Mụn bọc ở mũi: Nguyên nhân và cách điều trị

Mũi là một trong những vị trí dễ xuất hiện mụn nhọt nhất, do lỗ chân lông ở mũi thường lớn hơn và có thể dễ bị tắc nghẽn hơn các vị trí khác. Theo đó, mọi người có thể chăm sóc và ngăn ngừa mụn bọc ở mũi hình thành làm thông thoáng cho các nang lông.

1. Nguyên nhân gây mụn bọc ở mũi là gì?

1.1 Sự bít tắc trong lỗ chân lông

Hầu hết các trường hợp mắc phải mụn bọc ở mũi là kết quả của tình trạng dầu thừa và vi khuẩn làm tắc lỗ chân lông, gây ra mụn ở trên và cả xung quanh mũi.

1.2 Lông mọc ngược

Đôi khi lông mũi có thể mọc lại vào da do thao tác cạo, tẩy lông hoặc nhổ lông.

1.3 Viêm tiền đình mũi

Đây là tình trạng nhiễm khuẩn xảy ra ở tiền đình mũi, tức là phần trước của hốc mũi. Yếu tố nguy cơ của tình trạng này là ngoáy mũi, hỉ mũi quá mức hoặc đeo khuyên trên cánh mũi. Lúc này, vi khuẩn Staphylococcus (tụ cầu) thường là tác nhân dẫn đến hình thành các nốt sưng trắng hoặc đỏ bên trong mũi.

1.4 Nổi mụn ở mũi

Mụn nhọt ở mũi là biểu hiện của tình trạng nhiễm trùng sâu hơn bên trong mũi. Tình trạng này đôi khi có thể dẫn đến viêm mô tế bào, một bệnh nhiễm trùng da có thể lây lan vào máu và đến các hệ cơ quan khác.

2. Các cách điều trị mụn bọc ở mũi như thế nào?

2.1 Kem bôi ngoài da

Axit salicylic và benzoyl peroxide là thành phần chủ yếu trong kem bôi ngoài da giúp kiểm soát mụn thông qua việc giúp làm sạch lỗ chân lông bị tắc và giảm sự xuất hiện của mụn ở mũi.

Một số loại kem bôi ngoài da trị mụn bọc ở mũi

2.2 Thuốc giảm đau, chống viêm

Các loại thuốc giảm đau, chống viêm như acetaminophen, ibuprofen và naproxen sodium thông thường không cần kê đơn sẽ giúp cải thiện những khó chịu và chống viêm do mụn bọc ở mũi gây ra.

2.3 Thuốc sát trùng

Thuốc sát trùng tại chỗ vừa có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn, kiểm soát phản ứng viêm vừa có thể giúp giảm đau. Dầu cây trà là một phương pháp điều trị khử trùng trên da một cách tự nhiên. Tuy nhiên, lời cảnh báo là không sử dụng tinh dầu chưa pha loãng trên niêm mạc mũi mà cần pha loãng với dầu dừa, sau đó mới áp dụng.

3. Làm sao để khắc phục mụn bọc ở mũi tại nhà?

3.1 Nước cốt chanh

Dung dịch của loại hoa quả này vốn có vị chua đậm, từ lâu đã được xem như một dung dịch sát trùng tự nhiên vì có tính axit sẽ giúp bạn làm sạch và làm khô mụn bọc ở mũi.

Rửa sạch sau 15 phút bôi nước cốt chanh lên mũi. Sau khi sử dụng xong, có thể sẽ làm cho da nhạy cảm với ánh sáng. Vì vậy, bạn cần phải tích cực chống nắng sau đó với kem chống nắng nếu phải ra ngoài.

3.2 Nước đá

Hãy chà đá nhẹ nhàng lên vùng có mụn bọc ở mũi trong 20 phút; nhiệt độ lạnh của nước đá làm co mạch máu, giúp giảm viêm và sưng tấy.

3.3 Dầu cây trà

Dầu cây trà có thể sử dụng bằng cách thoa dầu lên mụn và rửa sạch sau 10 phút nhờ khả năng kháng khuẩn tự nhiên.

3.4 Kem đánh răng

Kem đánh răng sẽ có tác dụng làm khô mụn nhờ đặc tính kháng khuẩn, bôi một ít lên nốt mụn và để qua đêm. Rửa sạch vào sáng hôm sau.

3.5 Nước súc miệng Listerine

Listerine là một chất vừa có đặc tính kháng khuẩn, vừa giúp làm se nhờ vào phản ứng co lại của các tế bào da và làm giảm kích thước của mụn. Bôi một ít dung dịch này trên mũi và rửa sạch sau 10 phút.

Nước súc miệng Listerine có thể giảm tình trạng mụn bọc ở mũi

4. Để ngăn ngừa tình trạng mụn bọc ở mũi

Tóm lại, mụn bọc ở mũi là bệnh lý trên da rất phổ biến với nguyên nhân chủ yếu là do tình trạng tăng tiết bã nhờn. Mặc dù không gây tổn hại đến sức khỏe, mụn bọc ở mũi có thể dẫn đến nhiều phiền toái, ảnh hưởng tính thẩm mỹ của cả khuôn mặt. Lúc này, không nên tùy tiện nặn mụn bọc mà tuân thủ theo các hướng dẫn chăm sóc da tốt, vừa giúp kiểm soát tình trạng mụn, vừa giúp tránh tái phát trong tương lai.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Link nội dung: https://truyenhay.edu.vn/mun-boc-o-mui-a63433.html