Thai nhi tuần 31 bước vào những tháng cuối thai kỳ, đánh dấu sự phát triển và thay đổi của cả mẹ và bé. Bé tăng cân và não bộ phát triển nhanh chóng, trong khi mẹ bầu tuần 31 cảm thấy khó chịu khi tử cung phát triển, tạo sức ép đến các cơ quan khác. Trong bài viết dưới đây, Huggies sẽ cùng bạn tìm hiểu về sự phát triển của thai 31 tuần, cũng như các lưu ý để mẹ có sự chuẩn bị tốt nhất để chào đón em bé ra đời.
Thai 31 tuần là mấy tháng?
Một thai kỳ trọn vẹn thông thường kéo dài trong khoảng 40 tuần, tuần thai được tính từ ngày đầu tiên của kỳ kinh nguyệt cuối cùng. Vì thế, thai 31 tuần đang ở tháng thứ 8 của thai kỳ.
Sự phát triển của thai nhi tuần 31
Ở tuần thai thứ 31, bé bắt đầu hoàn thiện các cơ quan như hệ tiêu hóa, tai, não và mắt. Dưới đây là cụ thể sự phát triển của thai nhi tuần 31 trong bụng mẹ:
Thai 31 tuần nặng bao nhiêu là chuẩn?
Thai nhi 31 tuần nặng bao nhiêu? Mỗi em bé sẽ có sự phát triển khác nhau về chiều cao, cân nặng trong từng giai đoạn. Vậy thai 31 tuần nặng bao nhiêu kg là đạt chuẩn? Theo WHO, cân nặng thai nhi 31 tuần trung bình khoảng 1,4-1,9 kg và chiều dài là 41 cm. Lúc này, em bé của bạn đang phát triển nhanh chóng và tích tụ mỡ để chuẩn bị cho hành trình chào đời sắp tới.
Thai nhi 31 tuần trung bình nặng khoảng 1,4-1,9 kg và chiều dài là 41 cm (Nguồn: Sưu tầm)
Thai 31 tuần phát triển như thế nào?
Tuần thai thứ 31 là giai đoạn bùng nổ tăng trưởng của thai nhi, từ chiều cao, cân nặng đến các hoạt động trong bụng mẹ như động tác huých, đạp, di chuyển, nhào lộn,... Cụ thể, thai 31 tuần tuổi sẽ có những thay đổi sau:
- Các cơ quan trong cơ thể thai nhi tuần 31 được hoàn thiện: hệ tiêu hóa, não, tai và mắt. Bé bắt đầu phản ứng với âm thanh và ánh sáng từ môi trường bên ngoài. Đây là thời điểm thích hợp để mẹ cùng trò chuyện, đọc sách cho bé, nghe nhạc thai nhi, giúp bé có thêm nhận thức và kích thích thính giác.
- Lớp lông mao ngoài da của bé biến mất, tóc mọc nhiều hơn những giai đoạn trước.
- Thai 31 tuần tuổi có thể quay đầu và mút ngón tay.
- Đây cũng là thời điểm tay và chân dài ra, móng tay và móng chân được hình thành và phát triển.
- Bàng quang có thể đựng nước tiểu, bé có thể thải nước tiểu vào nước ối.
- Tủy xương phát triển và bắt đầu sản xuất ra các tế bào hồng cầu.
- Phổi ngày càng hoàn thiện. Cơ thể em bé đang sản xuất ra một chất có hoạt tính bề mặt có thể giữ cho các đường dẫn khí mở ra và không bị vỡ. Nếu gặp dấu hiệu sinh non, bác sĩ sẽ tiêm cho mẹ liều coọc-ti-dôn để giúp cho phổi em bé hoàn thiện tốt hơn.
- Giấc ngủ được hình thành. Bé sẽ ngủ nhiều và thời gian ngủ lâu hơn, đặc biệt là giấc ngủ REM. Mẹ có thể cảm nhận rõ, nếu bé di chuyển, đạp vào thành bụng mẹ nghĩa là bé đang thức; còn khi em lặng tức là bé đang ngủ. Nếu mẹ muốn đánh thức bé thì hãy ăn hoặc uống thứ gì đó có đường nhé.
