Mỗi năm, thế giới có hơn 1,5 triệu người tử vong do các bệnh truyền nhiễm có thể phòng ngừa bằng vắc xin (theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Vắc xin là phát minh vĩ đại của nhân loại, thực hành tiêm chủng vắc xin là phương pháp phòng bệnh an toàn, hiệu quả và tiết kiệm nhất, bảo vệ sức khoẻ và tính mạng của cộng đồng với chi phí thấp.
BS Nguyễn Văn Quảng, Quản lý Y khoa vùng 4 khu vực miền Bắc, Hệ thống tiêm chủng VNVC cho biết: “Từ khi vắc xin xuất hiện, chúng ta đã đạt được những thành tựu rực rỡ trong y học mà trước đây chưa có một chế phẩm sinh học nào làm được: Thanh toán được bệnh thủy đậu, loại trừ được bại liệt, bảo vệ cho hàng trăm triệu người, đặc biệt là đối tượng yếu thế như trẻ em và phụ nữ có thai trước gần 50 bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, tiết kiệm hàng ngàn tỷ đồng cho chi phí chăm sóc y tế. Các Tổ chức y tế thế giới, cơ quan nghiên cứu khoa học trên toàn cầu, các chuyên gia hàng đầu về vaccine trong và ngoài nước nhấn mạnh: Tiêm vaccine là biện pháp cần thực hiện đầy đủ, đúng lịch để bảo vệ sức khoẻ chủ động cho trẻ em và người lớn”.Vắc xin (vacxin) không phải là một phát minh mới của y học, mà đã được ra đời cách đây hơn 200 năm. Vào cuối thế kỷ 18, khi đậu mùa khỉ vẫn còn là cơn ác mộng đáng sợ đã tước đi tính mạng của hơn 400.000 người dân Châu Âu mỗi năm (1), bác sĩ Edward Jenner (2) là người đã đặt nền móng cho tiêm chủng và vắc xin, giúp bảo vệ hàng tỷ người dân trên toàn thế giới và chặn đứng nhiều đại dịch từng trở thành “cái chết đen” trong lịch sử nhân loại.
Vacxin là chế phẩm sinh học đặc biệt có nguồn gốc từ vi sinh vật gây bệnh, được bào chế nhằm đảm bảo độ an toàn cần thiết cho người sử dụng, đưa vào cơ thể con người nhằm kích thích hệ miễn dịch của con người sản sinh kháng thể chủ động phòng ngừa bệnh tật. Vắc xin chỉ đảm bảo an toàn cho người sử dụng khi được bảo quản với các tiêu chuẩn khắt khe nhằm đảm bảo chất lượng tuyệt đối, giúp phòng tránh nguy cơ phản ứng sau tiêm và có tác dụng phòng bệnh cho người tiêm trước các loại virus, vi khuẩn.
Khoảng 8 - 95% người được tiêm vắc xin sẽ sinh ra miễn dịch đặc hiệu bảo vệ cơ thể không bị mắc bệnh. Nhờ có vắc xin hàng năm trên thế giới đã cứu sống được khoảng 2,5 triệu trẻ em không bị chết do bệnh truyền nhiễm, thanh toán được bệnh bại liệt, đậu mùa, loại trừ bệnh uốn ván và giảm số ca tử vong gây ra do sởi, ho gà, bạch hầu, viêm gan AB, thủy đậu…
⇒ Bạn cũng có thể tìm hiểu thêm về: Tiêm chủng là gì? 4 lợi ích và vai trò đối với y tế cộng đồng.
Tất cả các thành phần có trong vaccine có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo vắc xin hoạt động an toàn và hiệu quả. Một số thành phần cơ bản bao gồm:
Các thành phần trong mỗi lọ vắc xin được liệt kê chi tiết trên bao bì của sản phẩm. Nhiều thành phần được sử dụng trong vắc xin có sẵn một cách tự nhiên trong cơ thể, bên ngoài môi trường hay trong thực phẩm mà chúng ta sử dụng hằng ngày. Tất cả thành phần có trong vắc xin cũng như bản thân vắc xin được kiểm tra và giám sát kỹ lưỡng để đảm bảo được tính an toàn cho người sử dụng.
RẤT NÊN TIÊM VẮC XIN. Tiêm vắc xin là phương pháp phòng bệnh hiệu quả nhất hiện nay, bảo vệ cơ thể trước sự tấn công của các tác nhân gây bệnh.
