Mạch máu giúp lưu thông máu khắp nơi trong cơ thể, cung cấp oxy, dưỡng chất cho các mô, cơ quan, đồng thời loại bỏ chất thải… Vậy cấu tạo và chức năng của các mạch máu là gì?
Bài viết được tư vấn bởi Trung tâm Thông tin Y khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM.
Mạch máu là một phần của hệ tuần hoàn, có cấu trúc theo dạng ống, liên kết liên tục tạo thành hệ thống kín. Hệ thống mạch máu chuyển máu đi từ tim đến những cơ quan khác trong cơ thể rồi sau đó đưa máu quay trở về tim. Những mạch máu vận chuyển tế bào máu, oxy, dưỡng chất đến các mô trong cơ thể. Mạch máu rất cần thiết để giúp duy trì sự sống. (1)
Các mạch máu có ở khắp nơi trong cơ thể. Động mạch chính là động mạch chủ nối với bên trái của tim. Nó chạy xuống ngực, cơ hoành, bụng và phân nhánh tại nhiều khu vực. Ở gần xương chậu, động mạch chủ phân nhánh tạo thành hai động mạch cung cấp máu cho phần bên dưới của cơ thể và chân. Tĩnh mạch chính trong cơ thể là tĩnh mạch chủ. Tĩnh mạch chủ trên nằm tại phần trên phía bên phải của ngực. Nó đưa máu từ đầu, cổ, cánh tay, ngực về tim. Tĩnh mạch chủ dưới nằm ở gần bên phía phải của cơ hoành, mang máu từ chân, bàn chân, bụng, xương chậu về tim.
Mạch máu có dạng ống thế nhưng hiếm khi chạy theo đường thẳng. Một vài mạch máu có kích thước đủ lớn để có thể được nhìn thấy bên dưới da. Bạn có thể nhìn thấy những tĩnh mạch ở trong cánh tay nếu đã từng được lấy máu. Bạn có thể nhìn thấy chúng có màu xanh dưới da dù máu có màu đỏ.
Một số mạch máu, chẳng hạn như động mạch chủ có đường kính rộng. Ví dụ, động mạch chủ bình thường tại bụng rộng khoảng 2 cm nhưng những mạch máu khác như mao mạch lại rất nhỏ. Mao mạch có kích thước khoảng từ 2 - 12 μm, thậm chí nhỏ hơn cả đường kính của sợi tóc.
Tĩnh mạch và động mạch có ba lớp. Lớp giữa tại động mạch dày hơn lớp giữa ở tĩnh mạch, cụ thể như:
Những mao mạch gồm có một lớp tế bào nội mô với lớp dưới nội mô hỗ trợ gồm màng đáy và mô liên kết.
Khi những mạch máu nối với nhau để tạo thành một vùng được cung cấp máu lan tỏa được gọi là chỗ thông nối. Thông nối cung cấp những tuyến đường thay thế quan trọng để giúp máu chảy trong trường hợp bị tắc nghẽn. Những tĩnh mạch ở chân có các van ngăn chặn dòng máu chảy ngược vì các cơ ở xung quanh bơm theo trọng lực.
Mạch máu trong cơ thể người có thể được chia thành 3 loại cơ bản là động mạch, tĩnh mạch, mao mạch. Mỗi loại mạch máu đảm nhận những nhiệm vụ khác nhau. Động mạch còn bao gồm rất nhiều mạch máu nhỏ được gọi là tiểu động mạch. Tương tự, tĩnh mạch cũng bao gồm rất nhiều tiểu tĩnh mạch. (2)
Động mạch là các mạch máu mang máu chứa nhiều oxy từ tim đi đến tất cả mô cơ, tế bào trong cơ thể. Động mạch chia ra thành nhiều nhánh nhỏ hơn (tiểu động mạch) có nhiệm vụ đưa máu đi xa hơn đến tận cùng những ngóc ngách trong cơ thể để giúp nuôi dưỡng, duy trì hoạt động của tế bào.
Tĩnh mạch là các mạch máu giữ nhiệm vụ mang máu từ tế bào về tim. Khi vị trí càng gần tim thì kích thước của tĩnh mạch càng lớn. Tĩnh mạch chủ trên chính là loại tĩnh mạch lớn nhất.
Mao mạch là các mạch máu có kích thước nhỏ và cũng là mối liên kết giữa tĩnh mạch với động mạch. Thành mao mạch gồm một lớp tế bào nội mô với những lỗ nhỏ. Mao mạch tham gia vào quá trình trao đổi O2, CO2, dưỡng chất giữa máu và tế bào. (3)
Xem thêm: Mạch máu não là gì? Giải phẫu cấu trúc hệ thống và chức năng.
