Kiến Trúc Sư Là Gì? Công Việc, Vai Trò & Nhiệm Vụ Kiến Trúc Sư

Trong một xã hội tiên tiến và hiện đại như hiện nay thì nhu cầu ăn, ở, sinh hoạt của con người ngày càng được nâng cao đáng kể. Một trong số đó là nhu cầu tìm kiếm kiến trúc sư hỗ trợ thiết kế bản vẽ với những công trình độc đáo, mới mẻ và đúng theo sở thích cũng như nhu cầu sử dụng của từng gia đình. Vậy bạn đã biết kiến trúc sư là gì? Những công việc của kiến trúc sư hàng ngày như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây nhé!

Kiến trúc sư là gì?

Kiến trúc sư là người chịu trách nhiệm cho việc lên ý tưởng thiết kế kiến trúc, mặt bằng, nội thất và cảnh quan cũng như cấu trúc của công trình,… đưa ra những giải pháp tối ưu về công năng, tính thẩm mỹ cũng như các giải pháp về kỹ thuật cho công trình, đảm bảo một tổng thể với kiến trúc độc đáo, kiên cố và đẹp mắt tại các vùng, khu dân cư, khu đô thị hay khu công nghiệp. Đồng thời, kiến trúc sư trực tiếp giám sát và chịu trách nhiệm về quy trình xây dựng công trình trên thực tế theo đúng với bản vẽ đã chốt với chủ đầu tư.

Nhìn chung, công việc của một kiến trúc sư là sử dụng chất xám, sức sáng tạo của mình kết hợp cùng sự khéo léo của đôi tay để kiến tạo nên một công trình mới hoặc cải tạo, nâng cấp, sửa chữa những công trình, dự án theo đúng các nhu cầu, mong muốn của gia chủ đưa ra.

Công việc thường ngày của kiến trúc sư là gì?

Gặp gỡ, trao đổi và lắng nghe nhu cầu khách hàng về phương án thiết kế, đề xuất những giải pháp tối ưu và thông báo dự trù cho khách hàng.

Đi khảo sát thực địa, hiện trạng khu đất thực tế, từ đó lên ý tưởng để vẽ hình mẫu.

Kiến trúc sư là gì. Ảnh 1

Thực hiện thiết kế các bản vẽ cho dự án, các công trình xây dựng dựa trên các thông tin đã trao đổi bằng các phần mềm autocad, 3dmax,…

Làm việc cùng với các kỹ sư và chuyên gia, hoàn thành hồ sơ thiết kế và bảo vệ trước các bên liên quan.

Khi công trình được duyệt và tiến hành khi công, kiến trúc sư phải đi giám sát để đảm bảo công trình thi công đúng với mẫu thiết kế hay không?

Xác định các nguyên vật liệu cần sử dụng cho dự án của công trình.

Vai trò và nhiệm vụ của kiến trúc sư

Kiến trúc sư là người có trách nhiệm đưa ra các ý tưởng và phương án thiết kế, quy hoạch, nội thất, cảnh quan,… trên cơ sở về tiêu chuẩn xây dựng, giải pháp mặt bằng công năng, kỹ thuật hay tính chất thẩm mỹ,… cho công trình.

Kiến trúc sư là gì. Ảnh 2

Nhiệm vụ của một người kiến trúc sư thường là ở trong giai đoạn đầu của dự án thiết kế, các kiến trúc sư thường sẽ là người đảm nhận nhiệm vụ chủ trì cho công trình. Họ làm việc và hợp tác với các chuyên gia, kỹ sư trong các lĩnh vực khác nhau để hoàn thiện một ông trình hoàn chỉnh và đảm bảo các yếu tố tiêu chuẩn, chủ yếu về xây dựng, đưa ra phương án thiết kế hợp lý nhất cho từng công trình.

Những tiêu chí và kiến thức cần có khi bạn muốn trở thành một kiến trúc sư

Có nên chọn ngành kiến trúc sư?

