THÔNG TIN KHU VỰC Huyện Chương Mỹ

Lịch sử

Huyện Chương Mỹ nguyên xưa là phần đất của hai huyện Mỹ Lương, Yên Sơn thuộc phủ Quốc Oai, trấn Sơn Tây và huyện Chương Đức, thuộc phủ Ứng Thiên, trấn Sơn Nam Thượng.

Năm 1880, vua Tự Đức cho thành lập đạo Mỹ Đức, địa bàn gồm huyện Mỹ Lương thuộc phủ Quốc Oai, tỉnh Sơn Tây và hai huyện Chương Đức, Hoài An thuộc phủ Ứng Hòa, tỉnh Hà Nội. Đến năm Đồng Khánh thứ 3 (1888), đạo Mỹ Đức giải thể và đổi thành phủ Mỹ Đức thuộc tỉnh Hà Nội. Đồng thời, 4 tổng: Tuy Lai, Quảng Xá, Bột Xuyên, Vân Nội thuộc huyện Chương Đức và 4 tổng: Thái Bình, Phù Lưu Thượng, Phù Lưu Tế, Trinh Tiết thuộc huyện Hoài An hợp thành huyện Yên Đức, còn 3 tổng: Bài Trượng, Văn La, Quảng Bị thuộc huyện Chương Đức và 6 tổng: Lương Xá, Chúc Sơn, Cao Bộ, Dã Cát, Phương Hạnh và Yên Kiện thuộc huyện Mỹ Lương hợp thành huyện Chương Mỹ.

Năm 1890, Toàn quyền Đông Dương lại tách hai huyện Chương Mỹ và Yên Đức của tỉnh Hà Nội, phủ Lương Sơn và huyện Lạc Thủy thuộc tỉnh Chợ Bờ (Hòa Bình) để tái lập đạo Mỹ Đức. Tuy nhiên, một năm sau, Toàn quyền Đông Dương lại ra nghị định giải thể đạo Mỹ Đức, địa bàn nhập vào hai tỉnh Hà Nội và Hòa Bình như cũ.

Từ năm 1904, huyện Chương Mỹ và phủ Mỹ Đức thuộc tỉnh Hà Đông.

Ngày 21 tháng 4 năm 1965, huyện Chương Mỹ thuộc tỉnh Hà Tây và ngày 27 tháng 12 năm 1975, huyện Chương Mỹ thuộc tỉnh Hà Sơn Bình, gồm 31 xã: Đại Yên, Đồng Lạc, Đồng Phú, Đông Phương Yên, Đông Sơn, Hòa Chính, Hoàng Diệu, Hoàng Văn Thụ, Hồng Phong, Hợp Đồng, Hữu Văn, Lam Điền, Mỹ Lương, Nam Phương Tiến, Ngọc Hòa, Ngọc Sơn, Phú Nam An, Phú Nghĩa, Phụng Châu, Quảng Bị, Tân Tiến, Thanh Bình, Thượng Vực, Thụy Hương, Thủy Xuân Tiên, Tiên Phương, Tốt Động, Trần Phú, Trung Hòa, Trường Yên và Văn Võ.

Ngày 29 tháng 12 năm 1978, sáp nhập 2 xã: Tiên Phương và Phụng Châu vào thành phố Hà Nội, đến ngày 17 tháng 2 năm 1979 được đặt trực thuộc huyện Hoài Đức.

Ngày 27 tháng 3 năm 1984, thành lập thị trấn Xuân Mai trên cơ sở tách một phần diện tích và dân số của xã Thủy Xuân Tiên.

Ngày 26 tháng 12 năm 1990, thành lập thị trấn Chúc Sơn (thị trấn huyện lỵ của huyện Chương Mỹ) trên cơ sở một phần diện tích và dân số của 2 xã: Ngọc Sơn và Ngọc Hòa.

Ngày 12 tháng 8 năm 1991, huyện Chương Mỹ thuộc tỉnh Hà Tây vừa tái lập.

Ngày 23 tháng 6 năm 1994, chuyển 2 xã: Tiên Phương và Phụng Châu thuộc huyện Hoài Đức trở lại huyện Chương Mỹ quản lý.

Huyện Chương Mỹ có 32 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 2 thị trấn: Chúc Sơn, Xuân Mai và 30 xã: Đông Phương Yên, Đông Sơn, Phú Nghĩa, Thuỷ Xuân Tiên, Thanh Bình, Trường Yên, Trung Hoà, Ngọc Hoà, Ngọc Sơn, Thuỵ Hương, Đại Yên, Nam Phương Tiến, Tân Tiến, Hoàng Văn Thụ, Tốt Động, Hợp Đồng, Lam Điền, Hoàng Diệu, Quảng Bị, Mỹ Lương, Hữu Văn, Trần Phú, Hồng Phong, Đồng Lạc, Thượng Vực, Đồng Phú, Văn Võ, Hoà Chính, Phú Nam An, Phụng Châu, Tiên Phương với 22.682 hécta diện tích tự nhiên và 242.574 nhân khẩu.

