Công việc của một Chuyên Viên Truyền Thông

Để đông đảo khách hàng, đối tác biết đến và tin tưởng sản phẩm cũng như thương hiệu của doanh nghiệp thì hoạt động truyền thông được xem là yếu tố cốt lõi. Nhu cầu tuyển dụng chuyên viên truyền thông tại các doanh nghiệp cũng vì vậy xuất hiện thường xuyên. Cơ hội việc làm cao, quyền lợi tốt, có nhiều cơ hội phát triển năng lực cá nhân… và còn gì nữa, Ms. Uptalent sẽ cập nhật ngay đến bạn. MỤC LỤC: 1. Chuyên viên truyền thông là ai? 2. Học gì để trở thành chuyên viên truyền thông? 3. Nhiệm vụ chuyên viên truyền thông phải đảm nhận 4. Chuyên viên truyền thông cần trau dồi kỹ năng gì? 5. Mức lương chuyên viên truyền thông có cao không? Tuyển dụng nhân sự cấp cao Xem thêm >>>> Tìm việc làm Marketing lương cao tại HRchannels

1. Chuyên viên truyền thông là ai?

Chuyên viên truyền thông (còn gọi là chuyên viên PR) là người chịu trách nhiệm cho hoạt động quảng bá sản phẩm và thương hiệu cho doanh nghiệp, bao gồm cả việc lên kế hoạch, xây dựng nội dung và trực tiếp truyền tải thông điệp tại các sự kiện.

Thông qua những gì chuyên viên truyền thông lan tỏa, doanh nghiệp sẽ thu hút được sự quan tâm của nhiều khách hàng, nâng cao uy tín trong mắt đối tác, duy trì và phát triển thương hiệu vững mạnh theo thời gian. Hỗ trợ đắc lực cho mục tiêu gia tăng doanh số và mở rộng thị phần.

2. Học gì để trở thành chuyên viên truyền thông?

Một khi bạn đã định hướng con đường sự nghiệp theo lĩnh vực truyền thông thì những ngành học sau sẽ giúp chặng đường chinh phục nhà tuyển dụng của bạn trở nên suôn sẻ:

Bằng cấp đại học hoặc cao đẳng đều được chấp nhận. Đây là một ngành đòi hỏi khả năng thực chiến, do vậy, kinh nghiệm và năng lực chuyên môn mới là yếu tố tạo lợi thế ứng tuyển cao nhất. Vì vậy, nếu bạn không tốt nghiệp ngành nghề phù hợp nhất thì chỉ cần tốt nghiệp những ngành học liên quan như Marketing, kinh tế đối ngoại…) cùng các chứng chỉ khóa học ngắn hạn về:

Cũng đủ sức giúp bạn chinh phục vị trí chuyên viên truyền thông mà mình mong muốn. Chuyên viên truyền thông Tham khảo >>>> Tìm hiểu về nghề PR - ngành quan hệ công chúng

3. Nhiệm vụ chuyên viên truyền thông phải đảm nhận

Nhiệm vụ của chuyên viên truyền thông kết hợp cả vĩ mô và vi mô, có áp lực, có thách thức nhưng kèm theo đó là rất nhiều điều kiện trau dồi, phát triển năng lực bản thân:

3.1. Lên kế hoạch truyền thông

3.2. Sáng tạo nội dung truyền thông

3.3. Mở rộng mối quan hệ truyền thông

Chuyên viên truyền thông là ai

3.4. Kiểm soát nội dung truyền thông

3.5. Xử lý khủng hoảng truyền thông

4. Chuyên viên truyền thông cần trau dồi kỹ năng gì?

Chuyên viên truyền thông là đại diện hình ảnh, đại diện phát ngôn của doanh nghiệp. Do đó, muốn thành công tại vị trí này, chuyên viên PR dù đã có nhiều năm kinh nghiệm vẫn phải liên tục trau dồi những kỹ năng: Kỹ năng chuyên viên truyền thông Quan tâm >>>> Cơ cấu, sơ đồ tổ chức phòng truyền thông

4.1. Kỹ năng giao tiếp sắc sảo

Kỹ năng này đặc biệt quan trọng với những chuyên viên truyền thông đối ngoại, vì họ sẽ phải giao tiếp thường xuyên cùng khách hàng/ đối tác. Thời gian để cân nhắc câu chữ, sàng lọc thông tin để ứng phó nhiều người cùng một lúc là rất ít, hơn nữa nói chuyện phải kết hợp cử chỉ, nét mặt. Nếu không có kỹ năng giao tiếp sắc sảo không chỉ khó đạt được kỳ vọng thu hút thị trường, phát triển quan hệ hợp tác, mà còn rất dễ khiến đối phương không hài lòng, hoặc có thể vô tình lộ thông tin không hay về doanh nghiệp.

4.2. Kỹ năng lên kế hoạch, tổ chức sự kiện

Chuyên viên truyền thông sẽ trực tiếp tiếp nhận thông tin, tổng hợp dữ liệu, nghiên cứu và lên kế hoạch cho các sự kiện, hoạt động truyền thông. Tùy theo tính chất ngành nghề mà doanh nghiệp hoạt động, kế hoạch thiết lập sẽ có sự khác nhau về nhiều khía cạnh như đối tượng tham dự, không gian tổ chức, cách thức trang trí… Những kinh nghiệm này ngoài thực tế trải nghiệm công việc từ khi còn là nhân viên truyền thông, chuyên viên PR còn phải tự chủ động trau dồi thông qua sách vở, mạng Internet để cập nhật xu hướng nhanh và hiệu quả.