- Thai nhi 31 tuần là lúc lượng dịch ối bao bọc em bé đạt khối lượng lớn nhất. Bào thai có chừng một lít nước ối, tạo nên một chiếc bồn tắm ấm áp vô trùng cho em bé của mẹ bơi trong đó. Lượng nước ối cho thấy thận của em bé đang hoạt động tốt ra sao. Nếu thận hoạt động bình thường, chúng sẽ sản xuất chừng 500ml/ngày vào thời điểm này.
- Ở giai đoạn này, bé sẽ tập biểu hiện gương mặt (méo mó, ngớ ngẩn hoặc hài hước), nấc, nuốt, thở, đạp bằng tay và chân dọc theo thành tử cung và thậm chí mút ngón tay cái.
- Thai 31 tuần phản ứng với chuyện “yêu” của bố mẹ: Tình dục và cực khoái có thể tác động thú vị đến thai nhi. Một số bé sẽ yên lặng sau khi cha mẹ quan hệ khi mang thai, trong khi số khác thì rất kích động.
Tuần thai thứ 31 là giai đoạn bùng nổ tăng trưởng của thai nhi (Nguồn: Sưu tầm)
Hình ảnh thai nhi 31 tuần trong bụng mẹ
Dưới đây là một số hình ảnh thai nhi 31 tuần trong bụng mẹ:
Thai nhi tuần 31 bắt đầu ngủ nhiều hơn (Nguồn: Sưu tầm)
Hình ảnh siêu âm thai nhi tuần 31 (Nguồn: Sưu tầm)
Thai nhi 31 tuần tuổi có những hành động như cắn móng tay, đạp, vặn mình,... (Nguồn: Sưu tầm)
Tã Huggies Skin Perfect với khả năng giảm đến 93% phân lỏng trên da bé (Nguồn: Huggies)
Những thay đổi của cơ thể mẹ trong tuần thai thứ 31 này
Thai 31 tuần là cột mốc đánh dấu đã đi được gần ⅔ thời gian mang thai. Lúc này, mẹ bầu sẽ gặp những thay đổi bất thường trên cơ thể do thai nhi phát triển nhanh chóng về kích thước, tử cũng lớn dần và chèn ép các cơ quan lân cận. Dưới đây là một số thay đổi thường thấy của cơ thể mẹ bầu 31 tuần tuổi:
- Cân nặng mẹ bầu tăng trong giai đoạn này và khó khăn trong quá trình di chuyển.
- Bầu bị chuột rút do thiếu magie và canxi. Vì thế cần bổ sung magie và canxi cho bà bầu ở tuần 31 theo chỉ định của bác sĩ.
- Bà bầu khó thở do sự chèn ép của thai nhi lên phổi. Mẹ cần thực hiện các bài tập thở để cải thiện tình trạng thở dốc, thở ngắn, khó thở.
- Mẹ tiểu nhiều do tử cung chèn ép bàng quang. Mẹ bầu sẽ không nín được và bị đái dắt một chút vào giai đoạn mang thai tuần 31. Bài tập xương chậu-sàn nhà sẽ giúp các cơ hỗ trợ bàng quang của mẹ khỏe hơn.
- Đau mỏi lưng: Nguyên nhân có bầu đau lưng là do xương sống phải thay đổi tư thế và chịu thêm trọng lượng của nước ối và thai nhi trong thời gian dài. Điều này khiến mẹ bầu cảm thấy lưng mỏi và đau.
- Suy giãn tĩnh mạch chân: Do lưu lượng máu bị ảnh hưởng bởi hormone thai kỳ và sự phát triển của bụng bầu. Để cải thiện tuần hoàn máu, mẹ bầu nên đi bộ nhẹ nhàng thường xuyên.
- Căng thẳng, thiếu ngủ: Những yếu tố này làm thai phụ cảm thấy mệt mỏi khi mang thai. Hãy dành thêm thời gian nghỉ ngơi và nhờ người thân, bạn bè giúp đỡ trong các hoạt động hàng ngày.