Vắc xin mang đến sự bảo vệ cho những đối tượng dễ bị tổn thương do bệnh tật như trẻ nhỏ, người cao tuổi, người có bệnh lý nền. Càng nhiều người trong cộng đồng được tiêm chủng, sự lây lan của bệnh sẽ càng chậm hoặc chấm dứt hoàn toàn. Vì vậy, chỉ cần đủ người được tiêm chủng thì dịch bệnh sẽ không còn cơ hội lây lan. Đây được gọi là miễn dịch cộng đồng. Số lượng người tiêm chủng để đạt được miễn dịch cộng đồng sẽ khác nhau tùy theo từng bệnh. Ví dụ:
⇒ Bạn có thể xem thêm:
Hệ thống miễn dịch của chúng ta giống như một thư viện - nó lưu trữ thông tin mọi loại virus, vi khuẩn từng bị đánh bại. Chúng ta gọi đây là trí nhớ miễn dịch.
Các kháng thể có nhiệm vụ “tuần tra” trong máu của chúng ta. Nếu gặp phải mầm bệnh thực sự trong tương lai, hệ thống miễn dịch sẽ nhanh chóng kích hoạt các tế bào trí nhớ và tạo ra kháng thể để đánh bại chúng. Điều này thường xảy ra trước khi các triệu chứng bệnh xuất hiện.
Mỗi loại vắc xin được thiết kế tùy theo cách thức vi trùng cụ thể gây bệnh. Ví dụ, bệnh sởi xảy ra khi virus gây bệnh tấn công cơ thể, do đó vắc xin được thiết kế bằng cách làm suy yếu virus sởi. Mặt khác, bệnh uốn ván là do phản ứng của cơ thể với độc tố do vi khuẩn uốn ván tạo ra, do đó vắc xin có chứa độc tố uốn ván bất hoạt.
⇒ Bạn có thể tìm hiểu sâu hơn qua bài viết: Cơ chế hoạt động của vắc xin khi tiêm vào cơ thể người.
Với sự tiến bộ của y học hiện đại, các nhà khoa học đã phát triển nhiều loại vắc xin như:
Vắc xin bất hoạt bao gồm các tác nhân gây bệnh được nuôi cấy, sau đó làm bất hoạt bằng nhiệt, hóa chất hoặc chỉ tách lấy một phần từ tác nhân, khiến chúng mất khả năng gây bệnh. Mặc dù các tác nhân gây bệnh đã chết, nhưng kháng nguyên vẫn còn. Sau khi tiêm vắc xin bất hoạt, hệ miễn dịch của cơ thể vẫn hoạt động tạo ra kháng thể chống lại bệnh tật bình thường.
Khác với vắc xin bất hoạt được tạo ra bằng cách giết chết tác nhân gây bệnh, vắc xin sống giảm độc lực chỉ làm suy yếu vi khuẩn hoặc virus khiến chúng mất khả năng gây bệnh. Vì đây là vắc xin chứa virus, vi khuẩn sống, được làm yếu đi nên có khả năng kích thích cơ thể tạo miễn dịch gần giống miễn dịch tự nhiên khi chúng ta bị nhiễm trùng.
Vắc xin tái tổ hợp được tạo ra bằng cách chèn vào đoạn gen của vi khuẩn vô hại hoặc giảm độc lực vật chất di truyền của sinh vật khác. Vật chất di truyền được chèn vào sẽ khiến vi khuẩn vô hại biểu lộ kháng nguyên của vi sinh vật khác trên bề mặt. Từ đó, vi khuẩn vô hại sẽ bắt chước vi sinh vật gây hại kích thích đáp ứng miễn dịch của cơ thể.
⇒ Xem thêm: Vắc xin tiểu đơn vị là gì? Có bao nhiêu loại hiện nay.
Trước khi định nghĩa về vắc xin giải độc tố, bạn cần hiểu rằng không phải ca bệnh nào cũng do vi khuẩn trực tiếp gây ra. Nhiều căn bệnh do độc tố vi khuẩn xâm nhập vào máu gây bệnh, như trường hợp của bệnh uốn ván. Các triệu chứng uốn ván của bệnh nhân không phai do vi khuẩn gây bệnh mà do độc tố thần kinh của vi khuẩn tiết ra. Vắc xin giải độc tố được tạo ra dựa trên độc tố vi khuẩn sinh ra.
