Thị trường là gì? Chức năng & hình thái của thị trường

Thị trường tạo điều kiện cho cơ chế ấn định giá, có nghĩa là nó sử dụng cung và cầu để đạt được mức giá thực tế của một hàng hóa, dịch vụ nhất định. Việc cung cấp hàng hóa nhất định được tạo ra bởi người bán, trong khi người mua đối với sản phẩm cụ thể đó tạo nên nhu cầu của nó.

Thị trường là gì?

Thị trường là nơi diễn ra hoạt động trao đổi, mua bán hàng hóa/ dịch vụ giữa người mua và người bán. Hay theo nghĩa rộng hơn, thị trường là một môi trường kinh tế bao gồm các yếu tố như cung cầu, giá cả, cạnh tranh và lợi nhuận, nơi các nhà sản xuất và người tiêu dùng tương tác để xác định giá trị, sản lượng của hàng hóa, dịch vụ.

Thị trường đóng vai trò quan trọng trong hệ thống kinh tế của một quốc gia hoặc khu vực, nó thường được xem là một chỉ số quan trọng để đánh giá sự phát triển và hiệu suất của một nền kinh tế.

Thị trường là nơi diễn ra hoạt động trao đổi, mua bán hàng hóa/ dịch vụ giữa người mua và người bán

Thị trường trong Marketing là gì?

Trong Marketing, thị trường được định nghĩa là tập hợp tất cả khách hàng hiện tại và tiềm năng có cùng nhu cầu hay mong muốn cụ thể, có khả năng và sẵn sàng tham gia trao đổi để thỏa mãn nhu cầu hoặc mong muốn đó.

Có 3 yếu tố quan trọng khi nói về khách hàng trong thị trường Marketing:

Các hình thái của thị trường

  1. Thị trường tự do
  2. Thị trường hàng hóa
  3. Thị trường tiền tệ
  4. Thị trường chứng khoán

Thị trường tự do

Hình thái thị trường tự do là một mô hình kinh tế thị trường, nơi hoạt động kinh doanh diễn ra mà không chịu sự can thiệp của chính phủ. Trong thị trường này, quy luật cung cầu đóng vai trò chủ đạo trong việc quyết định giá cả và phân bổ nguồn lực. Các doanh nghiệp tự do tham gia và cạnh tranh với nhau, đồng thời sở hữu tài sản và sử dụng nó để sản xuất và kinh doanh. Người mua và người bán có quyền tự do lựa chọn, thông tin thị trường được minh bạch và các hợp đồng được thực thi dựa trên sự tự nguyện.

Tuy nhiên, thị trường tự do cũng tồn tại một số hạn chế. Nó có thể dẫn đến bất bình đẳng thu nhập, thiếu hụt một số sản phẩm/ dịch vụ thiết yếu, không tính đến các tác động môi trường và xã hội của hoạt động kinh tế.

Thị trường hàng hóa

Trên thị trường hàng hóa, các sản phẩm và dịch vụ được trao đổi thông qua quá trình mua bán. Người bán cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ, trong khi người mua trao đổi giá trị tương ứng để sở hữu sản phẩm hoặc dịch vụ đó. Trong quá trình này, giá trị của hàng hóa được xác định bởi sự cân nhắc giữa cung và cầu của thị trường.

Đây là nơi diễn ra các giao dịch và trao đổi các sản phẩm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của con người. Các mặt hàng trên thị trường này không chỉ bao gồm lương thực, thực phẩm và nguyên liệu tự nhiên, mà còn là các sản phẩm tài chính và hàng hóa khác.

Thị trường tiền tệ

Thị trường tiền tệ là hình thái thị trường lớn nhất thế giới, hoạt động liên tục. Trong thị trường này, nó cho phép các giao dịch diễn ra từ nhiều đối tượng như chính phủ, ngân hàng, nhà đầu tư, người tiêu dùng,...

Thị trường chứng khoán

Đây là thị trường mô tả trạng thái tổng quan của thị trường chứng khoán, bao gồm sự biến động của giá cổ phiếu, khối lượng giao dịch, tâm lý nhà đầu tư và các yếu tố liên quan khác.