Chức năng của mạch máu là đưa máu đi đến những cơ quan, mô bên trong cơ thể. Máu cung cấp dưỡng chất và oxy cho các cơ quan hoạt động. Mạch máu cũng mang CO2 và chất thải ra khỏi các mô, cơ quan. Mỗi loại mạch máu đảm nhiệm chức năng khác nhau. (4)
Tĩnh mạch đưa máu đi đến bên phải của tim. Động mạch phổi mang máu đến phổi - nơi nhận được oxy. Tĩnh mạch phổi mang máu giàu oxy đến bên trái của tim. Động mạch chủ mang máu từ bên trái của tim đi đến phần còn lại của cơ thể thông qua nhiều nhánh động mạch. Những mao mạch có thành mỏng cho phép oxy, dưỡng chất, CO2, chất thải đi qua, đến, đi từ các tế bào mô. Sau đó, tĩnh mạch đưa máu trở lại tim và bắt đầu lại quá trình. (5)
Dưới đây là một số bệnh lý thường gặp ở mạch máu:
Chứng phình động mạch thường xảy ra ở phần động mạch bị yếu/tổn thương. Bệnh lý này có thể xuất hiện ở bất cứ nơi nào trong cơ thể. Nếu động mạch bị vỡ có thể dẫn đến tình trạng chảy máu trong, đe dọa tính mạng.
Bệnh động mạch vành (CAD) hạn chế lưu lượng máu bên trong động mạch vành (đưa máu đi đến cơ tim). Cholesterol và những chất khác tạo thành mảng bám khiến động mạch vành bị thu hẹp. CAD có thể dẫn đến chứng đau tim, làm nhịp tim bất thường, gây suy tim.
Xơ vữa động mạch là sự tích tụ mảng bám (chất béo, cholesterol, những chất khác) bên trong động mạch. Bệnh lý mạch máu này có thể dẫn đến chứng đau tim, đột quỵ.
Bệnh động mạch ngoại biên (PAD) là sự tích tụ của mảng bám (cholesterol, chất béo) trong động mạch ở cánh tay hoặc chân. Bệnh lý này khiến máu khó vận chuyển dưỡng chất, oxy đến các mô tại khu vực bị ảnh hưởng.
Cục máu đông (cục máu hình thành trong động mạch/tĩnh mạch) ngăn chặn lưu lượng máu. Điều này có thể dẫn đến chứng huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT), đột quỵ, tắc mạch phổi, tắc động mạch.
Tăng huyết áp xảy ra khi thành động mạch bị tác động bởi quá nhiều lực. Theo thời gian, tình trạng tăng huyết áp khiến động mạch bị tổn thương, có thể gây ra biến chứng nghiêm trọng như đột quỵ, đau tim. Ước tính gần một nửa người trưởng thành mắc phải loại bệnh mạch máu này mà không nhận ra.
Giãn tĩnh mạch là những mạch máu bị sưng, xoắn, phình ngay dưới bề mặt da. Các chỗ phình ra màu xanh/tím thường xuất hiện tại bàn chân, chân, mắt cá chân, có thể gây đau/ngứa. Giãn tĩnh mạch không gây ra nguy hiểm cho hầu hết người bệnh. Thế nhưng giãn tĩnh mạch trong một số trường hợp có thể dẫn đến vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, chẳng hạn như cục máu đông.
Đây là hội chứng khiến những động mạch cung cấp máu cho da trở nên hẹp khi gặp nhiệt độ lạnh. Hội chứng Raynaud làm co thắt những mạch máu nhỏ tại ngón chân, ngón tay. Điều này khiến lưu lượng máu bị hạn chế, gây ra các triệu chứng như da lạnh, đổi màu da, có cảm giác như kim châm. Căng thẳng, thời tiết lạnh là những tác nhân phổ biến dẫn đến hội chứng Raynaud.
Viêm mạch là căn bệnh tự miễn gây ra tình trạng viêm trong mạch máu. Tình trạng sưng tấy làm máu khó lưu thông qua những mạch máu bị ảnh hưởng. Điều này có thể dẫn đến những tổn thương tại mô, cơ quan.