Ngày 2 tháng 3 năm 2005, Chính phủ ban hành Nghị định 23/2005/NĐ-CP. Theo đó:

Ngày 1 tháng 8 năm 2008, tỉnh Hà Tây bị giải thể theo Nghị quyết của kỳ họp thứ ba Quốc hội khóa 12 ngày 29 tháng 5 năm 2008. Theo đó, huyện Chương Mỹ thuộc Hà Nội, bao gồm 2 thị trấn và 30 xã như hiện nay.

1. Giới thiệu về huyện Chương Mỹ

Chương Mỹ được xem là một huyện cửa ngõ nằm ở phía Tây của thủ đô Hà Nội. Trước năm 2008 thuộc bộ phận của tỉnh Hà Tây. Sau khi Hà Tây sát nhập vào Hà Nội đã đưa Chương Mỹ trở thành huyện lỵ của thủ đô. Bản thân khu vực này cũng sở hữu mật độ đô thị hóa cao kèm theo nhiều danh lam thắng cảnh và làng nghề truyền thống.

2. Vị trí địa lý

Bản đồ hành chính huyện Chương Mỹ

Huyện Chương Mỹ chính thức trở thành một trong 30 quận, huyện, thị xã của Hà Nội, đơn vị hành chính gồm 2 thị trấn và 30 xã là: Chúc Sơn (huyện lỵ), Xuân Mai và 30 xã: Văn Võ, Trường Yên, Trung Hòa, Trần Phú, Thượng Vực, Thụy Hương, Thủy Xuân Tiên, Thanh Bình, Tốt Động, Tiên Phương, Tân Tiến, Quảng Bị, Phụng Châu, Phú Nghĩa, Phú Nam An, Ngọc Hòa, Nam Phương Tiến, Mỹ Lương, Lam Điền, Hữu Văn, Hợp Đồng, Hồng Phong, Hoàng Văn Thụ, Hoàng Diệu, Hòa Chính, Đồng Phú, Đồng Lạc, Đông Sơn, Đông Phương Yên, Đại Yên.

3. Diện tích và dân số

Huyện Chương Mỹ có diện tích tự nhiên là 287,9 km², dân số năm 2019 khoảng 330.000 người. Mật độ dân số đạt 1.167 người/km².

4. Địa hình

Địa hình của Chương Mỹ khá đa dạng, vừa mang đặc trưng của vùng đồng bằng châu thổ, vừa có đặc trưng của vùng bán sơn địa có núi, sông, hồ, đồng, bãi kết hợp cùng hệ thống sông Đáy phía Đông, sông Bùi, sông Tích phía Tây tạo nên một bức tranh sơn thủy hữu tình.

5. Kinh tế - Xã hội

Kinh tế của huyện trước đây chủ yếu là nông nghiệp, những năm gần đây do ảnh hưởng của thiên tai nên huyện đang dần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp và dịch vụ du lịch. Diện tích gieo trồng được duy trì hàng năm khoảng trên 16 nghìn ha, năng suất lúa đạt hơn 63 tạ/ha, tổng thu đạt 62.849 tấn lương thực, riêng thóc đạt 57.385 tấn, giá trị ước đạt trên 368 tỷ đồng. Chương Mỹ được đánh giá là địa phương có sự phát triển đồng đều các ngành nghề. Thế mạnh của huyện trong chăn nuôi là đàn gia súc với gần 110.000 con lợn, 21.200 con trâu, 1.600 con bò, 1,86 triệu gia cầm, thủy cầm. 7 tháng đầu năm 2008, huyện đã cung cấp cho thị trường hơn 10 nghìn tấn thịt lợn, 729 tấn thịt trâu bò, gần 5 nghìn tấn gia cầm.

Phát huy lợi thế nằm gần Hà Đông và trung tâm thành phố Hà Nội, Chương Mỹ đang thu hút nhiều doanh nghiệp đến sản xuất - kinh doanh. Năm 2003, huyện Chương Mỹ đã được tỉnh phê duyệt đầu tư xây dựng cụm công nghiệp Phú Nghĩa với diện tích 55,83 ha và 13 điểm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - làng nghề ở 16 xã với diện tích 127 ha. Chương Mỹ đã tạo nên cơ cấu kinh tế khá đồng đều với trục công nghiệp chiếm 40%, tiểu thủ công nghiệp - dịch vụ thương mại chiếm 33%, nông lâm ngư nghiệp chiếm 27%. Các khu công nghiệp Phú Nghĩa, cụm công nghiệp Đông Phú Yên, Ngọc Hòa, điểm công nghiệp Ngọc Sơn… thu hút khoảng 9.000 lao động. Những năm qua, kinh tế của huyện luôn luôn phát triển mạnh, mức tăng trưởng ở 2 con số. Năm 2008, huyện phấn đấu đạt mức tăng trưởng 15.5% trở lên, tổng giá trị ước đạt 1.300 tỷ đồng. Bên cạnh việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, Chương Mỹ rất quan tâm phát triển ngành nghề trên quy mô toàn diện. Sản xuất công nghiệp của huyện dần đi vào thế ổn định với tốc độ tăng trưởng bình quân 15%/năm, các ngành nghề tiểu thủ công cũng từng bước được phục hồi, huyện có khoảng 20 làng nghề trong đó nghề đan mây, tre, giang xuất khẩu là thế mạnh của huyện.