Các hình thái của thị trường

Thành phần cấu thành thị trường

  1. Chủ thể thị trường
  2. Đối tượng giao dịch
  3. Môi trường thị trường
  4. Mối quan hệ
  5. Hoạt động

Chủ thể thị trường

Đối tượng giao dịch

Môi trường thị trường

Mối quan hệ

Hoạt động

Chức năng cơ bản của thị trường

Thị trường gồm những nhân tố: hàng hóa, tiền tệ, người mua, người bán. Thị trường đóng vai trò là cầu nối giữa sản xuất với tiêu dùng, cung cấp cho các chủ thể kinh tế môi trường để thực hiện các hoạt động kinh tế. Do đó, chức năng cơ bản của thị trường là cung cấp thông tin, công nhận tính giá trị xã hội của hàng hóa và điều tiết & kích thích hoạt động sản xuất, tiêu dùng.

  1. Cung cấp thông tin
  2. Công nhận tính giá trị xã hội của hàng hóa
  3. Điều tiết và kích thích hoạt động sản xuất, tiêu dùng

Cung cấp thông tin

Một trong những chức năng cơ bản của thị trường trong nền kinh tế hàng hoá là cung cấp thông tin. Thông tin thị trường là dữ liệu về giá cả, số lượng, chất lượng, nhu cầu, nguồn cung của các loại hàng hóa, dịch vụ. Thông tin này được cung cấp bởi các nhà sản xuất, nhà kinh doanh, người tiêu dùng và các tổ chức nghiên cứu thị trường.

Thông tin thị trường giúp người sản xuất và người tiêu dùng đưa ra quyết định hợp lý về sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng. Nhờ có thông tin thị trường, người sản xuất có thể biết được nhu cầu của người tiêu dùng là gì, sản phẩm nào đang bán chạy, sản phẩm nào ế, giá cả thị trường ra sao,... Từ đó, người sản xuất có thể quyết định sản xuất những sản phẩm mà người tiêu dùng cần, với số lượng và chất lượng phù hợp, giá cả cạnh tranh.

Công nhận tính giá trị xã hội của hàng hóa

Thông qua cơ chế cung cầu, thị trường phản ánh nhu cầu và mong muốn của người tiêu dùng đối với các sản phẩm và dịch vụ. Khi một sản phẩm được nhiều người mua, điều đó cho thấy nó có giá trị sử dụng cao và được xã hội công nhận. Ngược lại, nếu sản phẩm không được ưa chuộng, nó sẽ có giá trị thấp hoặc thậm chí không có giá trị.

Giá cả là thước đo giá trị xã hội của hàng hóa trên thị trường. Giá cả được hình thành dựa trên sự tương tác giữa cung và cầu. Khi nhu cầu cao hơn cung, giá cả sẽ tăng lên. Ngược lại, khi cung cao hơn nhu cầu, giá cả sẽ giảm xuống. Mức giá cao cho thấy sản phẩm được đánh giá cao và có nhiều người muốn sở hữu nó. Mức giá thấp cho thấy sản phẩm ít được ưa chuộng và có thể không đáp ứng được nhu cầu của xã hội.

Điều tiết và kích thích hoạt động sản xuất, tiêu dùng

Thị trường đóng vai trò quan trọng trong việc điều tiết và kích thích hoạt động sản xuất, tiêu dùng. Thông qua cơ chế cung cầu, thị trường phản ánh nhu cầu của người tiêu dùng về các loại hàng hóa, dịch vụ. Dựa trên thông tin này, nhà sản xuất sẽ quyết định sản xuất gì, sản xuất bao nhiêu để đáp ứng nhu cầu thị trường. Khi nhu cầu cao, giá cả sẽ tăng, tạo động lực cho nhà sản xuất tăng cường sản xuất. Ngược lại, khi nhu cầu thấp, giá cả sẽ giảm, buộc nhà sản xuất phải giảm sản xuất hoặc tìm cách cải tiến sản phẩm để thu hút người tiêu dùng.