Ngày nay dù ở thành phố hay là nông thôn thì cơ hội phát triển cho công việc của ngành kiến trúc sư là rất lớn. Chỉ cần kiến trúc sư làm việc và phát triển tài năng thì cơ hội có một môi trường làm việc tốt là điều hiển nhiên.

Cơ hội nghề nghiệp của kiến trúc sư

Hiện nay, ngành kiến trúc rất đa dạng, phổ biến và tạo được nhiều tiếng vang trong nền văn minh nhân loại. Có thể hôm nay bạn là một sinh viên phổ thông, vài năm nữa bạn sẽ là kiến trúc sư, và vài chục năm nữa bạn được đông đảo mọi người biết đến tên bạn trong lĩnh vực thiết kế xây dựng với những công trình lớn, nhỏ. Chúng ta có quyền tin và cố gắng thực hiện được điều đó!

Kiến trúc sư là gì. Ảnh 3

Môi trường làm việc của kiến trúc sư

Kiến trúc sư làm việc trong văn phòng thiết kế tiện nghi, có những lúc đi khảo sát thực địa, giám sát công trình thi công. Những việc làm này vất vả hơn nhưng đem lại sự thích thú và trải nghiệm mới.

Là một nghề giao thoa giữa các yếu tố về nghệ thuật, kỹ thuật, kinh tế và xã hội, kiến trúc sư còn được xem là nghệ sĩ tạo nên những tác phẩm đầy cuốn hút và tinh tế cho người xem qua những bản vẽ dự án. Bên cạnh đó, kiến trúc sư cũng là một nhà khoa học kỹ thuật bởi khoa học và công nghệ chính là công cụ sử dụng chính của nghề.

Đây là công việc giúp bạn khẳng định bản thân

Kiến trúc sư được xem như là một nhà phát minh. Bởi những tác phẩm mà họ “kiến tạo” ra chính là những dự án, những công trình để đời. Trên thực tế, đã có rất nhiều công trình kiến trúc đã trở thành kỳ quan, được cả thế giới công nhận và trở thành biểu tượng của cả một đất nước.

Những minh chứng cho khẳng định trên: Việt Nam có Cầu Vàng, Cầu Rồng ở Đà Nẵng, Cố Đô Huế, tháp đôi của Malaysia, Tháp nghiêng của Italia, Tháp Eiffel của Pháp, Lăng mộ Taj Mahal ở Ấn Độ, Tượng Nữ thần Tự Do ở Mỹ,…

Bạn sẽ có nhiều kiến thức bổ ích hơn

Trước khi để trở thành một kiến trúc sư giỏi thì bạn cần phải trang bị cho mình một khối kiến thức khổng lồ. Từ những kiến thức về toán học, vật lý, kỹ thuật, vật liệu đến kiến thức về môi trường, sinh học, văn hoá, xã hội đến các công cụ đồ họa.

Những kiến thức này chính là “nguồn vốn” để bạn trở nên thành thạo và bức phá hơn trên nhiều khía cạnh, lĩnh vực chuyên môn.

Kiến trúc sư là gì. Ảnh 4

Có mức thu nhập “hấp dẫn”

Hiện nay, mức thu nhập của kiến trúc sư từ ổn định cho đến cao ngất ngưỡng, tùy thuộc vào năng lực của bản thân. Mức tiên hay mức lương chi trả cho kiến trúc sư trong công việc là một con sô vô cùng lớn. Nhưng để có được điều đó, bạn phải là một người kiến trúc sư giỏi, nắm bắt xu hướng và có tâm, nhiệt huyết đối với nghề.

Bên cạnh đó, trong thời đại 4.0 tiên tiến như hiện nay thì nhu cầu thiết kế xây dựng ngày càng tăng cao. Mở ra nhiều cơ hội cho kiến trúc sư có thể làm việc và phát triển.