Chương Mỹ còn được biết đến với thành tích xây dựng cơ sở hạ tầng khá ấn tượng: điện - đường - trường - trạm phát triển đồng bộ, 100% các xã, thị trấn được trang bị máy tính, nối mạng Internet, có điểm bưu điện - văn hóa, bình quân 11 điện thoại/100 dân. Huyện có nhiều đình, chùa, đền, miếu có phong cảnh tuyệt đẹp như chùa Trăm Gian, chùa Trầm, chùa Cao, chùa Thấp, chùa Sấu (Sùng Nghiêm Tự), đình Nội, đình Xá, đình Linh Sơn… tất cả tập trung xung quanh thị trấn Chúc Sơn. Hầu hết các đình chùa đều mở hội vào dịp đầu xuân.

Với những phát triển như trên, huyện Chương Mỹ đã phát triển kinh tế theo hướng nông nghiệp kết hợp với sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ thương mại và đầu tư cho tương lai bằng việc chăm lo cho công tác giáo dục - đào tạo cho thế hệ trẻ. Tất cả đều hướng tới mục tiêu xây dựng một Chương Mỹ giàu đẹp và vững bước trong tiến trình hội nhập.

6. Văn hóa

Chương Mỹ là vùng đất ngàn năm văn hiến với gần 300 di tích lịch sử - văn hóa, trong đó 82 di tích đã được nhà nước xếp hàng. Một vài địa điểm tiêu biểu như: Chùa Trăm gian, chùa Hỏa tinh, chùa Trầm, chùa Thấp, chùa Cao, chùa Sấu, chùa Nghiêm Kính Tự, đình Yên Khê, đình Tốt Động, đình Yên Duyệt, đình Nội, đình Ninh Sơn, đình Hồng Thái, đình Thướp… Phần lớn các đình, chùa, đền, miếu đều tập trung quanh thị trấn Chúc Sơn. Ngoài ra, Chương Mỹ còn có 57 lễ hội truyền thống với nhiều nét đẹp văn hóa, tiêu biểu là hội hát Dô, lễ hội chùa Thầy, hát ví Hàm Rồng…

7. Giáo dục

Các trường Đại học và Cao đẳng

Các trường Trung học Phổ thông

Các trường Trung học Cơ sở

8. Hạ tầng

Huyện Chương Mỹ được nhiều nhà đầu tư lựa chọn để phát triển các dự án lớn, các khu công nghiệp, khu đô thị, khu nghỉ dưỡng, trung tâm mua sắm, trường đại học, sân golf…

Bệnh viện

Bệnh viện đa khoa huyện Chương Mỹ

Khu đô thị

Đường bộ

Huyện Chương Mỹ có quốc lộ 21A, quốc lộ 6, đường Hồ Chí Minh chạy qua. Trong đó, quốc lộ 6 tham gia vào đường Xuyên Á AH13, là con đường nối thủ đô Hà Nội với các tỉnh vùng Tây Bắc. Quốc lộ 21A kết nối thủ đô Hà Nội với 2 tỉnh Hà Nam và Nam Định. Ngoài ra còn có các dự án đường bộ kết nối huyện với các vùng trung tâm Hà Nội đang được triển khai như đường Tố Hữu kéo dài, đường Tôn Thất Tùng kéo dài. Huyện cũng triển khai xây dựng tuyến đường Hà Đông - Xuân Mai, khu đô thị nhân tạo Xuân Mai, khu đô thị sinh thái Chúc Sơn.

Sân bay

Sân bay Miếu Môn nằm trên địa phận ba xã Đồng Lạc, Mỹ Lương, Trần Phú.

Đường sắt trên cao

Về định hướng phát triển vận tải đường sắt, Chính phủ đã phê duyệt quy hoạch kéo dài tuyến đường sắt đô thị 2A Hà Nội đến Xuân Mai với chiều dài khoảng 20km.

Hệ thống xe buýt

Huyện Chương Mỹ cách bến xe Yên Nghĩa 5km về phía Đông. Nhìn chung, mật độ các xã được tiếp cận hệ thống xe buýt công cộng khá cao. Trên địa bàn huyện có mạng lưới xe buýt dày đặc phục vụ người dân di chuyển đến các khu di tích, danh lam thắng cảnh.

