7 yếu tố nguy cơ ung thư vú và dấu hiệu cảnh báo

Ung thư vú là một trong những căn bệnh gây tử vong cao nhất ở nữ giới. Chính vì vậy, việc phát hiện các dấu hiệu của bệnh và điều trị kịp thời là rất quan trọng. Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu về các nguyên nhân ung thư vú, dấu hiệu cảnh báo và cách điều trị căn bệnh này nhé!

1Ung thư vú là gì?

Ung thư xảy ra khi những thay đổi được gọi là đột biến diễn ra trong các gen điều chỉnh sự phát triển của tế bào. Các đột biến cho phép các tế bào phân chia và nhân lên một cách không kiểm soát được.

Ung thư vú là ung thư phát triển trong các tế bào vú. Thông thường, ung thư hình thành ở tiểu thùy hoặc ống dẫn của vú.

Các tiểu thùy là các tuyến sản xuất sữa và ống dẫn của vú là đường dẫn sữa từ các tuyến đến núm vú. Ung thư cũng có thể xảy ra ở mô mỡ hoặc mô liên kết xơ trong vú của bạn.

Các tế bào ung thư không được kiểm soát thường xâm lấn các mô vú khỏe mạnh khác và có thể di chuyển đến các hạch bạch huyết dưới cánh tay. Khi ung thư xâm nhập vào các hạch bạch huyết, nó sẽ di căn đến các bộ phận khác của cơ thể.

Ung thư vú là ung thư phát triển trong các tế bào vú

Ung thư vú là ung thư phát triển trong các tế bào vú

2Dấu hiệu cảnh báo ung thư vú

Các dấu hiệu và triệu chứng của ung thư vú có thể bao gồm:

Xuất hiện một khối u cục trên vú có thể là dấu hiệu của ung thư vú

Xuất hiện một khối u cục trên vú có thể là dấu hiệu của ung thư vú

3Các giai đoạn ung thư vú

Ung thư vú được chia thành 5 giai đoạn chính, bao gồm các giai đoạn từ 0 đến 4. Các bác sĩ chia ung thư vú thành các giai đoạn dựa trên kích thước của khối umức độ lan rộng của nó. Ung thư mà có khối u lớn hoặc đã xâm lấn các mô hoặc cơ quan lân cận sẽ ở giai đoạn cao hơn so với khối u ở mức nhỏ hoặc vẫn còn trong vú.

Ngoài ra, ung thư vú còn có thể được chia thành 3 loại nhóm như sau:

Ung thư vú giai đoạn 4 có thể có khối u ở mọi kích cỡ và di căn đến khắp nơi trong cơ thể

Ung thư vú giai đoạn 4 có thể có khối u ở mọi kích cỡ và di căn đến khắp nơi trong cơ thể

4Yếu tố nguy cơ ung thư vú

Tuổi tác

Nguy cơ mắc ung thư vú tăng lên khi bạn già đi. Hầu hết các bệnh ung thư vú xâm lấn được tìm thấy ở phụ nữ trên 55 tuổi. Vì vậy, bạn nên tới các cơ sở y tế để khám sức khỏe định kỳ nhằm phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường trong cơ thể, bao gồm cả ung thư vú.

Nguy cơ mắc ung thư vú tăng lên khi bạn già đi

Nguy cơ mắc ung thư vú tăng lên khi bạn già đi

Tiền sử gia đình

Nếu mẹ, chị gái hoặc con gái của bạn được chẩn đoán mắc ung thư vú, đặc biệt là khi còn trẻ, nguy cơ mắc bệnh ung thư vú của bạn sẽ tăng lên. Tuy nhiên, phần lớn những người bị ung thư vú lại không có tiền sử gia đình mắc bệnh.

Tiền sử gia đình cũng là một yếu tố nguy cơ của ung thư vú

Tiền sử gia đình cũng là một yếu tố nguy cơ của ung thư vú

Tiền sử bản thân từng mắc ung thư vú

Nếu bạn đã được chẩn đoán mắc ung thư biểu mô tiểu thùy tại chỗ (LCIS) hoặc tăng sản không điển hình ở một bên vú, bạn sẽ có nguy cơ bị ung thư vú ở bên còn lại hoặc ở một vùng khác của vú bị ảnh hưởng trước đó.