Không giúp cơ thể tạo ra kháng thể chống bệnh truyền nhiễm như các loại vắc xin thông thường khác, vắc xin mRNA sử dụng RNA thông tin dạy các tế bào tạo ra một loại protein kích thích miễn dịch tạo ra kháng thể bảo vệ cơ thể không bị nhiễm bệnh. Tuy vắc xin mRNA ra mắt công chúng vào thời gian gần đây, nhưng thực tế đã được nghiên cứu và phát triển trong nhiều thập kỷ. Vắc xin mRNA đã được nghiên cứu trước đây với bệnh cúm, dại, zika,… Khi có thông tin về Covid-19, vắc xin mRNA đã được gấp rút chế tạo và cho ra đời.
Vắc xin vector virus (hay vắc xin sử dụng virus an toàn) sử dụng các vật liệu di truyền cung cấp cho tế bào các chỉ dẫn để tạo protein mầm bệnh. Ngoài ra, vắc xin còn chứa một loại virus vô hại giúp đưa vật liệu di truyền vào tế bào.
⇒ Xem thêm:
Từ khi sinh ra cho đến khi đi học, khi còn là thiếu niên cho đến tuổi xế chiều, vắc xin luôn giữ vai trò như một “lá chắn thép” chặn đứng mọi nguy cơ, hiểm họa cho sức khỏe con người. Ở hầu hết các quốc gia, người dân sẽ được cấp thẻ hoặc sổ tiêm chủng để nắm được lịch sử tiêm phòng, biết được khi nào đến thời hạn tiêm các loại vắc xin hoặc liều tăng cường tiếp theo.
Các chuyên gia khuyến cáo, người dân cần tiêm phòng vắc xin càng sớm càng tốt, ngay khi đến độ tuổi quy định của mỗi loại vắc xin. Nếu trì hoãn tiêm chủng, người dân sẽ phải đối mặt với nguy cơ mắc bệnh nghiêm trọng. Nếu cứ chờ đợi đến các đợt bùng phát dịch bệnh nghiêm trọng mới bắt đầu tiêm phòng, thì cơ thể sẽ không đủ thời gian để vắc xin phát huy công dụng và nhận đủ liều lượng khuyến nghị.
⇒ Hãy xem thêm: 12 cách tăng hệ miễn dịch cho cơ thể.
Tất cả mọi công dân, mọi giới tính, độ tuổi đều nên tiêm phòng vắc xin để:
⇒ Hãy xem ngay:
Gần như tất cả mọi người đều có thể tiêm vắc xin; tuy nhiên, với một số đối tượng đặc biệt không được khuyến cáo tiêm phòng. Các nhóm đặc biệt này sẽ được bác sĩ đưa ra chỉ định tiêm chủng hay hoãn tiêm chủng sau khi thực hiện khám sàng lọc:
Để chắc chắn bản thân có phù hợp hoặc đủ điều kiện tiêm một loại vắc xin nào đó hay không, hãy đến trung tâm tiêm chủng VNVC gần nhất để được bác sĩ chuyên môn thăm khám, tư vấn và đưa ra chỉ định tiêm chủng.
Tiêm chủng được đánh giá là phương pháp phòng bệnh an toàn, ít tác dụng phụ. Các phản ứng sau tiêm thường nhẹ, không đáng kể chẳng hạn như sốt nhẹ, sưng đỏ đau tại vị trí tiêm. Các phản ứng sau tiêm có thể không xuất hiện và nếu có xuất hiện cũng sẽ biến mất sau 24-48h, tất cả mọi đối tượng tiêm chủng đều được theo dõi phản ứng sau tiêm tại cơ sở tiêm chủng 30p và theo dõi diễn biến tiếp theo tại nhà. Các phản ứng nghiêm trọng có thể xảy ra nhưng với tỉ lệ cực kỳ hiếm.
Vắc xin rất an toàn. Bất kỳ loại vắc xin nào trước khi được phê duyệt và sử dụng đều phải trải qua các bước kiểm tra nghiêm ngặt và nhiều giai đoạn thử nghiệm. Ngay cả khi được đưa vào sử dụng, các nhà khoa học cũng liên tục theo dõi thông tin từ nhiều nguồn để quan sát dấu hiệu cho thấy vắc xin có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe.
Hãy nhớ rằng, các bệnh truyền nhiễm có thể gây những tổn thương và hậu quả nặng nề hơn nhiều lần so với những tổn thương cực kỳ hiếm gặp mà vắc xin mang lại. Như uốn ván gây ra những cơn đau tột độ do co thắt cơ, sởi có thể gây viêm não và mù lòa. Lợi ích của việc tiêm chủng vĩ đại hơn rất nhiều so với rủi ro.