Tính đến năm 2021, có hơn 13 tuyến xe buýt hoạt động đi ngang qua: 37 (Bến xe Giáp Bát - Chương Mỹ), 57 (Nam Thăng Long - KCN Phú Nghĩa), 71B (Bến xe Mỹ Đình - Xuân Mai), 72 (Bến xe Yên Nghĩa - Xuân Mai), 81 (Xuân Mai - BX Hương Sơn), 87 (Bến xe Mỹ Đình - Quốc Oai - Xuân Mai), 88 (Bến xe Mỹ Đình - Hòa Lạc - Xuân Mai), 102 (Bến xe Yên Nghĩa - Vân Đình), 114 (Bến xe Yên Nghĩa - Miếu Môn), 115 (Thị trấn Vân Đình - Xuân Mai), 116 (Yên Trung - KCN Phú Nghĩa), 124 (BX Yên Nghĩa - Chúc Sơn - Thị trấn Kim Bài), CNG07 (Bến xe Yên Nghĩa - Hoài Đức), 05 (TP. Hòa Bình - Bến xe Yên Nghĩa).

Kể từ khi sáp nhập vào Hà Nội, Chương Mỹ đã được UBND thành phố Hà Nội thông qua nhiều chính sách quy hoạch cũng như có nhiều dự án bất động sản được triển khai tại đây, cộng hưởng cùng lợi thế về vị trí địa lý, kinh tế phát triển đã “đánh thức” tiềm năng bất động sản Chương Mỹ trỗi dậy. Khảo sát cho thấy, bất động sản Chương Mỹ đã có những dấu hiệu khởi sắc, điển hình là phân khúc nhà đất thổ cư.

9. Làng nghề

Sự phát triển của các làng nghề đã góp phần thay đổi diện mạo của Chương Mỹ theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Làng nghề tại huyện Chương Mỹ chủ yếu là mây tre đan. Các làng nghề mây tre đan ở Chương Mỹ được coi là một trong những cụm làng nghề lớn nhất thành phố Hà Nội. Huyện có 27 làng nghề làm mây tre đan và mây tre giang đan xuất khẩu, trong tổng số 36 làng nghề đã được công nhận làng nghề tập trung chủ yếu ở vùng chậm lũ và 97 làng có nghề, làng nghề mới. Trong số đó có rất nhiều làng nghề, làng có nghề nhóm mây tre giang đan đã bị mai một hoàn toàn và dần mai một. Các sản phẩm mây tre đan truyền thống chủ yếu được sản xuất tập trung ở các xã Phú Nghĩa, Trường Yên, Đông Sơn, Đông Phương Yên, Trung Hòa… Các làng nghề truyền thống còn lại gồm nghề nón lá có 5 làng có nghề tập trung ở các xã Văn Võ, Đông Phương Yên, Đồng Phú, Tiên Phương, Phú Vinh trong đó có 1 làng được công nhận làng nghề; nghề mộc, điêu khắc có 4 làng; nghề thêu 1 làng; chế biến nông sản 1 làng, điêu khắc đá 1 làng.

10. Du lịch

Chùa Trầm

Chùa Trầm là địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng cách Hà Nội khoảng 24 km, tọa lạc trên núi Trầm (hay còn gọi là Tử Trầm Sơn), thuộc địa phận xã Phụng Châu, huyện Chương Mỹ, Hà Nội. Địa thế chùa rất đẹp với các núi nhỏ xung quanh như núi Ninh Sơn, Đồng Lư, Tiên Lữ. Chùa Trầm có lịch sử lâu đời, do Tướng quân Trần Văn Tăng khởi dựng từ khoảng đầu thế kỷ 16. Quần thể gồm thắng cảnh núi Trầm và ba ngôi chùa: chùa Trầm, chùa Hang và chùa Vô Vi. Đây là nơi thu hút rất đông du khách tới tham quan và vãn cảnh dịp cuối tuần.

Núi Trầm

Núi Trầm tuy không cao nhưng núi Trầm được điểm tô bởi nhiều vách đá dựng đứng cheo leo, hiểm trở tạo nên một thung lũng đá khổng lồ với vô vàn hình thù kì thú. Bạn có thể khám phá vẻ quyến rũ của từng khối đá trong suốt quãng đường leo núi. Vừa thử thách sức dẻo dai của bản thân vừa ngắm nghía vẻ đẹp thiên nhiên hoang sơ, huyền bí thì bạn còn chần chừ gì nữa mà không xách balo lên cùng bạn bè khám phá vùng đất tươi đẹp này? Nét độc đáo của núi Trầm còn là những con đường mòn đầy sỏi đá trải dài từ chân đến đỉnh núi. Bạn có thể tha hồ ngắm nghía những khóm hoa nở rộ điểm xuyết những mỏm đá trắng nhấp nhô trên vách núi. Tất cả hòa quyện trong bầu trời mây sương huyền ảo tạo nên vẻ đẹp hữu tình, đầy thơ mộng. Phía xa xa là những cánh đồng lúa bạt ngàn sắc xanh cùng những căn nhà nhỏ đơn sơ, mộc mạc, rất đôi yên bình. Khi lên tới đỉnh, bạn có thể dừng chân thả hồn lắng nghe tiếng chim ríu rít tinh nghịch cùng tiếng gió rì rào đầy sống động. Ban đêm, cảnh quan chìm đắm trong ánh trăng vàng rực rỡ, yên tĩnh lạ thường.