Đối với người tiêu dùng, thị trường cung cấp đa dạng các sản phẩm, dịch vụ với mức giá khác nhau. Người tiêu dùng sẽ lựa chọn sản phẩm phù hợp với nhu cầu và khả năng tài chính của mình. Khi giá cả sản phẩm tăng, người tiêu dùng sẽ có xu hướng tiêu dùng tiết kiệm hơn, hoặc chuyển sang sử dụng các sản phẩm thay thế. Ngược lại, khi giá cả sản phẩm giảm, người tiêu dùng sẽ có xu hướng sử dụng hàng hóa, dịch vụ nhiều hơn.

Chức năng cơ bản của thị trường

Các cấu trúc thị trường

  1. Cạnh tranh hoàn toàn
  2. Độc quyền hoàn toàn
  3. Cạnh tranh độc quyền
  4. Độc quyền nhóm

Cạnh tranh hoàn toàn

Cấu trúc thị trường cạnh tranh hoàn toàn là một mô hình lý tưởng, nơi có sự hiện diện của vô số người mua và người bán, cùng với sản phẩm đồng nhất và hoàn toàn minh bạch về thông tin. Trong môi trường này, mỗi doanh nghiệp chỉ đóng góp một phần nhỏ vào tổng sản lượng thị trường, họ không thể tác động đến mức giá chung. Giá cả được xác định bởi lực lượng cung và cầu, buộc các doanh nghiệp phải chấp nhận nó như một yếu tố cố định. Doanh nghiệp có thể tự do gia nhập hoặc rời khỏi thị trường, đảm bảo tính cạnh tranh cao và sự linh hoạt trong hoạt động kinh doanh.

Độc quyền hoàn toàn

Cấu trúc thị trường độc quyền hoàn toàn là một mô hình thị trường trái ngược với cạnh tranh hoàn toàn, nơi chỉ có duy nhất một doanh nghiệp thống trị toàn bộ thị trường. Doanh nghiệp độc quyền này sở hữu sản phẩm độc nhất, không có sản phẩm thay thế nào tương tự trên thị trường. Điều này trao cho họ quyền lực chi phối hoàn toàn về giá cả và sản lượng, tạo ra một môi trường kinh doanh khác biệt so với các cấu trúc thị trường khác.

Cạnh tranh độc quyền

Thị trường cạnh tranh độc quyền là cấu trúc thị trường đặc biệt kết hợp yếu tố của cả thị trường cạnh tranh hoàn hảo và thị trường độc quyền. Nó sở hữu những điểm độc đáo như:

Độc quyền nhóm

Trong cấu trúc thị trường độc quyền nhóm, một số ít doanh nghiệp nắm giữ quyền kiểm soát phần lớn thị phần của một sản phẩm/ dịch vụ cụ thể. Những doanh nghiệp này có thể ảnh hưởng đến giá cả và lượng cung trên thị trường, tạo ra một môi trường cạnh tranh khác biệt so với thị trường cạnh tranh hoàn toàn.

Sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các doanh nghiệp trong thị trường độc quyền nhóm cũng là một đặc điểm nổi bật. Khi một doanh nghiệp thay đổi giá cả hoặc chiến lược kinh doanh, các doanh nghiệp khác bắt buộc phải phản ứng để duy trì lợi thế cạnh tranh của mình. Do sự độc quyền, các doanh nghiệp trong thị trường này có thể thiết lập mức giá cao hơn so với thị trường cạnh tranh hoàn toàn, dẫn đến lợi nhuận cao hơn cho họ. Tuy nhiên, lựa chọn của người tiêu dùng bị hạn chế và họ phải chịu mức giá cao hơn cho sản phẩm/dịch vụ.

Các cấu trúc thị trường

Thị trường có những loại nào?

  1. Hình thái vật chất của đối tượng trao đổi
  2. Mối quan hệ cung cầu trên thị trường
  3. Tính chất của hàng hoá
  4. Lưu thông sản phẩm, dịch vụ
  5. Tính chất của thị trường

Hình thái vật chất của đối tượng trao đổi

Mối quan hệ cung cầu trên thị trường

Tính chất của hàng hoá

Lưu thông sản phẩm, dịch vụ

Tính chất của thị trường

Thị trường có những loại nào

Nghiên cứu thị trường là gì?