⇒ Xem thêm:
Giống với bất kỳ loại thuốc nào khác, vắc xin có thể gây những phản ứng nhẹ sau tiêm như sốt nhẹ, đỏ hoặc đau tại vị trí tiêm. Các phản ứng này thường biến mất sau vài giờ hoặc vài ngày và không gây nguy hiểm cho người được tiêm chủng. Tác dụng phụ nghiêm trọng thường vô cùng hiếm gặp. Các vắc xin thường được theo dõi liên tục về độ an toàn nhằm phát hiện các tác dụng phụ hiếm gặp.
⇒ Bạn có thể xem chi tiết về:
Tùy thuộc vào mỗi loại vắc xin và hãng sản xuất, hạn sử dụng của vắc xin là khác nhau. Trước khi được đưa vào sử dụng rộng rãi, các nhà khoa học sẽ nghiên cứu trong thời gian thực tế để đưa ra thời hạn sử dụng vắc xin.
Đối với một số loại vắc xin nhập khẩu, để đến tay người dùng, vắc xin phải trải qua các công đoạn về thủ tục nhập khẩu, kiểm định chất lượng hay đăng ký nhãn mác. Khi được đưa vào sử dụng, có thể thời hạn còn lại của vắc xin còn vài tháng hay một năm, nhưng vẫn nằm trong hạn sử dụng cho phép, đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
Riêng đối với vắc xin cúm có hạn sử dụng ngắn (1 năm) do các chủng virus cúm thường thay đổi liên tục theo từng năm. Nhà sản xuất vắc xin sẽ căn cứ vào chủng virus cúm lưu hành mạnh trong năm để sản xuất vắc xin hiệu quả nhất cho việc phòng bệnh.
Vắc xin là chế phẩm đặc biệt, nếu bảo quản không đúng cách hoặc không bảo quản trong môi trường nhiệt độ đặc thù vắc xin có thể hỏng hoặc biến chất, ảnh hưởng đến sức khoẻ thậm chí tính mạng của người được tiêm chủng. Bảo quản vắc xin là một bài toán rất nan giải với các đơn vị cung ứng bởi không chỉ đầu tư nguồn lực tài chính mà đó còn là kinh nghiệm tích lũy quý báu, sự hỗ trợ cố vấn của nhiều chuyên gia, cơ quản quản lý nhà nước… để xây dựng được quy trình bảo quản vắc xin khép kín, chất lượng góp phần kiến tạo quy trình tiêm chủng an toàn.
VNVC tự hào là đơn vị tiêm chủng dịch vụ tại Việt Nam đầu tư lớn cho hệ thống dây chuyền bảo quản lạnh (Cold chain) đạt tiêu chuẩn GSP, hệ thống 4 kho lạnh tổng ở TP.HCM, Đà Nẵng, Hà Nội và hàng trăm kho lạnh trung tâm tại chỗ, với khả năng lưu trữ và bảo quản hơn 400 triệu liều vắc xin cùng thời điểm, đảm bảo nhiệt độ bảo quản từ 2-8°C theo đúng quy định nghiêm ngặt của nhà sản xuất.
Hệ thống kho lạnh và dây chuyền lạnh bảo quản vắc xin tại VNVC là kết quả của quá trình xây dựng công phu, tốn kém và yêu cầu sự tuân thủ nghiêm ngặt để thực hiện nhiều quy trình phức tạp.
Từ khi vắc xin xuất hiện, chúng ta đã đạt được những thành tựu rực rỡ trong y học mà trước đây chưa có một chế phẩm sinh học nào làm được: Thanh toán được bệnh đậu mùa, uốn ván và bại liệt, bảo vệ cho hàng triệu người trên toàn thế giới mỗi năm khỏi hàng chục các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, tiết kiệm hàng ngàn tỷ đồng cho chi phí chăm sóc y tế.
Tiêm chủng vắc xin đầy đủ là khuyến cáo thường niên và đang được cộng đồng thực hiện ngày càng tốt thông qua việc thúc đẩy tỷ lệ tiêm chủng vắc xin mỗi năm, tuy nhiên vẫn còn hàng triệu ca tử vong gây ra do những căn bệnh có thể phòng được, chính vì vậy mỗi cá nhân, mỗi gia đình cần nâng cao hơn nữa nhận biết và nhận thức về vắc xin, các bệnh truyền nhiễm, quy trình tiêm chủng an toàn và bảo quản vắc xin an toàn để lựa chọn đúng cơ sở tiêm chủng uy tín chất lượng cao.
Link nội dung: https://truyenhay.edu.vn/vnvc-la-gi-a65475.html