4.3. Kỹ năng quản lý đa nhiệm

Chuyên viên truyền thông phải thường xuyên gặp đối tác, tham gia các chuyến công tác, tham dự các sự kiện của doanh nghiệp và đối tác, đồng thời vẫn phải kiểm soát chặt chẽ các kế hoạch truyền thông đang triển khai và sắp triển khai. Khối lượng công việc lớn, lại phải thường xuyên di chuyển nên chuyên viên PR phải có năng lực sắp xếp, quản lý đa nhiệm giỏi thì mới đảm bảo chất lượng công việc hoàn thành.

4.4. Kỹ năng đàm phán, thuyết trình

Muốn khách hàng an tâm sử dụng, đối tác tin tưởng hợp tác thì những thông tin chuyên viên truyền thông đưa ra phải có sự chắc chắn cao, vì vậy, thuyết trình lưu loát, truyền tải thông tin dễ hiểu chính là yêu cầu đầu tiên. Tiếp đến là khả năng đàm phán, thuyết phục để giải tỏa mọi thắc mắc của người nghe. Với công việc thường xuyên sử dụng phương thức trao đổi bằng lời nói như chuyên viên truyền thông thì kỹ năng này vô cùng cần thiết.

4.5. Kỹ năng phối hợp làm việc nhóm

Phải cùng lúc xoay chuyển nhiều đầu việc, chuyên viên PR chắc chắn không thể “đơn phương độc mã” hoàn thành mà cần có sự hỗ trợ từ đội ngũ nhân sự cấp dưới. Tuy nhiên, nếu không chia việc đúng người, đúng năng lực, không phân rõ trách nhiệm và tiêu chuẩn hoàn thành thì việc đã rối sẽ càng thêm rối.

Ngoài ra, trong mọi dự án, phòng truyền thông sẽ phải phối hợp chặt chẽ cùng các phòng ban chuyên môn khác. Vì vậy, dù là phối hợp làm việc cùng ai thì kỹ năng làm việc nhóm, đoàn kết hướng đến mục tiêu chung là yêu cầu bắt buộc đối với chuyên viên truyền thông. Truyền thông Xem thêm >>>> Những thông tin cần thiết về trưởng phòng Truyền thông

4.6. Kỹ năng tin học và ngoại ngữ

Kỹ năng tin học giúp chuyên viên truyền thông trao đổi công việc thuận lợi, quan trọng nhất là tiếp cận nhanh những tiêu chuẩn truyền thông tiên tiến trong nước và quốc tế thông qua mạng trực tuyến và các nền tảng ứng dụng, mạng xã hội.

Kỹ năng ngoại ngữ ngoài việc hỗ trợ tìm kiếm thông tin đa quốc gia, còn giúp chuyên viên PR tự tin tiếp cận, đàm phán, mở rộng mối quan hệ với khách hàng/ đối tác quốc tế. Những chuyên viên truyền thông có năng lực ngoại ngữ tốt rất dễ tìm được công việc có mức thu nhập cao.

4.7. Tính cách năng động, sáng tạo

Chuyên viên truyền thông phải liên tục ứng phó nhiều tình huống cả trong kế hoạch và phát sinh ngoài kế hoạch. Nếu chỉ nhất nhất theo đúng trình tự, lập kế hoạch đúng cách thức, quy chuẩn quen thuộc thì chắc chắn không thể ứng phó kịp, đừng nói chi đến việc hoàn thành nhiệm vụ vượt kỳ vọng. Chính vì vậy, đã là chuyên viên PR thì năng lực sáng tạo, cùng tính cách năng động hướng ngoại sẽ hỗ trợ rất tốt cho tiến trình triển khai nhiệm vụ.

5. Mức lương chuyên viên truyền thông có cao không?

Tiêu chuẩn tuyển dụng đối với một chuyên viên truyền thông khá khắt khe, nhiệm vụ công việc lại đa dạng, nhiều áp lực nên thu nhập của chuyên viên truyền thông luôn nằm ở mức cao.

Chỉ xét riêng về lương, tùy theo kinh nghiệm và thành tích mà ứng viên đã gặt hái, mức lương nhà tuyển dụng dành cho người trúng tuyển chuyên viên truyền thông thường dao động trong khoảng:

Nhóm chuyên viên truyền thông đối ngoại sẽ nhận lương cao hơn nhóm chuyên viên truyền thông nội bộ. Bên cạnh lương còn là những khoản thưởng hoàn thành kế hoạch, vượt kế hoạch hoặc thưởng đột xuất sau khi hoàn thành xử lý khủng hoảng truyền thông phát sinh bất ngờ.

Từ những thông tin Ms. Uptalent chia sẻ có thể thấy chuyên viên truyền thông là vị trí công việc đặc biệt phù hợp với những bạn có tính cách năng động, hướng ngoại. Làm việc tại vị trí này, không chỉ tìm thấy nhiều quyền lợi, phúc lợi tốt mà chuyên viên PR còn tích lũy được nhiều kỹ năng mềm giá trị cho bản thân, hỗ trợ tốt cho tương lai sự nghiệp của chính mình. Dịch vụ headhunting - Săn đầu người

-

HRchannels - Headhunter - Dịch vụ tuyển dụng cao cấp

Hotline: 08. 3636. 1080 Email: [email protected] / [email protected] Website: https://hrchannels.com/ Địa chỉ: Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam

Nguồn ảnh: internet

Link nội dung: https://truyenhay.edu.vn/chuyen-vien-truyen-thong-la-gi-a66042.html