Nằm võng ngủ hay nghỉ ngơi thư giãn là thói quen yêu thích của nhiều người. Thậm chí ở nhiều nơi trên thế giới, ngủ võng đã trở thành phổ biến bởi những ưu điểm tuyệt vời như sau.
1.1. Ngủ ngon và sâu giấc hơn
Theo nhiều nghiên cứu, sự chuyển động lắc lư nhẹ nhàng của võng giúp cho chúng ta dễ dàng đi vào giấc ngủ nhanh hơn.
Sự dao động liên tục đó tác động lên nhiều giác quan, kể cả não bộ thúc đẩy nhanh tiến trình chuyển từ trạng thái tỉnh táo sang buồn ngủ. Nhịp điệu giấc ngủ bên trong cũng chất lượng, ngủ sâu giấc hơn và ngon hơn nhiều so với khi nằm trên giường.
1.2. Dễ chịu hơn
Nằm trên một chiếc võng sẽ giảm áp lực đối với các bộ phận vai, lưng, mông do bề mặt tiếp xúc linh hoạt, mềm hơn.
Nằm võng thoải mái hơn, không gây sự khó chịu nào đối với các bộ phận cũng lại còn giảm hiện tượng ngủ ngáy.
1.3. Ít tiếp xúc với yếu tố bất lợi
Nằm trên võng khá “an toàn”, đỡ phải tiếp xúc với những yếu tố bất lợi khi ngủ. Điều này được thể hiện rất hữu ích nhất là khi bạn đi cắm trại, dã ngoại bởi nơi để ngủ trên mặt đất, rừng nhiều cây cối.
TÌM HIỂU KỸ: Tại sao cứ nằm xuống là chóng mặt
Nằm võng khi ngủ mang đến nhiều lợi ích sức khỏe con người. Song nhiều chuyên gia khuyến cáo chúng ta không nên nằm võng nhiều bởi bên cạnh những điểm tích cực, việc nằm võng sẽ gây ra những tác hại xấu như:
2.1. Chóng mặt, choáng váng
Tư thế nằm cao đầu đem đến một số lợi ích, tuy nhiên khi nằm lâu rất dễ gây ra tình trạng thiếu máu lên não gây ra các triệu chứng chóng mặt, choáng váng, nôn nao. Nhất là những người có bệnh về thoái hóa đốt sống, huyết áp cần lưu ý hơn.
2.2. Dễ bị thoái hóa đốt sống
Nằm võng thực sự có lợi đối với những giấc ngủ thời lượng ngắn như nằm nghỉ trưa, nghỉ ngơi thư giãn. Còn nếu nằm lâu sẽ rất dễ khiến bạn bị những bệnh liên quan đến cột sống, bị đau lưng, cổ.
2.3. Dễ bị suy hô hấp
Không rộng rãi và thoải mái như nằm giường, mỗi chiếc võng đều có kích thước hẹp nên khi nằm cũng sẽ bị bó hẹp lại trong một khoảng không gian bé. Điều này ảnh hưởng đến hô hấp rất dễ gây ra tình trạng co thắt, khó thở ảnh hưởng đến giấc ngủ.
Nếu khi nằm võng bị chóng mặt xảy ra khá thường xuyên thì nguyên nhân chính là do hệ tiền đình hoạt động không tốt. Một khi bộ phận đảm nhiệm vai trò giữ thăng bằng trong cơ thể này bị yếu thì bạn có nằm võng, ngồi nhiều trước màn hình vi tính hay đơn giản là thay đổi tư thế ngồi xuống đứng lên thôi cũng sẽ thấy choáng váng, quay cuồng.
Ngoài ra, hiện tượng chóng mặt khi nằm võng có thể đến từ các nguyên nhân chi tiết sau đây:
1. Tư thế nằm võng
Khi bạn nằm võng là nằm ở tư thế đầu hơi cao, do đó lượng máu vận chuyển lên não sẽ bị thiếu hụt. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng choáng váng, chóng mặt.