Chùa Trăm Gian

Chùa Trăm Gian hay còn gọi là chùa Quảng Nghiêm, chùa Tiên Lữ tại thôn Tiên Lữ, xã Tiên Phương, huyện Chương Mỹ, Hà Nội. Chùa được xây dựng từ đời Lý Cao Tông (1176-1210) nhưng đã được trùng tu vào năm 2012.

Chùa Trăm Gian là một quần thể kiến trúc độc đáo, sở dĩ có tên gọi như vậy là muốn nhắc đến sự bề thế của ngôi chùa. Theo cách tính cứ 4 góc cột là một "gian" thì chùa có cả thảy 104 gian, chia thành 3 cụm kiến trúc chính.Mặc dù sau khi được trùng tu, thì nhiều hạng mục có tuổi đời hàng thế kỷ của chùa bị phá bỏ như: Nhà Tổ, Gác Khánh... chùa Trăm Gian ngày nay gần như xây dựng mới hoàn toàn tuy nhiên đây vẫn là địa điểm tham quan nổi tiếng ở Hà Nội, thu hút đông đảo du khách.

Hồ Văn Sơn

Hồ Văn Sơn là hồ nước ngọt tự nhiên có diện tích khoảng 167 ha, dung tích 7 triệu m3 nước. Đây là hổ rộng, phong cảnh đẹp. lại có dịch vụ câu cá nên đây là địa điểm phù hợp để bạn có thể tổ chức các buổi picnic cùng với bạn bè và người thân.

Nếu bạn là người yêu thích môn thể thao đánh golf thì có thể lựa chọn sân Sky Lake Resort & Golf Club - Hồ Văn Sơn. Đây là một khu golf phức hợp với sân gôn 36 hố và khu nghỉ dưỡng đang được triển khai thực hiện, Sky Lake gồm hai sân gôn 18 hố đạt tiêu chuẩn PGA cũng những trải nghiệm vô cùng khác biệt: Sân Sky và Sân Lake.

Chùa Linh Thông

Nằm cách trung tâm Hà Nội 20km, chùa Linh Thông tọa lạc trên núi Phượng Hoàng (thôn Ninh Sơn, thị trấn Chúc Sơn). Do chùa nằm trên đỉnh núi nên nhân dân địa phương thường gọi là chùa Cao Minh. Theo sử liệu, chùa được xây dựng vào khoảng cuối thế kỷ XI. Ban đầu chùa chỉ là một am tranh nhỏ, về sau được mở mang xây dựng như hiện nay và là trung tâm văn hóa tín ngưỡng của cả vùng.

Chùa Linh Thông được xây dựng theo kiểu “Nội công ngoại quốc”, vật liệu chính là gỗ lim, tường xây bằng gạch Bát Tràng, mái lợp ngói mũi hài. Sau nhiều lần trùng tu, tôn tạo, đến nay, kiến trúc của chùa đã được mở rộng, với tòa Tam bảo vẫn giữ được lối kiến trúc hình chữ “Công”, xây kiểu chồng diêm hai tầng tám mái với hàng hiên cột vuông bao quanh bốn phía. Ngoài ra còn có các công trình khác như nhà khách, điện thờ Mẫu, nhà thờ Tổ, lầu trống, lầu chuông...

Đình Ninh Sơn

Đình Ninh Sơn nằm trên địa bàn thôn Ninh Sơn (thị trấn Chúc Sơn), khá gần với chùa Linh Thông. Đây là nơi thờ Lý Ông Trọng - vị võ tướng giỏi được nhân dân địa phương tôn là Thành hoàng làng. Đình được xây trên một nền đất cao, với địa thế khá đẹp. Kiến trúc của đình được thiết kế theo kiểu hình chuôi vồ. Tiền đường rộng ba gian hai chái, mặt trước có gắn 3 tấm bia. Nghi môn nhìn ra Vực Ninh, nơi có con đường chạy ven đầm tạo nên khung cảnh hữu tình. Bên phải đình là bến tắm cũ. Bên trái có một thủy đình hình lục giác với hai chiếc cầu đá ôm lấy bờ đầm. Bên trong đình, tại hậu cung hiện còn lưu giữ bộ bát cống quý hiếm có niên đại thế kỷ XVII, chỉ được sử dụng trong lễ rước kiệu mỗi dịp hội làng. Năm 2011, đình Ninh Sơn đã được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa quốc gia.