Tiền sử từng mắc ung thư vú cũng có thể là nguyên nhân khiến bạn tái mắc bệnh

Tiền sử từng mắc ung thư vú cũng có thể là nguyên nhân khiến bạn tái mắc bệnh

Mô vú dày đặc

Ngực của phụ nữ được tạo thành từ hàng ngàn tuyến nhỏ (tiểu thùy) sản xuất sữa. Mô tuyến này chứa mật độ tế bào vú cao hơn các mô vú khác, làm cho nó dày đặc hơn. Phụ nữ có mô vú dày đặc có thể gặp nguy cơ phát triển ung thư vú cao hơn vì nhiều tế bào có thể trở thành ung thư.

Phụ nữ có mô vú dày đặc có thể gặp nguy cơ phát triển ung thư vú cao hơn

Phụ nữ có mô vú dày đặc có thể gặp nguy cơ phát triển ung thư vú cao hơn

Nội tiết tố

Tiếp xúc với estrogen

Nội tiết tố nữ estrogen đôi khi có thể kích thích các tế bào ung thư vú và khiến chúng phát triển. Nếu bạn dậy thì sớm hoặc trải qua thời kỳ mãn kinh muộn hơn bình thường thì bạn sẽ tiếp xúc với estrogen trong một khoảng thời gian dài hơn, dẫn tới nguy cơ ung thư cao hơn.

Tương tự như vậy, việc chưa bao giờ mang thai hoặc có con muộn sau 35 tuổi có thể làm tăng nhẹ nguy cơ phát triển ung thư vú vì việc tiếp xúc với estrogen của bạn không bị gián đoạn khi mang thai.

Liệu pháp thay thế hormone (HRT)

Những người đã hoặc đang dùng thuốc estrogen và progesterone sau mãn kinh để giúp giảm các triệu chứng mãn kinh có nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn.

Dùng thuốc tránh thai

Nghiên cứu cho thấy những phụ nữ uống thuốc tránh thai có nguy cơ mắc ung thư vú tăng nhẹ [2]. Tuy nhiên, yếu tố rủi ro này sẽ giảm đi khi bạn ngừng uống thuốc.

Những người đã hoặc đang sử dụng liệu pháp thay thế hormone (HRT) có nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn

Những người đã hoặc đang sử dụng liệu pháp thay thế hormone (HRT) có nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn

Yếu tố lối sống

Yếu tố lối sống cũng có tác động đáng kể đến sự gia tăng nguy cơ mắc ung thư vú:

Thừa cân, béo phì có thể làm gia tăng nguy cơ ung thư vú

Thừa cân, béo phì có thể làm gia tăng nguy cơ ung thư vú

Tiếp xúc với phóng xạ

Một số phương pháp điều trị có sử dụng bức xạ, chẳng hạn như chụp X-quang và chụp CT, điều này có thể làm tăng nhẹ nguy cơ mắc bệnh ung thư vú.

Theo CDC Hoa Kỳ, những phụ nữ đã xạ trị ở ngực hoặc vú (ví dụ, điều trị ung thư hạch Hodgkin) trước 30 tuổi có nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn sau này trong đời.[3]

Tiếp xúc với bức xạ có thể làm tăng nhẹ nguy cơ mắc bệnh ung thư vú

Tiếp xúc với bức xạ có thể làm tăng nhẹ nguy cơ mắc bệnh ung thư vú

5Đối tượng có nguy cơ mắc ung thư vú

Dưới đây là các đối tượng có nguy cơ cao mắc ung thư vú:

Dậy thì sớm trước 12 tuổi có thể làm gia tăng nguy cơ mắc ung thư vú

Dậy thì sớm trước 12 tuổi có thể làm gia tăng nguy cơ mắc ung thư vú

6Điều trị ung thư vú

Trước khi đưa ra quyết định về phương pháp điều trị, các bác sĩ sẽ xem xét các yếu tố sau:

Phẫu thuật

Phẫu thuật thường là phương pháp điều trị đầu tiên cho bệnh ung thư vú. Loại phẫu thuật sẽ phụ thuộc vào loại ung thư vú bạn mắc phải.