2. Chóng mặt kịch phát lành tính
Tình trạng chóng mặt xảy ra do những vấn đề xảy ra bên trong tai. Khi những tinh thể bên trong tai bị sai lệch vị trí dẫn đến nhạy cảm trước những thay đổi tư thế, vị trí hoạt động của cơ thể sinh ra hiện tượng chóng mặt.
TÌM HIỂU KỸ: Chứng chóng mặt tư thế kịch phát lành tính BPPV
3. Rối loạn thính lực
Sự tích tụ bất thường của các dịch chất lỏng có trong tai gây ra bệnh lý này. Người bệnh có thể gặp những triệu chứng như chóng mặt, tai bị ù giảm sút đi khả năng nghe; rất thường hay gặp ở những người độ tuổi trung niên. Khi sẵn bị bệnh này người nằm võng ngủ bị chóng mặt.
4. Viêm dây thần kinh tiền đình và viêm mê đạo tai
Dây thần kinh tiền đình nằm ở bên trong tai có vai trò truyền các tín hiệu đến não giúp tạo cảm giác cân bằng cho cơ thể.
Còn viêm mê đạo tai cũng gần giống với viêm dây thần kinh tiền đình, song nó có mối liên quan đến cả dây thần kinh ốc tai. Vậy nên khi cả hai dây thần kinh này bị tổn thương người bệnh sẽ bị chóng mặt kèm theo ù tai, hoa mắt.
5. Một số nguyên nhân khác
Tình trạng nằm võng bị chóng mặt còn có thể do một số nguyên nhân khác nữa như: thiếu máu, bị thương ở vùng đầu/ cổ, gặp một số vấn đề liên quan đến não bộ…
Đột nhiên nằm võng bị chóng mặt còn có thể là do thiếu máu, chấn thương đầu/cổ, các vấn đề liên quan đến não bộ hoặc uống một số thuốc gây tổn thương tai…
Bị chóng mặt khi nằm võng dù xuất phát từ bất kì nguyên nhân nào cũng cần đi thăm khám từ sớm để tìm được một phương án điều trị hiệu quả nhất.
Sau khi nằm võng, chúng ta sẽ cảm thấy khó chịu, quay cuồng kèm theo cảm giác mất thăng bằng, đầu óc quay cuồng, không thể đứng vững được. Nếu tình trạng này chỉ xuất hiện thoáng qua, nghỉ ngơi một vài phút sẽ hết thì không đáng lo ngại.
Song nếu chóng mặt kéo dài thì chúng ta cần phải xử lý căn nguyên gốc rễ. Theo Ngự y mật phương khi tiền đình suy yếu, không đủ lượng máu cung cấp cho não sẽ sinh ra chóng mặt.
Như vậy hướng điều trị hiệu quả nhất là tăng cường hoạt huyết, bổ huyết giúp tiền đình khỏe trở lại. Có như vậy chóng mặt mới không xảy ra, kể cả khi nằm ngủ trên võng.
Mang đến hiệu quả vượt trội so với các sản phẩm Đông y truyền thống hay tân dược, viên chóng mặt Ngự y mật phương - Đông y thế hệ 2 giúp hỗ trợ cải thiện hệ tiền đình khỏe mạnh như người bình thường, giảm dần và khỏi hẳn chóng mặt, hoa mắt, ngăn ngừa tái phát tối đa. Sản phẩm dùng tốt, phù hợp cho các trường hợp mạn tính lâu năm.
THAM KHẢO: Chóng mặt nên uống thuốc gì tốt?
Ngoài ra để hạn chế chóng mặt khi nằm võng, chúng ta cần lưu ý thực hiện tốt những điều sau:
Nằm võng bị chóng mặt xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Điều quan trọng là chúng ta phải xử lý hiệu quả được nguyên nhân chính thì sẽ giải quyết dứt điểm được vấn đề.
Link nội dung: https://truyenhay.edu.vn/nam-vong-bi-chong-mat-a65564.html