Nghiên cứu thị trường là quá trình thu thập, phân tích và diễn giải thông tin về thị trường, khách hàng, đối thủ cạnh tranh và các yếu tố liên quan. Mục đích của nghiên cứu thị trường là giúp doanh nghiệp đưa ra những quyết định kinh doanh sáng suốt và hiệu quả hơn.

  1. Hiểu rõ thị trường và khách hàng
  2. Giảm thiểu rủi ro
  3. Nâng cao khả năng cạnh tranh
  4. Phát triển doanh nghiệp

Tại sao cần nghiên cứu thị trường?

Hiểu rõ thị trường và khách hàng

Nghiên cứu thị trường đóng vai trò then chốt trong việc giúp doanh nghiệp hiểu rõ thị trường và khách hàng mục tiêu. Nó cung cấp cho doanh nghiệp thông tin quan trọng về nhu cầu, sở thích, hành vi của khách hàng, cũng như xu hướng thị trường và hoạt động của đối thủ cạnh tranh. Dựa vào đó, doanh nghiệp có thể đưa ra những quyết định sáng suốt về sản phẩm, giá cả, chiến lược marketing, phân phối,... giúp tối ưu hóa hiệu quả kinh doanh.

Giảm thiểu rủi ro

Việc thu thập và phân tích thông tin về xu hướng thị trường, hành vi của khách hàng, cũng như hoạt động của đối thủ cạnh tranh, giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về bối cảnh kinh doanh hiện tại. Từ đó đưa ra các quyết định chiến lược thông minh hơn, từ việc phát triển sản phẩm mới đến định hình chiến lược giá cả và Marketing.

Bằng cách này, doanh nghiệp có thể giảm thiểu rủi ro bằng cách dự đoán và phản ứng linh hoạt trước các biến động của thị trường. Hơn nữa, thông qua việc nắm bắt được sự thay đổi trong nhu cầu và sở thích của khách hàng, doanh nghiệp có thể điều chỉnh chiến lược kinh doanh của mình để tối ưu hóa hiệu suất và tăng cường cạnh tranh.

Nâng cao khả năng cạnh tranh

Hiểu rõ khách hàng mong muốn gì, họ quan tâm đến điều gì, họ đánh giá sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp như thế nào sẽ giúp doanh nghiệp phát triển sản phẩm/dịch vụ phù hợp với nhu cầu thị trường, đáp ứng tốt hơn mong muốn của khách hàng.

Đồng thời, thông qua việc nghiên cứu thị trường, đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ, chiến lược kinh doanh của họ, xu hướng phát triển trong tương la, doanh nghiệp có thể xác định vị trí của mình trên thị trường, xây dựng chiến lược cạnh tranh hiệu quả và tạo ra lợi thế cạnh tranh cho mình.

Song đó, việc hiểu rõ thị trường và khách hàng giúp doanh nghiệp lựa chọn kênh phân phối phù hợp, xây dựng thông điệp quảng cáo hiệu quả, triển khai các hoạt động marketing nhắm mục tiêu chính xác hơn.

Phát triển doanh nghiệp

Nghiên cứu thị trường giúp doanh nghiệp xác định thị trường tiềm năng và xây dựng chiến lược thâm nhập thị trường hiệu quả. Hoặc dựa vào những thông tin thu thập được từ nghiên cứu thị trường, doanh nghiệp có thể đưa ra quyết định có nên mở rộng phạm vi hoạt động hay không.

Tại sao cần nghiên cứu thị trường?

Các bước nghiên cứu thị trường

Bước 1. Xác định bối cảnh hiện tại của doanh nghiệp

Doanh nghiệp cần đánh giá tình hình kinh doanh hiện tại, bao gồm: thị phần, sản phẩm/dịch vụ, năng lực tài chính, đội ngũ nhân sự, chiến lược marketing,... Đồng thời, doanh nghiệp cũng cần nghiên cứu môi trường kinh doanh như xu hướng thị trường, đối thủ cạnh tranh, chính sách pháp luật,... Việc này giúp doanh nghiệp xác định rõ vị thế của mình trên thị trường và đưa ra mục tiêu nghiên cứu phù hợp.