Phẫu thuật thường được theo sau bởi hóa trị hoặc xạ trị hoặc, trong một số trường hợp nhất định, bác sĩ sẽ lựa chọn liệu pháp hormone hoặc liệu pháp nhắm đích.

2 loại phẫu thuật ung thư vú chính:

Trong nhiều trường hợp, sau khi phẫu thuật cắt bỏ vú, các bác sĩ sẽ thực hiện thêm một cuộc phẫu thuật nữa nhằm tái tạo vú, đảm bảo tính thẩm mỹ cho người bệnh.

Phẫu thuật thường là phương pháp điều trị đầu tiên cho bệnh ung thư vú

Phẫu thuật thường là phương pháp điều trị đầu tiên cho bệnh ung thư vú

Xạ trị

Phương pháp xạ trị sử dụng tia bức xạ ion hoá có năng liệu cao được kiểm soát để tiêu diệt tế bào ung thư. Nó thường được đưa ra sau phẫu thuật và hóa trị để tiêu diệt bất kỳ tế bào ung thư nào còn sót lại. Quá trình xạ trị sẽ bắt đầu khoảng 1 tháng sau khi phẫu thuật hoặc hóa trị để cơ thể bạn có cơ hội phục hồi.

Phương pháp xạ trị sử dụng liều phóng xạ được kiểm soát để tiêu diệt tế bào ung thư

Phương pháp xạ trị sử dụng liều phóng xạ được kiểm soát để tiêu diệt tế bào ung thư

Hóa trị

Hóa trị liên quan đến việc sử dụng thuốc chống ung thư (gây độc tế bào) để tiêu diệt tế bào ung thư. Thường thì, bác sĩ sẽ kê 2 - 3 loại thuốc cùng một lúc.

Hóa trị thường được sử dụng sau phẫu thuật để tiêu diệt bất kỳ tế bào ung thư nào chưa được loại bỏ. Trong một số trường hợp, bạn có thể được chỉ định hóa trị trước khi phẫu thuật, thường nhằm mục đích thu nhỏ khối u lớn.

Trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ kê đơn những loại thuốc mà bạn có thể uống ở nhà. Bạn có thể có các đợt hóa trị 2 - 4 tuần/lần và sau đó nghỉ không dùng thuốc. Mỗi đợt điều trị được gọi là một chu kỳ và bạn có thể có tới 8 chu kỳ hóa trị.

Hóa trị liên quan đến việc sử dụng thuốc chống ung thư (gây độc tế bào) để tiêu diệt tế bào ung thư

Hóa trị liên quan đến việc sử dụng thuốc chống ung thư (gây độc tế bào) để tiêu diệt tế bào ung thư

Liệu pháp hormone

Một số bệnh ung thư vú được kích thích phát triển bởi hormone nội sinh estrogen hoặc progesterone, chúng được gọi là ung thư dương tính với thụ thể hormone.

Liệu pháp hormone giúp làm giảm nồng độ hormone estrogen hoặc progesterone trong cơ thể bạn hoặc ngừng tác dụng của chúng.

Bạn có thể sẽ được điều trị bằng hormone sau phẫu thuật và hóa trị, nhưng đôi khi nó được thực hiện trước khi phẫu thuật để thu nhỏ khối u và giúp việc loại bỏ trở nên dễ dàng hơn.

Trong hầu hết các trường hợp, bạn sẽ cần dùng liệu pháp hormone trong 5 năm hoặc hơn sau khi phẫu thuật.

Liệu pháp hormone giúp làm giảm nồng độ hormone estrogen hoặc progesterone trong cơ thể bạn hoặc ngừng tác dụng của chúng

Liệu pháp hormone giúp làm giảm hormone estrogen hoặc progesterone trong cơ thể hoặc ngừng tác dụng của chúng

Liệu pháp nhắm trúng đích

Nếu bạn bị ung thư vú tiến triển, bác sĩ có thể sẽ đề nghị bạn điều trị bằng thuốc nhắm đích kết hợp với hóa trị. Phương pháp điều trị này nhắm vào những bất thường cụ thể trong tế bào ung thư khác biệt so với tế bào thường, từ đó khiến chúng bị tiêu diệt mà không làm ảnh hưởng các tế bào thường.

