Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa II Hồ Viết Lệ Diễm - Bác sĩ Nội tổng quát - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park.
Trong máu gồm có bạch cầu, tiểu cầu và huyết tương. Huyết tương có vai trò quan trọng trong việc cung cấp và nuôi dưỡng cơ thể. Thành phần của huyết tương không nhiều, chủ yếu là nước, vì thế nó có thể được khuếch tán qua thành của mạch máu nhỏ như mao mạch.
Huyết tương là một chất dịch trong, có màu vàng nhạt đồng thời huyết tương cũng là một trong những thành phần quan trọng nhất của máu. Huyết tương chiếm tới 55 - 65% tổng lượng máu trong cơ thể.
Sinh lý huyết tương thay đổi thường xuyên theo tình trạng sinh lý của cơ thể. Sau bữa ăn huyết tương có màu đục và sau khi ăn vài giờ thì sẽ trong hơn và có màu vàng chanh. Nếu đơn vị máu có huyết tương màu đục sẽ không được sử dụng vì có thể gây sốc, gây dị ứng cho người bệnh.
>>Xem thêm: Vai trò của huyết tương trong cơ thể- Bài viết được viết bởi Bác sĩ chuyên khoa II Lê Thị Na - Khoa Xét nghiệm - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City
Huyết tương chứa 90% nước về thể tích, 10% còn lại là các chất tan như protein huyết tương, các thành phần hữu cơ và muối vô cơ,...
Các hợp chất hữu cơ khác trong huyết tương gồm: amino acid, vitamin, glucose và một số loại peptide điều hòa lipide và steroid hormone.
Ngoài ra còn có các muối khoáng: muối khoáng chiếm 0.9 g/o về thể tích bao gồm các muối điện li như Na, Ca, K,....
Huyết tương có vai trò vận chuyển các nguyên liệu quan trọng của cơ thể, như glucose, sắt, ô xy, hormon, protein.... Mỗi lít huyết tương chứa khoảng 75g protein.
Hợp chất này được chia thành hai loại chính gồm albumin và globulin:
Ngoài ra, huyết tương còn được tiến hành tách các thành phần của máu ra để truyền cho bệnh nhân theo nguyên tắc “thiếu gì truyền nấy”. Và với sự phát triển của khoa học công nghệ trong y học hiện đại ngày nay, thay vì việc truyền máu toàn phần thì nguyên tắc cơ bản của truyền máu hiện đại chính là chỉ sử dụng loại chế phẩm máu mà người bệnh cần nhằm phát huy tối đa hiệu quả và hạn chế tối thiểu những tai biến truyền máu.
Trong các chế phẩm máu được dùng trong truyền máu, các chế phẩm chứa huyết tương được sử dụng khá phổ biến, chủ yếu là huyết tương giàu tiểu cầu và huyết tương tươi đông lạnh.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Link nội dung: https://truyenhay.edu.vn/trong-mau-huyet-tuong-chiem-ti-le-bao-nhieu-ve-the-tich-a62725.html