Tổng quan bệnh rung nhĩ

Bài viết được viết bởi Tiến sĩ Đào Thị Mai Lan - Chuyên viên Y tế - Công nghệ gen, Viện nghiên cứu Tế bào gốc và Công nghệ gen Vinmec.

Rung nhĩ là tình trạng phổ biến ở người lớn tuổi. Ước tính cứ 10 người trên 80 tuổi thì có một người bị rung nhĩ. Các loại bệnh tim khác nhau như bệnh van tim, đau tim hoặc suy tim, cũng có thể gây ra rung nhĩ. Bất kỳ loại nhiễm trùng nào gây viêm cơ tim hoặc lớp ngoài của tim đều có thể dẫn đến rung nhĩ.

1. Bệnh rung nhĩ là gì?

Rối loạn nhịp tim là những rối loạn ảnh hưởng đến nhịp tim bình thường khi đó tim có xu hướng đập quá chậm (nhịp tim chậm), quá nhanh (nhịp tim nhanh) hoặc bất thường.

Rung nhĩ (atrial fibrillation) là một rối loạn nhịp tim hoặc nhịp tim không đều, xảy ra khi tín hiệu điện trong tim bị gián đoạn. Các loại rung nhĩ khác nhau có thể kéo dài trong vài giây hoặc vĩnh viễn. Tình trạng này phổ biến hơn ở người lớn tuổi và có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Nhiều người bị rung nhĩ có cuộc sống hoàn toàn bình thường, tuy nhiên rung nhĩ cũng làm tăng nguy cơ đột quỵ.

Thông thường, hoạt động bơm máu của tim được điều khiển bởi xung điện. Xung điện bắt đầu từ nút xoang nhĩ (SA) và sau đó lan truyền khắp cả hai tâm nhĩ khiến cả hai tâm nhĩ co bóp, ép máu vào tâm thất. Sau đó, xung điện truyền xuống nút nhĩ thất (AV) từ đây chia thành hai nhánh, cho phép tín hiệu điện lan truyền đồng đều đến cả hai tâm thất cùng một lúc.

Tiếp đó, cả hai tâm thất co bóp để đẩy máu ra ngoài. Khi tim hoạt động bình thường, chu kỳ này lặp lại từ 50 đến 150 lần mỗi phút. Khi bị rung nhĩ, các xung điện bắt đầu lan truyền từ cả hai tâm nhĩ theo kiểu không đều với quá nhiều tác nhân kích hoạt ngẫu nhiên làm tim đập không đều và đôi khi quá nhanh.

Có nhiều loại rung nhĩ khác nhau:

Trên lâm sàng hiện đang chia ra làm nhiều loại rung nhĩ khác nhau

2. Nguyên nhân của rung nhĩ

Một số người bẩm sinh có vấn đề về tim có thể bị rung nhĩ về sau này trong cuộc đời. Các tình trạng sức khỏe khác như huyết áp cao, tiểu đường, ngưng thở khi ngủ hoặc bệnh phổi cũng có thể làm tăng nguy cơ bị rung nhĩ. Trong nhiều trường hợp, người bị rung nhĩ không biết nguyên nhân.

3. Các biến chứng có thể xảy ra của rung nhĩ

Nếu không được điều trị, rung nhĩ có thể dẫn đến nguy cơ mắc các vấn đề nghiêm trọng như đột quỵ hoặc suy tim.

>>> Rung nhĩ và nguy cơ đột quỵ

Nếu không được điều trị, rung nhĩ có thể gây suy tim cho người bệnh

4. Triệu chứng

Các triệu chứng của rung nhĩ bao gồm:

Đây là những triệu chứng phổ biến nhất. Người bệnh có thể chỉ cảm thấy một hoặc một vài triệu chứng trên hoặc có thể có các triệu chứng khác. Nhiều người không có triệu chứng. Trên thực tế, nhiều người bị rung nhĩ có thể giữ các triệu chứng của họ ở mức tối thiểu và có chất lượng cuộc sống bình thường.

5. Chẩn đoán rung nhĩ

Để chẩn đoán bệnh rung nhĩ, bác sĩ sẽ xem xét tiền sử bệnh, tiến hành khám sức khỏe toàn diện và chỉ định làm một số xét nghiệm. Một số xét nghiệm phổ biến được chỉ định bao gồm:

>>> Holter điện tâm đồ là gì và có ý nghĩa thế nào trong chẩn đoán rối loạn nhịp tim?

>>> Các kiểu siêu âm tim tại Vinmec

Điện tâm đồ (ECG) giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh rung nhĩ

6. Điều trị

Bệnh rung nhĩ thường không đe dọa đến tính mạng, tuy nhiên vẫn cần được điều trị do có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Rung nhĩ làm chậm dòng chảy của máu qua tim, làm tăng khả năng máu đọng và hình thành cục máu đông. Nếu cục máu đông đi ra vòng tuần hoàn có thể gây tắc mạch và dẫn đến đột quỵ.

Điều trị bằng thuốc: Dùng thuốc để điều trị làm giảm các triệu chứng giúp kiểm soát nhịp tim, làm chậm nhịp tim giúp tim trở lại nhịp độ bình thường. Việc lựa chọn kế hoạch điều trị sẽ phụ thuộc vào một số yếu tố bao gồm: Loại rung nhĩ mắc phải, các bệnh tim khác hoặc các vấn đề sức khỏe khác, các triệu chứng của người bệnh.

Giảm nguy cơ đột quỵ với thuốc chống đông máu: Để ngăn máu đông trong tim thuốc chống đông máu (thuốc làm loãng máu) có thể được sử dụng. Thuốc chống đông máu không thực sự làm loãng máu, thay vào đó, chúng làm tăng thời gian hình thành cục máu đông. Loại thuốc chống đông máu sử dụng cho bệnh nhân sẽ phụ thuộc vào các tình trạng bệnh lý khác, cùng với nguy cơ đột quỵ tổng thể. Thuốc chống đông máu rất hiệu quả trong việc giảm nguy cơ đột quỵ và được khuyên dùng cho hầu hết tất cả những người bị rung nhĩ.

Các thủ thuật phổ biến nhất để điều trị rung nhĩ là chuyển nhịp tim bằng điện và cắt đốt qua ống thông.

Xem thêm: Hướng dẫn chẩn đoán rung nhĩ

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Link nội dung: https://truyenhay.edu.vn/nhi-a63984.html