Bước 2. Xác định mục tiêu nghiên cứu

Tiếp theo, cần xác định rõ mục đích của việc nghiên cứu thị trường là gì. Ví dụ: muốn tìm hiểu nhu cầu khách hàng, đánh giá hiệu quả chiến dịch marketing, nghiên cứu tiềm năng thị trường cho sản phẩm mới. Mục tiêu nghiên cứu cần cụ thể, rõ ràng và đo lường được. Ở bước này, đội ngũ doanh nghiệp nên áp dụng quy tắc 5W1H.

Bước 3. Chọn phương pháp, mô hình nghiên cứu phù hợp

Dựa trên mục tiêu nghiên cứu, bước này doanh nghiệp cần lựa chọn phương pháp và mô hình nghiên cứu thích hợp như khảo sát, phỏng vấn, phân tích dữ liệu thống kê, hoặc nghiên cứu thị trường online.

Bước 4. Thiết kế và chuẩn bị công cụ hỗ trợ nghiên cứu

Tiến hành thiết kế các câu hỏi, biểu mẫu hoặc kịch bản phỏng vấn dựa trên phương pháp nghiên cứu đã chọn. Đồng thời, cần chuẩn bị các công cụ hỗ trợ như phần mềm thu thập dữ liệu, các tài liệu tham khảo,...

Bước 5. Tổng hợp dữ liệu

Sau khi nghiên cứu, doanh nghiệp sẽ thu thập và tổng hợp dữ liệu từ các nguồn khác nhau như khảo sát, phỏng vấn hoặc dữ liệu thống kê. Dữ liệu này có thể bao gồm thông tin về khách hàng, thị trường, đối thủ cạnh tranh, xu hướng ngành,...

Bước 6. Trình bày dữ liệu

Trình bày dữ liệu cũng là một bước quan trọng để doanh nghiệp trực quan hóa các thông tin một cách rõ ràng và hiệu quả. Bước này có thể bao gồm việc sử dụng biểu đồ, đồ thị, bảng dữ liệu, hay báo cáo tổng hợp để trình bày các kết quả nghiên cứu.

Bước 7. Phân tích và đánh giá dữ liệu

Các dữ liệu đã thu thập sẽ được phân tích và đánh giá để rút ra những thông tin quan trọng, những nhận định có ý nghĩa. Qua quá trình này, doanh nghiệp có thể hiểu rõ hơn về thị trường, khách hàng, cạnh tranh, cùng các yếu tố ảnh hưởng khác.

Bước 8. Đưa ra giải pháp, định hướng tiếp theo

Dựa trên kết quả phân tích và đánh giá dữ liệu, bước cuối cùng này doanh nghiệp đã có thể đưa ra các giải pháp và định hướng tiếp theo cho hoạt động kinh doanh của mình. Các giải pháp có thể bao gồm việc điều chỉnh chiến lược Marketing, phát triển sản phẩm mới, tìm kiếm đối tác hoặc mở rộng thị trường. Định hướng tiếp theo sẽ giúp doanh nghiệp áp dụng những hành động cụ thể để tận dụng cơ hội và đối phó với thách thức trong thị trường.

Các bước nghiên cứu thị trường

Một số thuật ngữ liên quan đến thị trường

Để tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp không chỉ cần làm tốt những gì đã có mà còn cần tạo ra những điểm đặc biệt, đột phá và khác biệt. Sự cạnh tranh không chỉ đẩy mạnh năng lực sản xuất và dịch vụ, mà còn thúc đẩy sự đổi mới và sự tiến bộ trong các ngành công nghiệp. Không chỉ là nơi giao thương hàng hóa và dịch vụ, thị trường còn là nơi lan truyền các giá trị văn hóa và tinh thần doanh nghiệp.

Link nội dung: https://truyenhay.edu.vn/thi-truong-co-may-chuc-nang-co-ban-a62712.html