Tình trạng vành tai chảy dịch hoặc mủ có thể là dấu hiệu của các bệnh lý về tai nguy hiểm như chàm tai, mô tế bào tai, viêm sụn vành tai và phổ biến nhất nhất là bệnh lý viêm tai ngoài cấp tính. Cùng tìm hiểu về nguyên nhân, cách điều trị vành tai chảy nước qua bài viết dưới đây.
Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi các bác sĩ Tai - Mũi - Họng - Khoa khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long.
Tình trạng chảy mủ và chảy nước vàng ở vành tai thường xảy ra do các nguyên nhân sau đây:
Bệnh chàm tai gây ra các triệu chứng cho người bệnh như tình trạng trạng nổi ban đỏ, chảy dịch, ngứa da do tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng. Trường hợp người bệnh bị bội nhiễm, vành tai sẽ bị chảy dịch hoặc mủ nhiều. Chàm tai thuộc loại bệnh lý ngoài da và không gây ảnh hưởng đến thính giác cũng như các cơ quan bên trong cấu trúc tai. Tuy vậy, các triệu chứng bệnh có thể gây khó chịu, ngứa và bứt rứt nếu người bệnh không điều trị đúng cách và phù hợp.
Viêm mô tế bào tai xảy ra do tình trạng nhiễm trùng tại tầng sâu nhất của cấu trúc da. Bệnh lý nghiêm trọng và có nguy cơ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm, người bệnh thường có các triệu chứng như phồng rộp da, đau, nóng rát... đi kèm với chảy dịch, sưng tấy.
Bệnh viêm sụn vành tai là tình trạng nhiễm trùng thứ phát sau các chấn thương mạnh. Các tác động từ chấn thương vật lý có thể làm mạch máu ở vành tai bị tổn thương, tụ máu. Trường hợp mạch máu bị hư hại sẽ làm giảm mức độ tuần hoàn nuôi dưỡng sụn tai, từ đó làm cho vành tai xuất hiện dấu hiệu chảy nước vàng, chảy dịch. Dịch tiết ban đầu thường vô khuẩn, màu vàng hoặc trắng, tuy nhiên nếu không được khắc phục kịp thời sẽ dẫn đến tình trạng bội nhiễm do sự xâm nhập và phát triển của vi khuẩn.
Một trong những nguyên nhân phổ biến làm viêm vành tai chảy mủ là tình trạng viêm tai ngoài cấp tính. Bệnh lý xảy ra do sự viêm nhiễm, nhiễm trùng lỗ mở ở bên ngoài ống tai. Người bệnh bị viêm tai ngoài cấp tính thường xuất hiện triệu chứng đau nhức tai, giảm thính lực, sốt nhẹ, ù tai và chảy nước vàng hoặc dịch ở vành tai.
Điều trị viêm tai ngoài có tỷ lệ thành công cao và ít để lại di chứng quan trọng. Tuy vậy, nếu chủ quan người bệnh có thể gặp các biến chứng như viêm tai ngoài ác tính, viêm mô tế bào, thủng màng nhĩ và hẹp ống tai.
Bên cạnh các bệnh lý gây chảy nước vàng ở vành tai đã được liệt kê, một số nguyên nhân khác có thể dẫn đến tình trạng trên như sau:
Điều trị viêm vành tai chảy mủ phụ thuộc vào nguyên nhân và tình trạng bệnh cụ thể. Trong những trường hợp bắt buộc, người bệnh cần đến các cơ sở y tế để được thăm khám, chẩn đoán và có phác đồ điều trị thích hợp.
Một trong những phương pháp giúp điều trị viêm vành tai chảy mủ là điều trị các bệnh lý dẫn đến tình trạng trên. Cụ thể như sau:
Hầu hết các bệnh lý không gây nguy hiểm và để lại biến chứng nghiêm trọng nếu người bệnh tuân thủ phác đồ điều trị. Trường hợp người bệnh để bệnh lý kéo dài không chỉ gây tổn thương, hoại tử sụn và mô mềm mà còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thính lực.
Trường hợp chảy mủ và chảy nước vàng ở vành tai do thói quen sinh hoạt không lành mạnh và vệ sinh kém, người bệnh cần thực hiện vệ sinh tai đúng cách và thay đổi các thói quen xấu như sau:
Lưu ý khi vệ sinh tai:
Một số thói quen cần thay đổi:
Có rất nhiều nguyên nhân gây chảy dịch vành tai, tùy thuộc nguyên nhân và các triệu chứng mà sẽ có phác đồ điều trị khác nhau. Tuy rằng, bệnh không gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe nhưng về lâu dài có thể làm ảnh hưởng đến thính lực. Vì thế, khi thấy có những bất thường ở tai, chảy dịch vàng thì bạn nên đến cơ sở y tế để thăm khám và điều trị, tránh để các biến chứng nghiêm trọng xảy ra.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Link nội dung: https://truyenhay.edu.vn/vanh-tai-tre-so-sinh-chay-nuoc-vang-a62416.html