Các nguyên nhân gây đau xương cụt

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ Phan Bá Quỳnh - Trung tâm Chấn thương chỉnh hình - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.

Xương cụt thường ít khi mắc các bệnh lý vì được bao phủ phía trước bởi xương chậu, các cấu trúc trong bụng và phía sau xương chậu là mông, các lớp cơ, mỡ rất dày. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, xương cụt có thể bị đau. Nguyên nhân đau xương cụt chủ yếu là do chấn thương hoặc do thoái hóa khớp, đĩa đệm, tăng hoặc giảm khả năng vận động của khớp xương cùng.

1. Vai trò xương cụt

Xương cụt là xương nằm ngay dưới xương cùng và là phần cuối của cột sống. Xương cụt có kích thước nhỏ hơn so với xương cùng nhưng xương cụt lại có nhiệm vụ rất quan trọng. Về cấu trúc, xương cụt thường có 4 - 6 đốt sống cụt dính liền với nhau, nằm dưới đốt sống thắt lưng thứ 5.

Khi chụp X quang sẽ thấy hình dáng của xương cụt khác nhau, điều này tùy thuộc vào giới tính. Cụ thể, kích thước xương cụt ở nữ sẽ ngắn hơn nam giới. Tuy nhiên xương cụt ở nữ sẽ có cấu tạo xiên chéo để làm tăng kích thước khoang chậu, thuận tiện cho việc sinh sản và để thai nhi phát triển vượt trội ở tử cung.

Xương cụt có chức năng rất quan trọng đối với cơ thể con người. Hệ thống xương sẽ thiếu đi một cơ quan vô cùng quan trọng nếu thiếu xương cụt.Một số chức năng của xương cụt như sau:

Vị trí xương cụt trên hình ảnh giải phẫu

2. Nguyên nhân gây đau xương cụt

Xương cụt thường ít khi mắc các bệnh lý vì được bao phủ phía trước bởi xương chậu, các cấu trúc trong bụng và phía sau xương chậu là mông, các lớp cơ, mỡ rất dày. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, xương cụt có thể bị đau. Nguyên nhân đau xương cụt chủ yếu là do:

Ngoài 2 nguyên nhân đau xương cụt trên, một yếu tố nguy cơ gây đau xương cụt khác là bệnh béo phì. Ở phụ nữ, nguy cơ đau xương cụt thường cao gấp 5 lần so với nam giới. Nguyên nhân là do nữ giới phải mang thai, đặt vòng tránh thai. Tuy nhiên, thanh thiếu niên, người lớn tuổi cũng có nhiều khả năng cao đau xương cụt hơn trẻ em và yếu tố giảm cân nhanh gây đau xương cụt vì mất đệm cơ học (lớp mỡ ở mông).

3. Điều trị đau xương cụt

Chấn thương gây đau xương cụt thường rất đau đớn. Các biện pháp điều trị chủ yếu là tại nhà nhằm mục đích kiểm soát cơn đau xương cụt khi nằm, ngồi hoặc vận động và tránh kích ứng thêm cho khu vực này. Tuy nhiên, trong trường hợp cơn đau không thuyên giảm, người bệnh nên đến bệnh viện để bác sĩ thay đổi phương pháp điều trị.

Đau xương cụt cần được điều trị với phương pháp phù hợp với tình trạng bệnh lý

3.1. Điều trị đau xương cụt tại nhà

Các phương pháp điều trị tại nhà bao gồm:

3.2 Điều trị đau xương cụt tại bệnh viện

Ngoài việc điều trị chăm sóc tại nhà, nếu tình trạng không cải thiện bác sĩ có thể giúp giảm đau bằng các phương pháp y tế khác và phẫu thuật như:

Chỉ định các loại thuốc giảm đau mạnh hơn trong điều trị đau xương cụt

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Link nội dung: https://truyenhay.edu.vn/hinh-anh-xuong-cut-a63946.html