Hẳn nhiều bạn đã từng nghe đến những cụm thuật ngữ quen thuộc như là ngành F&B, nhân viên F&B hay bộ phận F&B trong khách sạn… Nếu thắc mắc chưa biết F&B là gì thì cùng Hoteljob.vn đi tìm câu trả lời nhé!
Với lĩnh vực kinh doanh khách sạn, F&B là khối mang lại doanh thu cao thứ 2 - chỉ xếp sau bộ phận buồng phòng. Trước khi lý giải vai trò của F&B trong kinh doanh lưu trú, chúng ta cần hiểu chính xác F&B là gì?
F&B (Food and Beverage) là ngành dịch vụ ẩm thực nói chung, cung cấp đồ ăn và thức uống cho thực khách. Nhà hàng - quầy bar hoạt động bên trong khách sạn hay quán cà phê - trà sữa - trà chanh, cửa hàng thức ăn nhanh, nhà hàng độc lập... đều là những ví dụ điển hình và phổ biến nhất của mô hình kinh doanh F&B hiện nay.
Mỗi cơ sở kinh doanh dịch vụ F&B sẽ có đặc điểm kinh doanh hay cách thức hoạt động không giống nhau. Với khuôn khổ của bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu nhiều về bộ phận F&B trong khách sạn. Vậy khối F&B trong khách sạn gồm những gì?
+ Nhà hàng: gồm 1 hay nhiều nhà hàng phân theo khu/ nền ẩm thực phục vụ riêng biệt: Á - Âu hay Việt - Hàn - Thái - Nhật…
+ Quầy bar: gồm quầy bar trong nhà hàng/ quầy bar tại hồ bơi hay quầy bar độc lập trên tầng thượng - phục vụ rượu, cocktail, mocktail và các loại trái cây...
+ Lounge: với không gian như là sự kết hợp giữa nhà hàng và quầy bar, phục vụ cả đồ ăn + thức uống.
+ Banquet: phòng hội nghị - hội thảo, phòng họp, phòng tiệc phục vụ tiệc cưới - Gala dinner…
+ Bếp: có thể phân thành bếp nóng, bếp lạnh, bếp bánh…
+ Căn-tin/ Nhà ăn nhân viên: chuyên phục vụ đồ ăn, thức uống cho đội ngũ nhân viên trong nội bộ khách sạn, có khu bếp chế biến và không gian dùng bữa riêng.
- Phục vụ nhu cầu ăn uống - thưởng thức ẩm thực của khách lưu trú tại khách sạn
Nếu khách sạn cung cấp một không gian ẩm thực được thiết kế đẹp với các món ăn đặc trưng địa phương cùng nhiều món đặc sắc từ Á sang Âu, chắc chắc sẽ thu hút khách dùng bữa tại nhà hàng thay vì tìm kiếm cơ sở ăn uống bên ngoài.
- Giúp định vị và nâng cao hình ảnh thương hiệu khách sạn
Khách sạn mang đến những trải nghiệm tuyệt vời về dịch vụ F&B sẽ khiến khách lưu trú vui vẻ để lại đánh giá tích cực trên nền tảng OTA, mạng xã hội. Từ đó chính họ sẽ quay lại khách sạn trong những lần sau và khiến nhiều khách khác tìm đến đặt phòng.
- Tận dụng "bán chéo" các dịch vụ khác
Không ít khách dùng bữa được nhân viên khéo léo giới thiệu thêm các dịch vụ khác của khách sạn như spa, karaoke, shopping... khiến họ tò mò và dùng thử, từ đó, tạo ra doanh thu mới cho khách sạn.
- Đóng góp lớn vào tổng doanh thu khách sạn
Theo báo doanh thu của nhiều khách sạn, F&B là bộ phận mang lại nguồn doanh thu cao thứ 2, chỉ đứng sau hoạt động bán phòng. Điều này khiến không ít cơ sở lưu trú ngày càng chú trọng khai thác và đẩy mạnh các hoạt động cho thuê phòng hội nghị, hội thảo, tổ chức tiệc cưới…
- Thu hút và giữ chân nhân sự đến/ ở lại làm việc
Thay vì gọi dịch vụ cơm văn phòng bên ngoài rồi để lâu đến nguội tanh mới đến giờ ăn, hay ăn vội ổ bánh mì hoặc đồ hộp chuẩn bị sẵn thì việc khách sạn có khu F&B riêng chuyên chăm lo bữa ăn ca cho nhân viên được nhân sự ngành đánh giá cao, không chỉ đảm bảo sức khỏe mà còn nâng cao tinh thần, từ đó làm việc hiệu quả hơn.