Nếu bạn bị ung thư vú tiến triển, bác sĩ có thể sẽ đề nghị bạn điều trị bằng thuốc nhắm đích kết hợp với hóa trị

Nếu bạn bị ung thư vú tiến triển, bác sĩ có thể sẽ đề nghị bạn điều trị bằng thuốc nhắm đích kết hợp với hóa trị

Liệu pháp miễn dịch

Liệu pháp miễn dịch điều trị ung thư sử dụng hệ thống miễn dịch của cơ thể bạn để tìm và tiêu diệt các tế bào ung thư. Có một số loại liệu pháp miễn dịch khác nhau, nhưng tất cả các liệu pháp miễn dịch đều hoạt động bằng cách đào tạo hệ miễn dịch của bạn để nó có thể tấn công các tế bào ung thư.

Liệu pháp miễn dịch sử dụng hệ miễn dịch của cơ thể để tìm và tiêu diệt các tế bào ung thư

Liệu pháp miễn dịch sử dụng hệ miễn dịch của cơ thể để tìm và tiêu diệt các tế bào ung thư

7Khi nào cần gặp bác sĩ?

Các dấu hiệu cần gặp bác sĩ

Ngoài việc thăm khám sức khỏe định kỳ kết hợp chụp X-quang tuyến vú, bạn nên đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt nếu nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào của bệnh ung thư vú, chẳng hạn như một khối u bất thường ở vú hoặc bất kỳ thay đổi nào về cảm giác hoặc hình dạng, màu sắc của vú.

Bạn nên đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt nếu nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào của bệnh ung thư vú

Bạn nên đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt nếu nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào của bệnh ung thư vú

Chẩn đoán

Các bác sĩ thường sử dụng các xét nghiệm bổ sung để tìm hoặc chẩn đoán ung thư vú. Các xét nghiệm này có thể bao gồm:

Chụp X-quang tuyến vú (Mammography) là phương pháp mang lại hiệu quả cao trong sàng lọc và chẩn đoán ung thư vú

Chụp X-quang tuyến vú là phương pháp mang lại hiệu quả cao trong sàng lọc và chẩn đoán ung thư vú

Các bệnh viện uy tín

Nếu bản thân, gia đình và bạn bè gặp phải tình trạng ung thư vú hoặc cần nhận được sự tư vấn chuyên môn từ bác sĩ, bạn có thể đến Khoa Ung bướu của một số bệnh viện uy tín sau:

8Cách phòng tránh ung thư vú

Nhiều yếu tố trong suốt cuộc đời có thể ảnh hưởng đến nguy cơ ung thư vú của bạn. Bạn không thể thay đổi một số yếu tố, chẳng hạn như tuổi tác hoặc tiền sử gia đình, nhưng bạn có thể giảm thiểu nguy cơ ung thư vú bằng những cách sau đây:

Việc duy trì lối sống lành mạnh, khám sàng lọc định kỳ và tuân thủ các biện pháp phòng ngừa mà bác sĩ khuyến nghị có thể giúp giảm nguy cơ phát triển ung thư vú của bạn.

Bạn nên duy trì mức cân nặng khỏe mạnh nhằm tránh nguy cơ mắc ung thư vú

Bạn nên duy trì mức cân nặng khỏe mạnh nhằm tránh nguy cơ mắc ung thư vú

Bài viết trên đã cung cấp cho bạn thông tin về các yếu tố nguy cơ có thể dẫn tới ung thư vú, dấu hiệu cảnh báo và cách điều trị hiệu quả. Nếu bạn thấy hay và hữu ích, đừng quên chia sẻ cho bạn bè và người thân cùng biết nhé!

Nguồn: Mayoclinic, NHS, Cancer, Cancer Research UK.

Link nội dung: https://truyenhay.edu.vn/nguyen-nhan-gay-ung-thu-vu-a64317.html