F&B là gì? Tất tần tật về Ngành F&B

F&B là thuật ngữ bạn thường bắt gặp trong lĩnh vực nhà hàng hay các loại hình kinh doanh ăn uống. Vậy bạn đã hiểu rõ F&B là gì hay chưa? Sau đây HRchannels sẽ cung cấp cho bạn tất tần tật về ngành F&B. Bạn hãy theo dõi để hiểu rõ hơn về ngành F&B này nhé! NỘI DUNG BÀI VIẾT GỒM: 1- F&B là gì? 2- Vai trò của ngành F&B là gì? 3- Đặc trưng của ngành FnB 4- Mô hình kinh doanh ngành F&B 5- Top công ty F&B lớn tại Việt Nam 6- Top công ty FnB lớn trên thế giới Có thể bạn quan tâm Tất tần tật các vị trí công việc trong ngành F&B Học gì để gia nhập vào ngành F&B? Cơ hội nghề nghiệp trong ngành F&B Việc làm MarketingXem thêm: Tìm việc làm ngành F&B tại HRchannels

1- F&B là gì?

F&B là viết tắt của Food and Beverage, được biết đến là loại hình dịch vụ ẩm thực trong nhà hàng, khách sạn, khu du lịch và quầy ăn uống.

Bạn có thể tìm thấy dịch vụ F&B trong các khách sạn và các đơn vị kinh doanh F&B độc lập (nhà hàng, bar, cafe, pub,…). Dịch vụ F&B trong các khách sạn và các đơn vị kinh doanh độc lập không giống nhau. Trong khách sạn, bên cạnh việc cung cấp dịch vụ ăn uống cho khách hàng lưu trú tại khách sạn, dịch vụ F&B còn cung cấp các dịch vụ khác như: tổ chức liên hoan, sinh nhật, tổ chức tiệc theo yêu cầu của khách hàng,… Tại các khách sạn lớn, với số lượng nhân viên đông, F&B còn phụ trách việc ăn uống cho nhân viên của khách sạn.

Phạm vi hoạt động của F&B ở mỗi nơi cũng rất khác nhau. Trong các khách sạn lớn, với đầy đủ tiện ích, thì sẽ có quầy giải khát và khu vực ẩm thực riêng. Còn trong các khách sạn nhỏ hơn thì dịch vụ F&B sẽ chỉ được cung cấp trong một không gian nhất định. lĩnh vực F&B Xem thêm: Làm thế nào để làm việc trong lĩnh vực F&B

2- Vai trò của ngành F&B là gì?

F&B là ngành nghề giữ vai trò quan trọng hàng đầu trong sự tồn tại và phát triển của xã hội:

2.1. Phục vụ nhu cầu ăn uống

Ăn uống là một trong những nhu cầu sinh học của Tháp nhu cầu Maslow, được xem là nhu cầu thiết yếu nhất của con người. Cung cấp thực phẩm và đồ uống cho cơ thể thì năng lượng mới được tái tạo và sản sinh, con người mới có thể đáp ứng các yêu cầu làm việc, học tập, sáng tạo mỗi ngày.

2.2. Tạo ra trải nghiệm ẩm thực

Mỗi quốc gia có một đặc trưng văn hóa ẩm thực khác nhau, nhờ có sự giao thoa giữa hệ thống kinh doanh F&B toàn cầu mà hoạt động quảng bá văn hóa ẩm thực được thúc đẩy mạnh mẽ. Góp phần đưa nền ẩm thực nước nhà ra thế giới, cũng như làm phong phú thêm trải nghiệm ẩm thực ngay tại đất nước Việt Nam. ngành kinh doanh F&B

2.3. Tạo việc làm cho lượng lớn người lao động

Hoạt động F and B rất đa dạng với sự liên kết giữa nhiều bộ phận. Số lượng vị trí công việc và chức danh thuộc hàng “top” trong các lĩnh vực kinh doanh, kéo theo nhu cầu tuyển dụng cao, tạo nên hàng loạt cơ hội việc làm tương thích nhiều lứa tuổi, giới tính và năng lực chuyên môn.

2.4. Thúc đẩy kinh tế quốc gia và toàn cầu phát triển

Nhu cầu thưởng thức ẩm thực của con người ngày một tăng cao theo điều kiện phát triển kinh tế của bản thân và xã hội. Từ nhu cầu ăn ngon mặc ấm đã phát triển thành ăn ngon mặc đẹp, khích lệ sự tham gia của hàng loạt cơ sở kinh doanh F and B trong và ngoài nước, góp phần thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển.

