Bệnh viện Ung Bướu Thành phố Hồ Chí Minh là bệnh viện chuyên khoa hạng I. Đây là một địa chỉ đáng cân nhắc nếu bạn muốn phòng ngừa và điều trị các bệnh về ung thư, ung bướu.
Các cấp chỉ huy đã quyết định gộp Bệnh viện Ung thư, Viện Ung thư Việt Nam và Khoa Ung thư của Bệnh viện Bình Dân để thành lập Bệnh viện Ung Bướu TP.HCM ngày nay. Không chỉ đơn thuần thực hiện nhiệm vụ khám chữa bệnh của người thầy thuốc, bệnh viện còn gây quỹ giúp đỡ các bệnh nhân ung thư.
Bệnh viện Ung Bướu Thành phố Hồ Chí Minh hiện có 2 cơ sở
Bệnh viện có 8 phòng chức năng, 19 khoa lâm sàng và 8 khoa cận lâm sàng, cụ thể như sau:
1. Các phòng chức năng
- Phòng tổ chức cán bộ
- Phòng kế hoạch tổng hợp
- Phòng hành chính quản trị
- Phòng tài chính kế toán
- Phòng điều dưỡng
- Phòng Chỉ đạo tuyến - KHCN & ĐT
- Phòng vật tư trang thiết bị y tế
- Phòng CNTT
2. Các khoa lâm sàng
- Khoa khám bệnh
- Khoa xạ 1
- Khoa xạ 2
- Khoa xạ 3
- Khoa xạ 4
- Khoa Y học Hạt nhân
- Khoa Phẫu thuật - Gây mê hồi sức
- Khoa chăm sóc giảm nhẹ
- Đơn vị tư vấn tầm soát phát hiện sớm ung thư
- Khoa Nội Ung bướu quận 2
- Khoa nội 1/2/3/4
- Khoa ngoại 1/2/3/4/5/6
3. Các khoa cận lâm sàng
- Khoa Dược
- Khoa chống nhiễm khuẩn
- Khoa xét nghiệm
- Khoa giải phẫu bệnh
- Khoa chẩn đoán hình ảnh
- Khoa dinh dưỡng
- Khoa nội soi
- Khoa kỹ thuật phóng xạ
Bệnh viện Ung Bướu cơ sở 2 có quy mô 1.000 giường bệnh, 500 nhân viên y tế cùng các máy móc, thiết bị y tế hiện đại nhằm giảm tải cho cơ sở chính và phục vụ bệnh nhân tốt nhất. Trước đó, theo chia sẻ của ban giám đốc bệnh viện, từ ngày 02-10-2020, Khoa Khám bệnh của Bệnh viện Ung Bướu cơ sở 2 sẽ đi vào hoạt động. Dự kiến ngày 31-3-2021, các khoa hóa trị của sẽ đưa vào hoạt động. Trong quý II năm 2021, các khoa xạ trị của bệnh viện sẽ bắt đầu vận hành. Toàn bộ các như: khoa Khám bệnh, khu Nội trú, các khoa điều trị hóa trị, khoa Xạ, khoa Ngoại cũng như các phòng chức năng khác của Bệnh viện Ung Bướu cơ sở 2 sẽ đi vào hoạt động.
Quy trình khám bệnh ở Bệnh viện Ung Bướu TP. Hồ Chí Minh được thực hiện như sau:
1. Người bệnh tới quầy đăng ký khám bệnh để đóng tiền khám bệnh.
2. Người bệnh tới khám tại các buồng khám chỉ định cận lâm sàng của Chuyên khoa Ung Bướu.
3. Người bệnh đi đóng tiền viện phí rồi đi làm xét nghiệm cận lâm sàng.
4. Người bệnh mang kết quả trở lại buồng khám chỉ định cận lâm sàng của Chuyên khoa Ung Bướu.
5. Người bệnh nhận toa thuốc, đi đóng tiền thuốc và lãnh thuốc ở Khoa Dược (nếu có Bảo hiểm Y tế) hoặc nhà thuốc bệnh viện (nếu không có Bảo hiểm Y tế).
1. Người bệnh tới đăng ký và trả tiền viện phí tại quầy đăng ký khám bệnh.
2. Người bệnh tới khám tại các buồng khám chỉ định cận lâm sàng của Chuyên khoa Ung Bướu.
3. Người bệnh đi đóng tiền viện phí.
4. Người bệnh đi nhận thuốc ở Khoa Dược (nếu có Bảo hiểm Y tế) hoặc nhà thuốc bệnh viện (nếu không có Bảo hiểm Y tế).
Bệnh viện Ung Bướu TP. Hồ Chí Minh tuy chỉ mới thành lập năm 1985 và còn khá trẻ nhưng đã có một số phát triển về mặt cơ sở vật chất, trang thiết bị và trình độ đội ngũ y bác sĩ. Không chỉ khám chữa và phòng bệnh cũng như chỉ đạo tuyến ở miền Nam, bệnh viện còn đào tạo y khoa, nghiên cứu khoa học.
Trên đây là một số kinh nghiệm đi khám bệnh ở Bệnh viện Ung Bướu Thành phố Hồ Chí Minh. Hy vọng sẽ giúp bạn phần nào giải đáp thắc mắc khi đang có ý định thăm khám và chữa bệnh ở bệnh viện này nhé!
[embed-health-tool-bmi]
Link nội dung: https://truyenhay.edu.vn/benh-vien-ung-buou-no-trang-long-a66072.html