11. Món ăn

Đặc sản Nem Phượng:

Nem chua Phụng Châu hay còn gọi là Nem Phượng. Đây là món ăn đặc trưng nổi tiếng tại Chương Mỹ. Vị chua chua dễ ăn, được bảo quản dưới nhiệt độc 2-8 độ C, được bọc túi chân không sạch sẽ vệ sinh an toàn thực phẩm.

Trong địa phương huyện Chương Mỹ, chắc hẳn nhiều người đã quen thuộc với món nem chua Phụng Châu. Ra đời cách đây 100 năm, “Nem Phượng” món ăn bình dị, đậm hồn quê hương đang để lại những dư vị đặc trưng trong lòng thực khách. Cha truyền con nối, tiếng thơm lại nối tiếp tiếng thơm để rồi mỗi lần nhắc đến quê hương Chương Mỹ là một lần người ta nói với nhau “ở đó có đặc sản Nem Phượng”.

Một số nhà hàng nổi tiếng:

Nhà Hàng Trâu Vàng Chúc Sơn

Nhà hàng Trâu Vàng chuyên nhận phục vụ đặt tiệc cho công ty, doanh nghiệp, đám cưới, sự kiện và các khách hàng gia đình, cá nhân. Menu đa dạng, hấp dẫn từ nhiều nguồn chế biến tươi sống. Thực đơn món ăn đa dạng: theo món, theo set đủ vị. Không gian rộng rãi, thoáng mát, tích hợp bể bơi thích hợp cho cả lớp tụ họp.

Không chỉ cung cấp tiệc tại nhà hàng, Trâu Vàng còn mang đến nhiều loại hình tiệc lưu động - Phục vụ nhu cầu đa dạng của mọi khách hàng:

Quý khách có thể lựa chọn tổ chức tiệc ở bất cứ nơi nào mình muốn, chỉ cần nhấc máy và gọi cho Nhà hàng Trâu Vàng, một bữa tiệc hoành tráng, ấm cúng sẽ được set up hoàn chỉnh hơn cả sự mong đợi. Chất lượng phục vụ của nhân viên Nhà hàng Trâu Vàng vô cùng chất lượng, tận tình, thân thiện sẽ đưa lại cho bạn những trải nghiệm tuyệt vời nhất khi bạn ghé Nhà hàng Trâu Vàng.

Nhà Hàng Phạm Xá Mạnh Hoạch

Nhà hàng Phạm Xá Mạnh Hoạch nổi tiếng với thương hiệu gà tươi hàng đầu, thương hiệu gà mạnh hoạch gần như các tín đồ sành ẩm thực về gà đều biết. Dọc theo quốc lộ 21 đường Hồ Chí Minh từ Hải Phòng đến Hà Nội có nhiều bảng quảng cáo khá hoành tráng nên khách cũng không khó tìm thấy Nhà hàng Phạm Xá Mạnh Hoạch này ở địa phận Xuân Mai, Chương Mỹ, Hà Nội. Gà Mạnh Hoạch đơn giản chỉ là loại gà ta được thả ở vùng đồi để chúng tự tìm thức ăn và bồi thêm lúa. Được nuôi theo phương pháp thả tự nhiên nơi đồng quê, nặng từ 1,2kg đến 1,3kg, gà Mạnh Hoạch được ưa thích bởi hương vị thịt thơm, săn chắc, không bị bở nhưng lại có vị đậm béo và thịt không bị khô.

Tuy nhiên, các món ăn được chế biến từ gà ở nhà hàng có thịt rất thơm và săn chắc. Nổi tiếng nhất ở Nhà hàng Phạm Xá Mạnh Hoạch là món gà rán. Miếng da gà vàng ươm, giòn tan, béo mà không ngậy, thơm lừng từ khi mới đem ra cho đến khi tan trong miệng, thịt gà dai vừa phải, ngọt ăn kèm với xôi nếp nướng mỡ gà. Gia vị được lựa chọn để tẩm ướp của nhà hàng được lựa chọn kỹ lưỡng sao cho món ăn hợp khẩu vị của người Á Đông, không quá béo ngậy, mang đến cho các thực khách những bữa ăn thật ngon miệng cùng gia đình.

Nhà Hàng Rừng Thông

Nếu bạn đang muốn tìm một nhà hàng sang trọng, chất lượng để tổ chức các sự kiện cưới hỏi, hội nghị, sinh nhật... thì Nhà hàng Rừng Thông sẽ là gợi ý tuyệt vời nhất dành cho bạn. Với không gian rộng rãi, sang trọng với các món ăn ngon, đa dạng, công thức đặc trưng thì chắc chắn bạn sẽ có những trải nghiệm tốt nhất khi ghé Nhà hàng Rừng Thông. Để phục vụ lượng lớn khách hàng nên nhà hàng đang cố gắng cải thiện chất lượng các món ăn nhằm đưa đến sự hài lòng tốt nhất cho quý khách.