2.5. Phát triển doanh nghiệp

Nhiều lĩnh vực kinh doanh khác cần tổ chức những sự kiện quảng bá lớn, tốn nhiều chi phí để lan tỏa thương hiệu, nâng cao doanh thu, nhưng với ngành F&B thì lại tiết kiệm được rất nhiều chi phí Marketing, vì chính thực khách sẽ là nguồn lực quảng bá ẩm thực cho doanh nghiệp thông qua những bài đánh giá trên mạng xã hội, clip tiktok… mà họ đã thưởng thức. Người thật, việc thật sẽ giúp nâng tầm thương hiệu và thu hút thị phần mạnh mẽ.

2.6. Thúc đẩy sự đa dạng, phong phú trong ẩm thực

Sự giao thoa ẩm thực giữa các quốc gia đã thôi thúc con người đặt ra những yêu cầu cao hơn trong thưởng thức ẩm thực. Các nhà kinh doanh F&B hiểu rõ điều này, vì vậy, ngoài việc chau chuốt cho món ăn, thức uống thật ngon, thật đẹp mắt, họ còn không ngừng sáng tạo, thúc đẩy sự đa dạng, phong phú trong thế giới ẩm thực nhưng vẫn giữ được cái hồn, cái vị đặc trưng của định hướng F and B mà mình theo đuổi.

ngành kinh doanh Thực phẩm và đồ uống

Xem thêm: Cơ hội nghề nghiệp trong ngành F&B

3- Đặc trưng của ngành FnB

3.1. Sản phẩm tác động trực tiếp đến sức khỏe con người

Thức ăn và đồ uống sẽ trực tiếp đi vào cơ thể con người thông qua đường tiêu hóa, những dưỡng chất sẽ được thẩm thấu vào cơ thể tạo ra năng lượng, nhưng ngược lại, nếu là chất độc hại thì cũng sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực cho sức khỏe của người tiêu dùng.

Đây cũng là lý do mà vấn đề kiểm soát chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm trong ngành F&B luôn được đặt lên hàng đầu. Mỗi quốc gia, mỗi mặt hàng ẩm thực đều sẽ có những tiêu chuẩn nghiêm ngặt, bắt buộc các doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh F&B phải tuân thủ chặt chẽ.

3.2. Mang dấu ấn ẩm thực địa phương

Việc giao lưu văn hóa ẩm thực các nước đã tạo nên sự đa sắc trong ngành F&B ở mỗi quốc gia. Tuy nhiên, việc phát triển nền ẩm thực mang đặc trưng của dân tộc vẫn luôn được ưu tiên. Điều này không chỉ giúp quốc gia xây dựng và bảo tồn nền văn hóa ẩm thực, mà còn giúp tạo sức hút thực khách khắp năm châu đến với hệ thống kinh doanh F&B của đất nước, góp phần phát triển du lịch và nhiều ngành nghề kinh tế khác.

3.3. Sản phẩm mang tính thời vụ

Sự phát triển của công nghệ thực phẩm đã giúp tạo ra các nguồn nguyên vật liệu sản xuất thức ăn, đồ uống quanh năm bằng các giống cây bốn mùa hoặc thực phẩm đóng hộp, tuy nhiên, để đạt được độ ngon đậm vị nhất thì rất nhiều sản phẩm ẩm thực tươi sống đều cần khai thác theo mùa vụ như quả na (tháng 6 - tháng 9 dương lịch), vải thiều (tháng 6 - tháng 8 âm lịch)…

Chưa kể có những thời điểm nhu cầu tiêu thụ một số mặt hàng sẽ mạnh như lượng tiêu thụ thịt heo vào dịp Tết, nhu cầu ăn hàng quán bên ngoài vào cuối tuần… Các đơn vị kinh doanh F&B phải nắm bắt đặc trưng này để đảm bảo nguồn nguyên vật liệu và lên thực đơn phù hợp.