- Khó tiêu, ợ nóng: Hệ tiêu hóa bị chèn ép dẫn đến các triệu chứng như ợ nóng, trào ngược, khó tiêu và bầu bị táo bón. Để giảm bớt những triệu chứng này, mẹ bầu hạn chế thực phẩm cần tránh khi mang thai như thức ăn dầu mỡ, có tính axit cao và bổ sung đủ nước, ăn
- Nếu mẹ đang mang kính áp tròng, thì giờ đây mẹ sẽ cảm giác rất khó chịu khi thai nhi 31 tuần tuổi. Sự ứ dịch và hình dáng mắt thay đổi sẽ dẫn đến việc tròng kính không còn vừa vặn với tròng mắt nữa. Nhiều phụ nữ đổi sang mang kính có gọng, đợi cho đến khi sinh con xong và mắt trở lại bình thường. Mẹ hãy tránh việc lại có một đơn thuốc cho kính áp tròng mới vào giai đoạn này. Mắt mẹ đang trải qua một thời kỳ chuyển tiếp, và khám thị lực vào thời điểm này sẽ không chính xác.
- Tuần này, những cơn gò cứng bụng Braxton Hick sẽ thường xuyên hơn. Các cơn quặn tử cung không đau đớn là một cách tự nhiên tập dượt cho mẹ để chuẩn bị cho lúc đưa em bé ra đời. Trừ phi mẹ cảm thấy đau nhiều, hoặc âm đạo bị khô, còn lại thì không nên lo lắng. Thay đổi tư thế nhẹ nhàng hoặc tắm nước nóng đểu giúp giảm các cơn quặn thắt này.
Ở tuần 31 thai kỳ, mẹ bầu thường cảm thấy khó thở, chuột rút, đau lưng,... (Nguồn: Huggies)
Những thay đổi về cảm xúc của mẹ bầu 31 tuần
Tâm lý mẹ bầu ảnh hưởng đến thai nhi. Dưới đây là những thay đổi khi mang thai về mặt cảm xúc của mẹ bầu 31 tuần:
- Giai đoạn thai nhi tuần 31, tâm trạng của mẹ thay đổi liên tục. Mẹ bầu cần tìm người tâm sự để giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi ở những tháng cuối thai kỳ.
- Nếu bà bầu mất ngủ thì rõ ràng là tâm trạng thất thường của mẹ sẽ lại càng tệ. Cố gắng đi ngủ theo một giờ cố định, và có những “thủ tục lên giường” lặp đi lặp lại mỗi ngày để cơ thể mẹ biết khi nào thì cần phải nghỉ ngơi. Tránh uống cà phê hay ăn sô-cô-la vào buổi chiều và tối, và tránh tập thể dục sau 4 giờ chiều. Nếu mẹ đang đi làm, cố gắng đừng làm gì nhiều sau khi về đến nhà và đừng đòi hỏi bản thân mình quá cao.
>> Tham khảo thêm:
- Cách tính tuổi thai chính xác theo chu kỳ kinh
- Mang thai bao nhiêu tuần thì sinh và Cách tính ngày dự sinh
Tâm lý mẹ bầu ảnh hưởng đến thai nhi tuần 31 (Nguồn: Sưu tầm)
Lời khuyên và lưu ý cho mẹ bầu khi mang thai 31 tuần
Thai kỳ 31 tuần đánh dấu giai đoạn tam cá nguyệt thứ 3, một thời kỳ đầy thách thức nhưng cũng tràn ngập sự mong chờ khi mẹ và bé đều trải qua những thay đổi đáng kể. Đây là thời điểm các mẹ cần chuẩn bị kỹ lưỡng cho kỳ sinh nở sắp tới, vì việc di chuyển sẽ trở nên khó khăn hơn khi bụng bầu lớn hơn. Dưới đây là một số gợi ý để mẹ bầu tham khảo trong quá trình chuẩn bị cho hành trình vượt cạn:
- Tham gia lớp học tiền sản: Những lớp học này cung cấp kiến thức mang thai, nuôi nấng và chăm sóc trẻ sơ sinh. Mẹ sẽ được hướng dẫn cách tập thể dục, tập thở, lựa chọn phương pháp sinh nở phù hợp, cách cho con bú và chăm sóc bé trong những tháng đầu đời.
