Khí than ướt được biết đến và có nhiều vai trò trong các ngành công nghiệp. Trong bài viết này hãy cùng Vietchem tìm hiểu chi tiết về khí than ướt cũng như những đặc điểm của nó nhé. Thông tin này sẽ giúp ích rất nhiều cho bạn trong việc tìm hiểu về hoá học cũng như ứng dụng của khí than.
Khí than hiểu một cách đơn giản là hỗn hợp các khí dễ cháy được sinh ra trong quá trình đốt than. Thành phần chính của khí than bao gồm những phần như sau: Carbon monoxide, Hợp chất oxi nito, Sulfur dioxide, Hydrogen sulfide
Ảnh 1: Khí than được tạo ra khi đốt than
Khí than là hợp chất không có màu, không mùi vị. Nó còn được biết đến với các tên khác như carbon monoxit hay oxit carbon.
Khí than ướt là tên gọi chung được dùng cho hỗn hợp các khí CO, CO2, H2… Nó được dùng để phân biệt với khí than khô thường nhắc đến trong hoá học.
Khí than ướt trong phòng thí nghiệm được điều chế bằng cách cho hơi nước đi qua than nóng đỏ ở mức nhiệt độ lên tới 1.050 độ C. Phương trình hoá học về phản ứng xảy ra như sau:
C + H2O ⇄ CO + H2
Trong đó, C chính là thành phần hoá học quan trọng của than đá.
Như đã nói, khí than ướt được cấu tạo từ những thành phần chính là CO2, CO, N2H2, H2O… Trong đó, thành phần chính và làm nên tính chất cho khí than ướt chính là CO.
Quá trình sản xuất khí than ướt trong thực tế xảy ra ở những lò khí hoá than. Lò khí hoá có thể được phân chia thành 2 loại khác biệt như sau đây:
Ảnh 2: Một lò khí hoá than thường gặp
Than sẽ được đưa vào trong lò và được đốt cháy theo những tiêu chuẩn cần thiết dưới điều kiện môi trường thiếu oxi. Hơi nước sẽ được dẫn vào trong lò đề phản ứng với than, từ đó tạo được thành phẩm là khí than ướt theo nhu cầu.
Than được đặt trong lò và cũng như loại lò tầng sôi, nó được đốt cháy trong điều kiện thiếu khí oxi. Hơi nước được đưa vào trong lò cho phản ứng với khí tạo ra trong quá trình đốt than và chúng ta sẽ thu được khí than ướt để sử dụng theo nhu cầu.
Trong các ngành công nghiệp, khí than ướt sẽ được sử dụng để làm nhiên liệu. Nguyên nhân là do trong thành phần có chứa Hidro nên năng suất toả nhiệt của nó cao hơn hẳn so với khí than khô.
Nó có thể dễ dàng phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt, đốt lò trong các ngành. Ngoài ra, khí than ướt cũng được dùng để tổng hợp các chất hữu cơ, vô cơ theo yêu cầu của từng ngành nghề.
Khi hít khí than, những hợp chất axit, các hạt nhỏ bên trong khí than có thể gây viêm mũi, viêm phế quản, viêm họng hoặc gây nên những vấn đề hô hấp nghiêm trọng.
Ngoài ra, khí than cũng có thể gây nên những căn bệnh hắc sĩ, làm suy yếu hệ miễn dịch của cơ thể. Khi tiếp xúc với khí than lâu dài, sức đề kháng cũng suy yếu rất nhanh và làm ảnh hưởng đến tim mạch.
Ảnh 3: Khí than là nguyên nhân gây nên hàng loạt căn bệnh liên quan đến đường hô hấp
Trong trường hợp cùng lúc hít nhiều khí than, bệnh nhân có thể sốc và mất mạng. Bạn có thể tìm hiểu điều này thông qua những ca ngộ độc khí than thường gặp.
Các nhà khoa học đã chứng minh khí than tạo ra hiệu ứng nhà kính. Nó cũng là chất khí góp phần làm tăng nhiệt độ trái đất và dẫn đến tình trạng biến đổi khí hậu như hiện tại.
Khí than ướt tạo ra hàng loạt khí gây hại cho môi trường như bụi, sulfur dioxide (SO2), NO2, O3… Nó cũng gây ô nhiễm nguồn nước nếu không được xử lý triệt để. Từ đó, trở thành tác nhân gây tổn hại trực tiếp đến môi trường sống của chúng ta.
Có rất nhiều các khách nhau để giảm ảnh hưởng của khí độc hại này như sau:
Nên ưu tiên lựa chọn và sử dụng các nguồn năng lượng sạch cho cuộc sống của mình như năng lượng gió, năng lượng mặt trời…
Đầu tư vào công nghệ xử lý khí thải một cách hiệu quả ở các nhà máy, khu công nghiệp
Tăng cường việc quản lý và kiểm soát lượng khí thải của các ngành công nghiệp trước khi xả thải ra môi trường.
Khuyến khích sử dụng than hoạt tính trong những ngành công nghiệp ứng dụng.
Ảnh 4: Cần chú ý quản lý để sử dụng khí than tốt, không gây ảnh hưởng đến môi trường cũng như sức khoẻ
Như vậy, bạn đã hiểu được đặc điểm, tính chất của khí than ướt trong cuộc sống thường ngày. Hy vọng bạn đã có những góc nhìn đầy đủ về hỗn hợp chất khí này để bảo vệ cuộc sống của mình một cách tốt nhất.
Link nội dung: https://truyenhay.edu.vn/thanh-phan-chinh-cua-khi-than-uot-a63609.html