3.4. Sức hút không chỉ đến từ ẩm thực

Cùng một món ăn, một thức uống sẽ có rất nhiều đơn vị kinh doanh, trong đó có những nơi rất đông thực khách quay lại, có nơi thì ngược lại. Nguyên nhân là vì kinh doanh ngành F&B không chỉ tập trung vào món ăn ngon là được, mà cần tạo cho khách hàng sự hài lòng, thoải mái, thư giãn thông qua quy trình quản lý, cung cách phục vụ, không gian bài trí, chương trình khuyến mãi… FandB

4- Các mô hình kinh doanh ngành F&B

Sự phát triển F&B phải gắn liền với công nghệ trực tuyến thông minh và sự đa dạng trong cả cách thức chế biến và hình thức tiêu dùng. Những mô hình kinh doanh ngành F&B sau đây chính là xu hướng tương lai không xa:

4.1. Mô hình “One-Stop Dining”

Tạm dịch là Thưởng thức nhiều ẩm thực tại một điểm dừng, ví dụ dễ thấy chính là những quán cafe có phục vụ ăn trưa mà dân văn phòng vẫn thường ghé thưởng thức. Sự tiện lợi lựa chọn trong cùng một không gian sẽ giúp thực khách tiết kiệm nhiều thời gian, không bị nhàm chán khẩu vị, không trải nghiệm quá nhiều nơi để tìm một không gian bài trí và phục vụ hợp ý. Đối với đơn vị kinh doanh mô hình One-Stop Dining cũng có lợi, trước hết là khả năng giữ chân khách hàng cũ và thu hút khách hàng mới, tiếp đến là tiết kiệm nguyên liệu chế biến vì có thể linh hoạt sáng tạo thành nhiều món ăn, thức uống khác nhau.

4.2. Mô hình “Take-away”

Tạm dịch Mua mang về, trước đây, mô hình này chỉ phổ biến ở những xe bán bánh hay café nhỏ, nhưng với sự phát triển của các app đặt món ăn qua mạng trực tuyến, các cơ sở kinh doanh đã có thể chủ động lựa chọn mặt bằng nhỏ hơn, chỗ ngồi ít hơn, hoặc trong hẻm với mức giá thuê rẻ hơn, tiết kiệm chi phí kinh doanh F and B. Chính xu hướng này đã tạo nên môi trường phát triển mạnh mẽ cho mô hình F&B Take-away.

Cơ sở kinh doanh sẽ đầu tư thêm chi phí vào chất lượng sản phẩm và cách thức thưởng thức ẩm thực gọn nhẹ, tiện lợi. Còn về phía người mua cũng thỏa sức tận hưởng món ăn, thức uống hợp khẩu vị với mức giá tiết kiệm hơn khi mà bản thân cũng rất vội vã, không có nhiều thời gian để ngồi nhâm nhi ở quán như xưa. ngành F&B

4.3. Mô hình “Self service”

Tạm dịch Tự phục vụ, điển hình như các quán Buffet hay những xe trái cây tô tự lựa chọn theo sở thích. Mô hình này mang đến lợi ích cho cả người bán và người mua

Người mua sẽ tự mình lựa chọn món ẩm thực mà mình yêu thích, thêm nguyên liệu này, bớt nguyên liệu kia theo sở thích, không bị gò bó theo tiêu chuẩn chế biến của người bán. Một trải nghiệm rất thú vị, giúp việc thưởng thức ẩm thực bớt đi sự nhàm chán.

Người bán sẽ tiết kiệm được chi phí thuê quản lý và nhân viên phục vụ tận bàn. Chỉ cần chú trọng đến khâu chuẩn bị nguyên liệu và chế biến sẵn lượng thức ăn, đồ uống đầy đủ, kịp thời để khách hàng thoải mái trải nghiệm theo gói dịch vụ mà họ đã mua.

4.4. Mô hình “Farm to Table”

Tạm dịch Từ nông trại đến bàn ăn, nghĩa là doanh nghiệp kinh doanh F&B sẽ tự sản xuất, nuôi trồng nguyên vật liệu cho món ăn, thức uống của họ và trực tiếp chế biến sản phẩm ẩm thực phục vụ khách hàng.

Mô hình này được dự đoán sẽ phát triển mạnh vì nhu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm, hướng đến nguồn nguyên liệu sạch, canh tác hữu cơ đang là sự lựa chọn lâu dài của mọi thực khách. Trước đây, mô hình này chỉ những đơn vị có quy mô lớn, nguồn vốn mạnh mới có thể áp dụng nhưng hiện tại, thay vì tự mình làm hết, nhiều cơ sở kinh doanh F and B sẽ chọn cách hợp tác cùng nhau, bên canh tác hữu cơ cung cấp nguyên liệu sạch, bên chế biến phụ trách sáng tạo món ăn và cân bằng khẩu vị, tạo thành một quy trình liên tục từ nông trại đến bàn ăn. mô hình kinh doanh F&B

