Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Huỳnh An Thiên - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.
Không ít người khi bị va chạm, té ngã và đụng đầu chủ quan không đi khám xét và nghĩ nó không nguy hiểm. Nhưng mọi người nên cảnh giác, đó có thể nguyên nhân gây ra tụ máu não. Trong nhiều trường hợp, những khối tụ máu não có thể gây ra các biến chứng.
Hầu hết mọi người ai cũng từng bị tụ máu ít nhất một lần trong đời. Trong cơ thể con người có rất nhiều mạch máu lớn, khi một trong những mạch máu này bị tổn thương, sẽ có một ổ máu tụ lại bên ngoài các mạch máu lớn, y học gọi là tụ máu.
Đây là một vấn đề phổ biến, hầu hết các tụ máu xảy ra là hệ quả của chấn thương. Chấn thương làm vỡ các thành mạch, khiến cho máu tràn ra các vùng mô xung quanh. Các khối tụ máu có thể hình thành tại bất cứ mạch máu nào, bao gồm tĩnh mạch, động mạch, và cả các mao mạch. Cũng vì vậy, bản chất của các khối tụ máu có thể khác nhau tùy vào vị trí của chúng.
Không ít người lầm tưởng tụ máu tương tự các vết bầm tím. Tuy nhiên, chúng ta cần phải biết phân biệt giữa tụ máu và vết bầm. Nếu tụ máu do tổn thương các mạch máu lớn, thì vết bầm hình thành do tổn thương các mạch máu nhỏ.
Tụ máu não là hiện tượng tổn thương các mạch máu lớn ở não bao do bị tai nạn và chấn thương vùng đầu gồm: Tụ máu ngoài màng cứng nội sọ là khối tụ máu xuất hiện giữa xương sọ, lớp màng cứng của não và tụ máu dưới màng cứng xuất hiện giữa não bộ và lớp màng cứng bao quanh não. Tụ máu não gây ra những biến chứng rất nguy hiểm, có thể gây tử vong cho người bệnh. Vì vậy, khi gặp các chấn thương, va chạm ở vùng đầu, hãy đến các cơ sở y tế để kiểm tra các dấu hiệu tụ máu trong.
Hầu hết các nguyên nhân gây tụ máu não là do:
Bên cạnh đó, tụ máu não có thể do nhiều nguyên nhân khác gây ra. Tuy nhiên, những người bệnh của tụ máu có những điểm chung là họ sẽ chủ quan khi bị chấn thương đầu. Có người khi phát hiện ra bệnh vẫn không nhớ mình từng bị ngã hay va chạm ở đâu, vì đó có thể là những va chạm rất nhẹ và nhỏ như: va đầu vào tường, đứng dậy đầu đội trúng cửa sổ, tủ, vòi nước...
Rất nhiều trường hợp, phát hiện tụ máu muộn mới đi khám đã xuất hiện nhiều biến chứng như: đau đầu, ói, hôn mê. Người cứu được thì có thể hồi phục không hoàn toàn, bị liệt, không nói được, ngơ ngẩn; người não bị chèn ép quá lâu gây tổn thương nghiêm trọng thì tử vong.
Có ba tổn thương, khi xảy ra chấn thương đầu: cấp tính (dấu hiệu xảy ra ngay sau khi bị chấn thương); bán cấp tính (vài ngày sau chấn thương mới xuất hiện triệu chứng) và mãn tính (sau một tháng). Các loại tổn thương này nếu được xử lý kịp thời, mổ giải áp não sớm, dẫn lưu máu tụ ra ngoài thì hầu hết phục hồi hoàn toàn ngay sau khi lấy hết máu tụ.
Do đó, mọi người không nên chủ quan xem nhẹ chấn thương đầu, ngay cả khi va chạm, đụng đầu không thấy vết thương thì cũng phải cẩn trọng, theo dõi sức khỏe chặt chẽ. Nếu gặp những triệu chứng nào sau đây, hãy đến ngay các cơ sở ý tế để được xét nghiệm và tiến hành điều trị.
Dấu hiệu ban đầu của tụ máu não rất khó để phân biệt ra nếu không được thực hiện các xét nghiệm, do nó tương đương với nhiều dấu hiệu của bệnh khác. Vì vậy, người bệnh sẽ gặp các triệu chứng như sưng ngoài da đầu, đau đầu, chóng mặt, hay nói nhịu kéo dài không dứt. Phần lớn, các triệu chứng của tụ máu dưới màng cứng thường xuất hiện trong vòng 72 giờ sau chấn thương.
Người bệnh đặc biệt lưu ý những dấu hiệu bệnh dưới đây để tránh dẫn đến những biến chứng của bệnh tụ máu não: Đau đầu nghiêm trọng và ngày càng nặng thêm; đồng tử không đều; khó khăn khi cử động chân tay; mất thính giác; khó nuốt; buồn ngủ, mất ý thức...
Đối với các trường hợp tụ máu ở dưới móng tay, dưới da đầu,.. thì không yêu cầu chữa trị do cơ thể sẽ hấp thụ lại máu từ khối máu tụ theo thời gian. Người bệnh chỉ cần dùng các biện pháp nhanh gọn ngay tại nhà để kiểm soát khối máu tụ dưới da như: tránh động vào vùng bị tổn thương và chườm đá để giảm sưng đau.
Đối với những trường hợp cảm thấy đau hơn thì sẽ được chỉ định dùng thuốc giảm đau. Tuy nhiên, cần hạn chế sử dụng các loại thuốc chống đông máu như ví dụ như aspirin để tránh tình trạng bệnh thêm nặng.
Trong những trường hợp nặng hơn, thì bác sĩ sẽ làm thủ thuật để hút các khối máu tụ. Tuy nhiên, các thủ thuật ngoại khoa có thể không cần thiết trong mọi trường hợp, kể cả với những ca có máu tụ trong hộp sọ. Ở các trường hợp hiếm gặp, khối tụ máu sẽ tiếp tục phát triển do máu vẫn liên tục chảy ra từ các mạch máu bị tổn thương. Hệ quả là một khối tụ máu bao gồm cả máu mới và máu cũ cần phải được loại bỏ hoàn toàn.
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là một trong những bệnh viện không những đảm bảo chất lượng chuyên môn với đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm, hệ thống trang thiết bị công nghệ hiện đại mà còn nổi bật với dịch vụ khám, tư vấn và chữa bệnh toàn diện, chuyên nghiệp; không gian khám chữa bệnh văn minh, lịch sự, an toàn và tiệt trùng tối đa.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Link nội dung: https://truyenhay.edu.vn/tu-mau-nao-co-tu-tan-duoc-khong-a64034.html