Một điểm cộng mà chắc chắn bạn sẽ thấy rõ chính là các món ăn được trang trí ra dĩa vô cùng đẹp mắt từ các đầu bếp. Nhà hàng luôn ưu tiên chất lượng món ăn lên hàng đầu nên từ khâu chọn thịt gà, thịt bò... cho đến rau tươi luôn được các đầu bếp tỉ mỉ chọn lọc. Nhân viên ở Nhà hàng Rừng Thông được đánh giá là vô cùng chuyên nghiệp khi với số lượng khách hàng lớn nhưng phục vụ rất nhanh, tận tình và luôn lắng nghe.

Nhà Hàng Thịt Trâu Chín Huyền

Nếu bạn là người muốn thưởng thức đặc sản thịt trâu ở Chương Mỹ, TP. Hà Nội thì Nhà hàng Thịt Trâu Chín Huyền là lựa chọn hàng đầu dành cho bạn cùng những người thân yêu để tổ chức các hội nghị, sự kiện. Với không gian sang trọng, rộng rãi có nhiều cây xanh nên đây được coi là chốn thưởng thức ẩm thực đặc sản Thịt Trâu tuyệt vời nhất. Chất lượng các món ăn được chế biến từ thịt trâu vô cùng chất lượng, các đầu bếp rất chú trọng chọn từng miếng thịt ngon và sạch nhất để phục vụ quý khách. Chính vì thế Nhà hàng Thịt Trâu Chín Huyền luôn là điểm dừng chân của các khách du lịch khi đến Chương Mỹ.

Các món ăn ở Nhà hàng Thịt Trâu Chín Huyền luôn được mọi người tấm tắc khen ngon khi các đầu bếp chế biến từng miếng thịt trâu tươi thượng hạng với nhiều loại rau củ quả nên quý khách sẽ cảm nhận được một bản hòa tấu hài hòa đầy ăn ý trong từng món ăn. Một không gian ấm cúng đậm chất Tây Bắc ngay trong lòng TP. Hà Nội thì Nhà hàng Thịt Trâu Chín Huyền là địa điểm mà bạn nên ghé thử để cảm nhận được hương vị tươi ngon của thịt trâu.

Quán Kệ Lẩu Cua Đồng Xuân Mai

Đến với Quán Kệ Lẩu Cua Đồng Xuân Mai bạn sẽ rất ấn tượng với cách trang trí vô cùng bắt mắt của các kệ lẩu ở quán. Những kệ lẩu được bày ra giữa bàn ăn với đầy đủ các món ăn từ thịt bò, thịt lợn, tôm tươi... cho đến các loại rau xanh, nấm, nộm chuối sẽ cho bạn những trải nghiệm mang đậm hương vị quê của quán. Những mẹt ăn với đa dạng các món ăn phù hợp cho bạn để tổ chức các cuộc gặp gỡ bạn bè và người thân. Chất lượng món ăn tại quán thì không phải bàn cãi vì Quán Kệ Lẩu Cua Đồng rất đông khách và có nhiều chi nhánh nên bạn hoàn toàn yên tâm khi ghé nhà hàng này.

Không gian quán ấm cúng rất phù hợp để mọi người quây quần nói chuyện và thưởng thức các món ăn đầy hương vị và thơm ngon. Những nồi lẩu đầy đủ topping và đặc biệt là nước lẩu cua được nêm nếm vừa vặn khiến cho bữa ăn của bạn thêm tuyệt vời.

Nhà Hàng Lẩu ngựa Viết Khôi

Thịt ngựa là một món ăn có nhiều chất dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe nên nếu bạn đang muốn tìm một nhà hàng chất lượng về Lẩu ngựa thì Nhà hàng Lẩu Ngựa Viết Khôi là sự lựa chọn hàng đầu dành cho bạn. Không gian quán sang trọng và được trang trí bắt mắt nên ngay từ cái nhìn đầu tiên khi đặt chân đến quán chắc chắn bạn sẽ rất ấn tượng về điều đó. Chất lượng thịt ngựa của nhà hàng được đánh giá rất cao từ khâu chuẩn bị cho đến lúc chế biến, thịt ngựa được các đầu bếp chế biến rất công phu và tỉ mỉ nhằm đưa đến cho khách hàng những trải nghiệm tốt nhất.