Bác sĩ có thể chỉ định cho người bệnh thực hiện những phương pháp khác nhau để chẩn đoán những vấn đề, bệnh lý tại mạch máu:
Chụp động mạch là kỹ thuật dùng hình ảnh X-quang để tìm kiếm sự tắc nghẽn trong mạch máu (tĩnh mạch hoặc động mạch). Kỹ thuật này cho phép bác sĩ xem cách máu lưu thông bên trong mạch máu ở những vị trí cụ thể trong cơ thể. Bác sĩ dùng hình ảnh chụp động mạch não, tim, cổ, thận, chân… để xác định nguồn gốc của vấn đề về tĩnh mạch hoặc động mạch.
Chụp CT (chụp cắt lớp vi tính) là kỹ thuật kết hợp tia X, máy tính nhằm tạo ra hình ảnh của các cơ quan, mô, xương, mạch máu… của cơ thể theo lát cắt ngang. Chụp CT có thể hiển thị hình ảnh của mạch máu tại nhiều bộ phận khác nhau như tim, đầu, ngực, bụng, xương sống… Ví dụ như thông qua kỹ thuật chụp CT tim, bác sĩ quan sát được cấu trúc của tim, van, động mạch, động mạch chủ… từ đó có thể phát hiện những dấu hiệu bất thường.
Chụp MRI (chụp cộng hưởng từ) là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh không gây đau, không dùng tia X, tạo ra hình ảnh rõ ràng về những cấu trúc, cơ quan trong cơ thể, bao gồm cả mạch máu. Kỹ thuật chụp MRI dùng một nam châm lớn, sóng vô tuyến, máy tính tạo ra các hình ảnh chi tiết. Chụp MRI không dùng bức xạ nên thường được lựa chọn trong trường hợp cần hình ảnh thường xuyên để chẩn đoán, theo dõi điều trị, đặc biệt là ở não. Chụp MRI có thể giúp bác sĩ chẩn đoán một số bệnh lý về mạch máu như phình động mạch não, bệnh động mạch vành, viêm mạch máu, dị tật mạch máu…
Điện tâm đồ (EKG/ECG) dùng những điện cực tạm thời trên ngực, tay chân của người bệnh để theo dõi, ghi lại hoạt động điện của tim, giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh lý, trong đó có các bệnh về mạch máu như bệnh động mạch vành… Máy tính sẽ dịch thông tin thành dạng sóng mà bác sĩ có thể đánh giá, giải thích. Điện tâm đồ là kỹ thuật không xâm lấn, không gây đau, được thực hiện nhanh chóng.
Có nhiều phương pháp khác nhau để giúp bạn cải thiện sức khỏe của mạch máu, chẳng hạn như: áp dụng chế độ ăn uống khoa học, cân bằng, ít chất béo bão hòa, cholesterol và natri; tập luyện thể dục đều đặn; từ bỏ việc hút thuốc; quản lý huyết áp ổn định; giảm tiêu thụ rượu bia…
Nguy cơ mắc bệnh mạch máu gia tăng nếu bạn có những yếu tố sau đây: bị béo phì/thừa cân, bị cholesterol cao/tiểu đường, ít vận động, mắc bệnh làm mạch máu tổn thương, có tiền sử gia đình bị rối loạn mạch máu, lớn hơn 65 tuổi,…
Để tầm soát những bệnh lý về mạch máu, người bệnh nên đến cơ sở y tế uy tín thăm khám. Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh quy tụ đội ngũ bác sĩ đa chuyên khoa như Tim mạch, Thần kinh, Nội Tổng hợp… giỏi chuyên môn, dày dặn kinh nghiệm trong việc thăm khám, điều trị các bệnh lý liên quan đến mạch máu. Bệnh viện còn được trang bị nhiều máy móc, thiết bị hiện đại, giúp phát hiện và điều trị hiệu quả các bệnh lý mạch máu, chẳng hạn như: máy chụp cộng hưởng từ 1,5 - 3 tesla, máy chụp cắt lớp vi tính 768 lát cắt, máu chụp mạch máu số hóa xóa nền DSA… Qua đó, người bệnh sẽ nhận được trải nghiệm thăm khám, điều trị chuyên nghiệp, an toàn, hiệu quả.
Để đặt lịch thăm khám, điều trị bệnh tại Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Quý khách vui lòng liên hệ:
Tóm lại, mạch máu là bộ phận mang máu đi khắp cơ thể. Vai trò của mạch máu rất quan trọng, đảm bảo cho các mô, cơ quan nhận được oxy và những dưỡng chất thiết yếu để hoạt động. Mỗi người nên giữ cho mạch máu ở trạng thái tốt nhất thông qua cách duy trì lối sống khoa học. Nếu có dấu hiệu nghi ngờ bệnh mạch máu, người bệnh cần sớm thăm khám và điều trị.
Link nội dung: https://truyenhay.edu.vn/mach-a63122.html