Một vài thách thức và hạn chế của nghề kiến trúc sư mà bạn nên biết

Đối với kiến trúc sư việc phải làm việc cùng với nhiều chuyên gia thuộc các lĩnh vực khác, phải nắm bắt, thông thạo và có sự am hiểu công việc của chính mình, từ đó điều khiển và kết nối các vấn đề, tạo nên một công trình hoàn chỉnh, đảm bảo tất cả các yếu tố.

Đối với bản thân: bạn phải biết tự vượt qua mọi cái khắt khe, thông lệ nếu như muốn khẳng định bản thân mình. Theo đó, hàng năm nước ta có hàng nghìn kiến trúc sư tốt nghiệp tại các trường đại học. Và để có được một vị trí, tiếng nói chuyên môn trong giới là điều không hề dễ dàng. Nếu như nhà thơ, họa sĩ có thể viết bài thơ hay, bức tranh đẹp thì kiến trúc sư có những phút giây thăng hoa, nhưng chỉ mới là phác thảo. Để đi đến được một tác phẩm kiến trúc chỉnh chu phải đo bằng năm tháng, vất vả và kiên trì mới đến được đích. Đây được xem là thách thức lớn thứ hai dành cho nghề kiến trúc sư.

Đối với xã hội: bạn phải là người luôn đi tìm cái mới mẻ, xu hướng của thời đại chứ không được làm người xu thời. Chỉ cần bạn chiều theo các yêu cầu chủ đầu tư hay sếp của bạn, làm đúng theo những yêu cầu được đặt ra, hoàn thành tốt công việc được giao, bạn sẽ mau chóng có tiền, nhưng cũng tự đánh mất đi sự bay bỗng, sự bức phá của chính mình. Cái ranh giới này vô cùng mỏng manh, vì thế đây được xem là thách thức nghề nghiệp lớn nhất của kiến trúc sư.

Lý do thuyết phục bất kỳ ai chọn nghề kiến trúc sư

- Xã hội ngày càng phát triển thì kéo theo nhu cầu kiến trúc ngày càng lớn và đa dạng, đây là cơ hội để kiến trúc sư có việc làm nhiều hơn.

- Ngành kiến trúc sư dễ dàng bộc lộ được năng lực cá nhân, giúp bản khẳng định bản thân. Đã có nhiều sinh viên đạt được nhiều giải thưởng quốc tế về kiến trúc. Vì thế, mà chúng ta có thể làm được điều ấy nếu như bạn có đam mê, ý chí và sự nỗ lực mỗi ngày.

Kiến trúc sư là gì. Ảnh 5

- Kiến trúc tụ hợp nhiều lĩnh vực khác nhau như khoa học, kỹ thuật, kinh tế, xã hội và nghệ thuật. Đó là môi trường để mở rộng kiến thức, cũng là nghề có nhiều sự sáng tạo, bức phá của bản năng con người.

- Kiến trúc giúp cho bạn khả năng tổ chức môi trường sống của bạn, của gia đình với chất lượng cao: tiện dụng, khoa học và thẩm mỹ.

Qua bài viết trên, chúng tôi muốn cho các bạn hiểu rằng kiến trúc sư thực sự là một nghề đã và đang phát triển rất mạnh mẽ. Để đi đến được thành công là sự nỗ lực hàng ngày, không ngừng trau dồi kiến thức để trở thành một kiến trúc sư tài năng, đóng góp sự phát triển của đất nước ngày càng lớn mạnh. Nếu như bạn có sự đam mê với ngành kiến trúc thì hãy quyết tâm theo đuổi và hãy tự tin bản thân dù phía trước là một chặng đường đầy gian nan và vất vả, không hề bằng phẳng chút nào.

Hy vọng bài viết sẽ mang đến những kiến thức hữu ích về nghề kiến trúc sư, chúc các bạn có những lựa chọn tốt nhất cho nghề nghiệp trong tương lai của mình để gặt hái được nhiều thành công rực rỡ trong cuộc sống.

Trang chủ: https://neohouse.vn/

Link nội dung: https://truyenhay.edu.vn/la-kien-truc-su-a64870.html