- Ghi nhớ lịch khám thai định kỳ: Điều này bao gồm thực hiện các xét nghiệm cần thiết theo khuyến cáo của bác sĩ như xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm tiểu đường thai kỳ, kiểm tra nguy cơ tiền sản giật và siêu âm. Điều này giúp đảm bảo thai nhi phát triển bình thường.
- Tập thể dục nhẹ nhàng: Đi bộ hoặc tập yoga cho bà bầu có thể giúp giảm căng thẳng và tăng cường sự dẻo dai, rất có lợi cho việc sinh nở.
- Chuẩn bị đồ dùng cần thiết: Lên danh sách và mua sắm những vật dụng cần thiết cho cả mẹ và bé sơ sinh để tránh việc chuẩn bị gấp gáp sau này.
- Theo dõi các triệu chứng: Mẹ bầu nên theo dõi sát sao các dấu hiệu của cơ thể và thai nhi. Nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, hãy nhanh chóng tái khám để đảm bảo sức khỏe của cả mẹ và bé.
- Đảm bảo dinh dưỡng bà bầu: Cần bổ sung sắt cho bà bầu, dha cho bà bầu, canxi cho bà bầu,... đảm bảo mẹ bầu có đủ dinh dưỡng trong những tuần cuối thai kỳ, tránh ăn quá nhiều, không điều độ.
Tuần 31 thai kỳ là thời điểm các mẹ cần chuẩn bị kỹ lưỡng cho kỳ sinh nở sắp tới (Nguồn: Huggies)
Câu hỏi thường gặp về thai nhi 31 tuần
Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp về thai nhi 31 tuần tuổi:
Thai nhi 31 tuần đã quay đầu chưa?
Thai nhi 31 tuần đã quay đầu chưa? Thông thường, thai nhi sẽ bắt đầu quay đầu (ngôi thai thuận) từ tuần 32 trở đi. Tuy nhiên, một số bé có thể quay đầu sớm hơn, vào khoảng tuần 31, và điều này có thể được phát hiện qua siêu âm. Mặc dù việc quay đầu sớm không phổ biến, nhưng nó vẫn nằm trong phạm vi bình thường của sự phát triển thai nhi.
Thai nhi 31 tuần ít đạp có sao không?
Thai nhi ít đạp có thực sự nguy hiểm? Thực tế, việc thai nhi đạp ít là hoàn toàn bình thường. Số lần đạp của bé không phải là dấu hiệu duy nhất để đánh giá tình trạng sức khỏe. Bên cạnh việc đạp, thai nhi còn có nhiều cử động khác như quơ tay, vặn mình, mà có thể mẹ không dễ nhận ra. Vì vậy, mẹ không cần quá lo lắng khi thấy bé ít đạp, nhưng nên chú ý theo dõi các cử động khác của thai nhi để đảm bảo mọi thứ vẫn đang ổn định.
Huggies hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ giúp các mẹ có thêm những kiến thức về sự phát triển của thai nhi tuần 31. Bố mẹ có thể thảo thêm sự phát triển của thai nhi trong các tuần tiếp theo:
Thai nhi 32 tuần tuổi Thai nhi 33 tuần tuổi Thai nhi 34 tuần tuổi Thai nhi 35 tuần tuổi Thai nhi 36 tuần tuổi Thai nhi 37 tuần tuổi Thai nhi 38 tuần tuổi Thai nhi 39 tuần tuổi Thai nhi 40 tuần tuổi
>> Nguồn tham khảo:
- 31 Weeks Pregnant: Symptoms, Tips, and More | Healthline
- 31 weeks pregnant - Week-by-week guide | NHS
- 31 Weeks Pregnant: Baby Development, Symptoms & Signs | Week by Week