Bên cạnh chất lượng của từng món ăn tại Nhà hàng Lẩu Ngựa Viết Khôi thì sự tận tình, thân thiện của đội ngũ nhân viên khiến bạn sẽ cảm thấy vô cùng hài lòng với các dịch vụ của nhà hàng. Đó chính là lý do mà nhiều người nổi tiếng cũng ghé quán để thưởng thức những nồi lẩu ngựa thơm ngon và chất lượng tại Nhà hàng Lẩu Ngựa Viết Khôi.

12. Thị trường bất động sản huyện Chương Mỹ

Tăng trưởng cao

Là cửa ngõ Thủ đô phía Tây Nam, bất động sản tại Chương Mỹ có nhiều tiềm năng phát triển. Mặc dù đã tạo được sự chú ý lớn trên thị trường đầu năm 2017, nhưng trong vài tháng tới, giá đất có thể tăng vọt bất cứ lúc nào.

Thống kê cho thấy, ba năm qua, giá BĐS tại đây đã tăng khoảng 30 - 40%. Từ con số 13 triệu đồng/m2 nay đã tăng lên 28-33 triệu đồng/m2, thậm chí đạt ngưỡng gần 50 triệu đồng/m2 ở khu vực trung tâm thị trấn Chúc Sơn.

Tuân theo quy luật phát triển, nhiều chuyên gia dự báo BĐS khu vực này có triển vọng "đột phá". Trước mắt, động lực tăng trưởng dựa trên việc UBND TP Hà Nội phê chuẩn Quyết định số 353/QĐ-UBND Quy hoạch chung thị trấn sinh thái Chúc Sơn đến năm 2030, mục tiêu biến nơi đây thành Khu trung tâm hành chính - chính trị, văn hóa, TDTT hài hòa với môi trường tự nhiên.

Quy hoạch sẽ góp phần tạo bộ mặt kiến trúc hiện đại, đẹp, văn minh kết hợp với cải tạo chỉnh trang khu vực dân cư hiện có. Hạ tầng giao thông kết nối với khu trung tâm hoàn thiện tạo thành mạng lưới hoàn hảo cho những cư dân khu vực này di chuyển dễ dàng.

Khi khoảng cách không còn là rào cản tâm lý thì vùng ven với giá đất mềm hơn những vị trí gần trung tâm trở thành điểm sáng của thị trường.

Tiềm năng phát triển dài hạn

Trong bối cảnh quỹ đất nội đô chật chội, sự dịch chuyển đầu tư hoặc tìm kiếm chốn an cư lạc nghiệp về phía ngoại thành đang trở thành xu hướng. Đặc biệt khi hạ tầng giao thông nâng cấp và hoàn thiện sẽ làm tăng giá trị bất động sản cho khu vực phía Tây Nam Hà Nội.

Đánh giá về tiềm năng, một số nhà đầu tư cho biết: "Xu hướng đầu tư bất động sản từ lúc thị trường kém phát triển, chỉ mới ở trạng thái tiềm năng thường được các nhà đầu tư nhỏ ưa chuộng và đi trước một bước. Đây là cuộc chơi dễ dàng, tính ổn định cao, ít rủi ro".

Mặt khác, khu vực này có thể trở thành nơi an cư lạc nghiệp cho người dân với nhiều nhu cầu sống khác nhau. Bởi không gian sống thoáng đãng, trong lành, thích hợp xây dựng lối sống xanh. Mặt khác không quá xa nội đô, thuận lợi tiếp cận các tiện ích, tụ điểm giải trí,...

Rõ ràng với xu thế phát triển chung của TP.Hà Nội, các khu vực phía Tây Nam thủ đô sẽ được hưởng lợi lớn, điển hình như Mỗ Lao (Hà Đông), Chương Mỹ,...

Nếu như trước đó QL6 đi qua đoạn Chương Mỹ nổi tiếng là tuyến đường ám ảnh với tình trạng xuống cấp. Thì hiện nay từ vị trí trung tâm TT Chúc Sơn, có thể dễ dàng di chuyển đi 6 tỉnh miền núi phía Bắc và vào nội đô, như đến bến xe Yên Nghĩa chỉ cách 3,5km. Đặc biệt khi tuyến đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông hoàn thành, giúp việc di chuyển thuận tiện hơn rất nhiều.

Nhờ những yếu tố thuận lợi từ hạ tầng giao thông, BĐS phía Tây Nam đang "trỗi dậy mạnh mẽ", với tiềm năng tạo ra tính thanh khoản lớn trên thị trường. Tiết lộ từ giới đầu tư, nhiều dự án được săn đón sôi động ngay từ đầu năm 2019 và bắt đầu "rục rịch" tăng giá.

13. Các dự án bất động sản

Huyện Chương Mỹ có khoảng 6 dự án.

Khu đô thị The Spring Town Xuân Mai

Wyndham Sky Lake Resort & Villas

Chung cư 11T2 Xuân Mai

Link nội dung: https://truyenhay.edu.vn/chuong-my-o-dau-a64498.html