 1 đĩa gạo, 1 đĩa muối, 3 chén rượu, thịt heo luộc, gà luộc hoặc quay, đĩa rau xào, hành muối, xôi gấc, giò heo, canh mọc, cá chép nướng (ở miền Nam thường cúng cá lóc nướng),...
Nếu gia chủ nào không có điều kiện thì chỉ cần làm mâm cúng đơn giản 3 món là được. Đặc biệt, mâm cúng ông Công ông Táo ở ba miền đều có đặc trưng riêng.
Nơi đặt mâm cỗ cúng ông Táo rất quan trọng. Cần được đặt trang trọng ở vị trí bàn thờ gia tiên hoặc bàn thờ ông Táo riêng để bày tỏ lòng thành kính.
Theo các chuyên gia phong thuỷ, lễ cúng ông Táo cần phải được thực hiện trước khi ông Táo bay về trời báo cáo Ngọc hoàng, tức là trước 12h trưa ngày 23 tháng Chạp.
Sau khi bày lễ, thắp hương và đọc văn khấn xong, đợi hương tàn lại thắp thêm một tuần hương nữa, lễ tạ rồi hóa vàng mã và thả cá chép ra ao, hồ, sông, suối,… để chở ông Táo lên chầu Trời.
Sau khi cúng ông Công ông Táo, bạn chỉ cần đợi nhang tàn là có thể dùng bếp nấu ăn trở lại bình thường rồi nhé!
Năm nay, ngày 23 tháng Chạp (Âm lịch) sẽ rơi vào thứ Sáu, ngày 2/2/2024 Dương lịch. Tuy nhiên, theo quan niệm dân gian, giờ Ngọ là giờ đẹp nhất để cúng ông Công ông Táo. Giờ Ngọ năm 2024 rơi vào khoảng 11 - 12h00 trưa.
Trường hợp gia chủ bận việc, có thể cúng trước ngày 23 tháng Chạp. Tùy điều kiện gia đình, bạn có thể cúng ông Công ông Táo trước từ 1 ngày - 1 tuần, nhưng tốt nhất là trong khoảng thời gian từ 20-23 tháng Chạp.
Theo quan niệm xưa, việc chọn ngày, giờ cúng có ảnh hưởng rất lớn đến vận may của gia đình trong năm mới.
Dưới đây là một vài ngày và giờ hoàng đạo để gia chủ có thể thực hiện lễ cúng ông Công ông Táo 2024 một cách trọn vẹn, giúp đem lại nhiều bình an, tài lộc và may mắn:
- Ngày 22 tháng Chạp (tức ngày 1/2/2024 Dương lịch): Các khung giờ đẹp thích hợp để làm gồm: 9-11h; 15-17h; 19-21h.
- Ngày 23 tháng Chạp (tức ngày 2/2/2024 Dương lịch): Các khung giờ đẹp thích hợp để làm gồm: 7-9h; 9-11h.
Link nội dung: https://truyenhay.edu.vn/thoi-gian-cung-ong-tao-a66827.html