Dưới đây là sơ đồ mô hình tổ chức bộ phận F&B của một khách sạn 5 sao:
Từ sơ đồ trên đây, có thể thấy bộ phận F&B trong khách sạn thường gồm những vị trí công việc sau:
- Director of F&B (Giám đốc F&B)
• F&B Secretary (Thư ký giám đốc F&B)
- F&B Manager (Quản lý F&B)
- Restaurant Manager (Quản lý nhà hàng)
• Assistant Lobby Lounge (Trợ lý quản lý Lounge)
• Lobby Lounge Supervisor (Giám sát Lounge)
• Assistant Restaurant Manager (Trợ lý quản lý nhà hàng)
• Room service Supervisor (Giám sát dịch vụ Room service)
• Restaurant Supervisor (Giám sát nhà hàng)
• Nhân viên Order Taker
• Nhân viên lễ tân nhà hàng/ Hostess
• Nhân viên pha chế
• Nhân viên phục vụ
- Banquet Manager (Quản lý Banquet)
• Assistant Banquet Manager (Trợ lý quản lý Banquet)
• Banquet Supervisor (Giám sát banquet)
• Banquet Attendant (Nhân viên banquet)
Với khối bếp trực thuộc bộ phận F&B thường gồm các vị trí nhân sự sau:
- Executive Chef (Tổng bếp trưởng)
- Exe Sous Chef (Phó tổng bếp trưởng)
• Senior Sous Chef (Bếp phó)
• Senior Sous Chef BQ (Bếp phó bếp tiệc)
• Giám sát sơ chế
• Nhân viên sơ chế
• Tổ trưởng bếp
• Giám sát bếp
• Nhân viên phụ bếp
- Pastry Chef (Bếp trưởng bếp bánh)
• Tổ trưởng bếp bánh
• Giám sát bếp bánh
• Nhân viên bếp bánh
• Phụ bếp
- Hygiene Officer (Nhân viên vệ sinh an toàn thực phẩm)
- Chief Steward (Trưởng tạp vụ)
• Trợ lý tạp vụ
• Giám sát tạp vụ
• Nhân viên tạp vụ
Dựa trên thống kê của Vietnam Report cho thấy 91% doanh nghiệp ngành F&B bị tác động mạnh mẽ do dịch Covid-19 đi qua. Tuy nhiên, bước sang quý đầu năm 2022, ngành này đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ, khôi phục lại hoạt động kinh doanh, tiến tới sự phát triển vững mạnh trong tương lai.
Đặc biệt, kể từ khi dịch Covid-19 đi qua, xu hướng người dân sử dụng ứng dụng, app trên điện thoại di động đặt đồ ăn mang về ngày càng cao. Thống kê số liệu từ Gojek tại các thành phố lớn ở nước ta, mỗi khách hàng trung bình cứ 5 ngày lại đặt một đơn hàng đồ ăn trên phương tiện này. Ngoài ra, các món ăn thông dụng khác cũng được ưa chuộng như cơm, gà, gỏi cuốn, bánh mì,...
Bên cạnh đó, đáp ứng nhu cầu không sử dụng tiền mặt của người dân, các doanh nghiệp F&B đã liên kết với những giải pháp thanh toán thông minh, hỗ trợ giải quyết vấn đề trên. Đơn cử như một số thương hiệu hàng đầu của F&B đã tiên phong trong việc thanh toán qua nền tảng Payoo như: Haidilao, Jollibee, Highlands Coffee,... Khách hàng có thể trả bằng ví điện tử, quét mã QR, thẻ quốc tế, thẻ nội địa,...
Nhìn chung, sau khủng hoảng của dịch Covid-19, ngành thực phẩm và đồ uống sẽ bắt đầu có tốc độ tăng trưởng phát triển vượt trội trong năm 2022 với bệ phóng là sự mở cửa trở lại của các hàng quán tại chỗ,... Đây là những dấu hiệu đáng mừng cho ngành này.
Hiện nay, trên khắp cả nước có hơn 40 trường đào tạo ngành F&B trải dài từ các tỉnh miền Bắc đến Nam, với đa dạng ngành đào tạo để lựa chọn. Như: Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống; Quản trị chế biến món ăn; Nghiệp vụ nhà hàng; Chế biến món Âu/Á; Làm bánh ngọt... Việc chọn trường học cần cân nhắc phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng và khả năng đáp ứng của bản thân. Hầu hết cơ sở đào tạo này đều đảm bảo chất lượng đội ngũ giảng viên và trang thiết bị giảng dạy chất lượng, cung cấp môi trường tốt nhất để trau dồi kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ.
Một số trường đào tạo ngành F&B phải kể đến như sau: Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn Hà Nội, Đại học Công nghiệp Hà Nội, Đại học Kinh tế Quốc dân, Đại học Thương mại, Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng, Đại học Nha Trang, Đại học Tài chính - Marketing, Đại học Văn Lang,...
Học nghiệp vụ nhà hàng - khách sạn ở đâu
Nhiều người mong muốn tìm việc gần nhà, ứng tuyển tại các nhà hàng, khách sạn, resort,... trên địa bàn sinh sống. Ngày nay, đáp ứng nhu cầu tìm việc của ứng viên, các phương tiện truyền thông đại chúng đã kết nối với các nhà tuyển dụng tiềm năng thường xuyên cập nhật tin tức việc làm trên Facebook, Zalo, Website,...
Đặc biệt, tại Hoteljob.vn - kênh tuyển dụng việc làm nhà hàng số một, luôn cập nhật hàng trăm vị trí việc làm ngành F&B cho ứng viên lựa chọn. Thêm vào đó bạn nên tham gia những group, cộng đồng nhân sự nghề nhà hàng, khách sạn của Hoteljob.vn để học hỏi, lắng nghe chia sẻ từ người có kinh nghiệm trong nghề và tìm kiếm công việc phù hợp với bản thân.
Bài viết trên đây, Hoteljob.vn đã cùng bạn tìm hiểu F&B là gì và mô hình tổ chức bộ phận F&B trong khách sạn. Nếu còn thắc mắc gì, bạn hãy để lại phản hồi tại mục bình luận bên dưới nhé!
Ms. Smile
Link nội dung: https://truyenhay.edu.vn/bo-phan-fb-trong-khach-san-a65803.html