5- Top công ty F&B lớn tại Việt Nam

5.1. Công ty Vinamilk

Thương hiệu sữa Vinamilk chính là niềm tự hào lớn nhất của ngành F&B Việt Nam hiện nay. Trải qua hơn bốn thập kỷ hình thành và phát triển, giờ đây, sản phẩm của Vinamilk đã có mặt cả trong và ngoài nước, được vinh danh thuộc

Sản phẩm F&B của công ty đều dựa trên nền tảng sữa bò tươi ngon, dinh dưỡng cung cấp ra thị trường dưới dạng sữa tươi, sữa bột, sữa chua, váng sữa…

5.2. Masan Consumer Holdings

Trực thuộc tập đoàn Masan, chuyên kinh doanh thực phẩm, đồ uống và các ngành hàng liên quan khác, các công ty chính gồm có Masan Consumer (sản xuất thực phẩm đóng gói và đồ uống đóng chai) và Masan Brewery (sản xuất bia).

Giá trị thương hiệu khoảng 468 triệu USD với những thương hiệu F&B đình đám như Nước tương Chinsu, Nước mắm Nam Ngư, Mì Omachi / Kokomi, Vinacafe, nước suối Vĩnh Hảo… đều do Masan sản xuất.

5.3. Trung Nguyên Legend

Thương hiệu café đình đám được bình chọn trong Top 25 thương hiệu F&B dẫn đầu Việt Nam, giá trị thương hiệu ước tính 54.4 triệu USD. Thị phần của Trung Nguyên Legend đã vươn xa quốc tế với những sản phẩm đậm đà vị café nguyên chất của vùng núi Tây Nguyên, kết hợp không gian thưởng thức đẹp về bố trí, đa dạng về ẩm thực khi kết hợp nhiều kiểu pha chế café, nước giải khát tươi ngon cùng nhiều món ăn dinh dưỡng. Top công ty không có cồn

6- Top công ty FnB lớn trên thế giới

Theo số liệu đánh giá từ đầu năm 2018 đến đầu năm 2019 do công ty định giá thương hiệu Brand Finance công bố, thế giới ghi nhận top 04 thương hiệu F&B hùng mạnh nhất toàn cầu sau:

6.1. Starbucks

Dù không phải tín đồ café nhưng chắc chắn bạn không xa là gì với thương hiệu Starbucks phải không nào. Với giá trị ròng tăng lên 39,3 tỷ USD, Starbucks tiếp tục vượt qua MCDonald’s để giữ vị trí ngôi vương trong làng F&B thông qua thị phần mở rộng mạnh ở Trung Quốc và hợp tác cùng Nestle ra đời café đóng gói.

6.2. McDonald’s

Theo sát vị trí số 2 là MCDonald’s, hãng thức ăn nhanh lớn nhất thế giới, hiện diện tại hơn 100 quốc gia, doanh thu nhượng quyền đạt 31,5 tỷ USD. Từ Hamburger đến gà rán, khoai tây chiên, cơm phần… tất cả đều có tại các cửa hàng McDonald’s toàn cầu. công ty F&B lớn

6.3. KFC

Cũng là ông lớn trong F&B thức ăn nhanh với món gà rán Kentucky nổi tiếng và các món ăn chế biến từ gà tươi đậm vị, thương hiệu KFC xếp ở vị trí thứ 3 với giá trị thương hiệu 13,5 tỷ USD.

6.4. Subway

Tập trung phát triển các món Sandwich mang phong cách riêng, thương hiệu Subway đã mở rộng nhượng quyền đến hơn 43.000 cửa hàng ở 110 quốc gia. Công ty phát triển theo hình thức chuỗi nhà hàng, với giá trị thương hiệu hơn 7,8 tỷ USD.

F&B chuyên phục vụ nhu cầu thưởng thức ẩm thực của con người ở khắp mọi nơi trên thế giới. Với những gì Ms. Uptalent chia sẻ, có thể thấy, thị trường F and B đã, đang và sẽ tiếp tục phát triển không ngừng, trong đó mô hình kinh doanh và quảng bá thông qua mạng trực tuyến sẽ là xu hướng thời đại mới.

Dịch vụ headhunter- Săn đầu người -

HRchannels - Headhunter - Dịch vụ tuyển dụng cao cấp Hotline: 08. 3636. 1080 Email: [email protected] / [email protected] Website: https://hrchannels.com/ Địa chỉ: Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam Nguồn ảnh: internet

Link nội dung: https://truyenhay.edu.vn/fb-viet-tat-cua-tu-gi-a65179.html