Chuyện ăn chuyện uống của mỗi đất nước đều có một đặc trưng riêng. Vì vậy văn hóa ăn uống của người Việt Nam cũng có những nét đặc trưng nổi bật. Văn hóa của mỗi quốc gia được nhìn nhận từ nhiều khía cạnh khác nhau. Trong đó có các mặt như văn hóa văn nghệ, văn hóa ẩm thực, và văn hóa xã hội.
Đối với văn hóa ăn uống của người Việt Nam, nó được kết hợp giữa văn hóa ẩm thực, xã hội và gia đình. Để nói về văn hóa ăn uống của người Việt Nam, bạn không được nóng vội. Hãy cùng nhâm nhi tách trà để bàn về văn hóa ăn uống của người Việt Nam.
Nói đến ăn uống, người Việt chú trọng đến bữa ăn chính nhiều. Và hầu như tất cả những bữa ăn của người Việt đều được ăn với gia đình. Người Việt coi trọng những giá trị liên quan đến gia đình, dòng họ, huyết thống. Vì vậy đối với họ, bữa cơm gia đình thể hiện nét đẹp văn minh và trình độ văn hóa của mỗi nhà.
Ở Việt Nam chủ yếu dùng cơm, nên mọi bữa ăn đều được gọi chung là bữa cơm. Vì trong mỗi bữa ăn gia đình, cơm xuất hiện gần 90% trong các bữa. Cũng thành một thói quen, người Việt sẽ không hỏi bạn dùng bữa chưa, hay ăn tối chưa mà họ sẽ quen hỏi bạn là bạn ăn cơm chưa.
Người Việt nấu các món để ăn kèm với cơm, chủ yếu được làm từ rau củ quả. Người Việt xưa ít khi sử dụng thịt, thịt là một loại thực phẩm quý hiếm. Mà thời xưa chỉ có khi tới đám đình mới sử dụng đến thịt.
Người Việt khi ăn cơm luôn dọn các món lên cùng một lần để ăn với cơm. Khác biệt với phương tây dọn lên từng món một. Người Việt dùng chung một đĩa thức ăn với nhau. Thể hiện tính đoàn kết, đức tính nhường nhịn sẻ chia. Vì vậy trong văn hóa ăn uống của người Việt Nam, họ rất để ý đến cách ăn, vị trí ngồi.
Mâm cơm gia đình Việt có hình tròn, hình đại diện cho sự viên mãn, vẹn toàn. Vì vậy trong bữa ăn gia đình, người Việt thường chờ có đầy đủ các thành viên trong gia đình mới bắt đầu ăn. Trong bữa ăn mọi người có cơ hội nói những câu chuyện vui. Điều này sẽ giúp gắn kết tình cảm của các thành viên trong gia đình. Để tả về mâm cơm gia đình ta sẽ dùng từ sum họp, quây quần. Bữa cơm gia đình luôn cho mọi người có cảm giác ấm cúng. Đây cũng là nét đặc trưng trong văn hóa ăn uống của người Việt Nam.
Văn hóa ăn uống của người Việt Nam còn thể hiện ở mâm cơm đa thế hệ. Từ xưa, gia đình Việt có nhiều bậc thế hệ. Mỗi gia đình sẽ có từ 3 đến 4 thế hệ. Vì vậy trong mỗi bữa ăn người Việt luôn giữ phép tắc với bề trên, chăm lo và nhường nhịn bề dưới. Câu trên còn được thể hiện bằng tục ngữ “Kính trên nhường dưới”. Thể hiện rõ trong văn hóa ăn uống của người Việt Nam.
Đối với những người già lớn tuổi, vị trí ngồi luôn được ưu tiên. Người lớn như ông bà, cha mẹ được ngồi ở vị trí rộng, có bày nhiều món chính. Vì vậy đặt vị trí món ăn trên mâm cơm cũng là một quy tắc phải học. Đối với trẻ nhỏ sẽ được người lớn chăm lo và nhường những phần ngon.
Mâm cơm nhiều thế hệ thể hiện tính truyền tụ văn hóa của đời trước với đời sau. Là một trong những nét đẹp trong văn hóa uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây của người Việt. Họ luôn hướng đến cuộn nguồn và coi trọng điều đó.
Đối với người Việt, ăn cơm cũng phải có quy tắc. Qua cách ăn uống, người Việt có thể đánh giá tính cách, gia giáo của một người.
Khi bắt đầu ăn cơm, người Việt thường đưa ra một chồng chén và đũa. Người nhỏ tuổi sẽ lấy đũa đưa cho người lớn nhất, theo thứ tự tuổi tác cho tới người nhỏ nhất. Tương tự như vậy, chén được múc cơm và đưa cho người lớn tuổi nhất trước. Người phụ nữ thường được ngồi gần nồi cơm, vì họ khéo léo có thể múc cơm đẹp và đầy đặn cho mọi người trong gia đình.
Trước khi ăn người nhỏ tuổi thường phải mời người lớn tuổi ăn cơm. Phải mời từ người lớn tuổi trước, rồi theo thứ tự tuổi tác, vai vế mà mời.
Người Việt dùng đũa để gắp thức ăn, vì vậy cách dùng đũa sao cho từ tốn, nhẹ nhàng và đẹp mắt cũng phải học. Cầm đũa để gắp được thức ăn vững, không làm rơi vãi được bố mẹ tập từ nhỏ. Khi gắp thức ăn, không được lấy đũa đảo trong dĩa. Phải nhìn đĩa thức ăn, nhìn xác định lấy miếng nào thì dùng đũa gắp miếng đó. Nên lấy thức ăn từ trên cao trước, không gắp miếng thức ăn ở dưới cùng trước, Theo quy tắc là trên xuống, ngoài vào, làm sao để dĩa thức ăn không bị xáo trộn quá nhiều.
Khi cầm đũa, không nên cầm quá thấp, như vậy tay dễ dính vào thức ăn. Không nên cầm đũa quá cao sẽ dễ bị rơi đũa khi gắp.
Khi gắp thức ăn phải để ý số phần và số lượng người. Để ý sao mình ăn đúng khẩu phần của mình trong đĩa thức ăn. Ví dụ trong nhà có 6 người, một đĩa thức ăn chia làm 6 phần. Bạn có thể nhìn và chia bằng mắt. Hoặc có thể đếm số lượng nếu ít.
Khi chấm chung nước chấm, bạn lưu ý không để đũa chạm vào phần nước chấm. Lúc gắp thức ăn, nên đưa chén vào gần sát đĩa để thức ăn không bị rơi hay nhỏ nước sốt ra ngoài. Khi ăn chú ý không được để cơm và thức ăn rơi ra. Khi ăn xong, chén phải sạch cơm và không để cơm dư. Đặt chén và đũa gọn gàng trên bàn, chờ tất cả mọi người ăn xong mới được rời mâm.
Khi ăn canh phải dùng muỗng lớn. Không được dùng đũa đảo trong bát canh, như vậy sẽ làm mất vệ sinh. Múc canh xong thì phải để muống úp lại, không nên để ngửa.
Văn hóa ăn uống của người Việt Nam còn rất nhiều điều chưa kể hết ở đây. Để tìm hiểu rõ, chúng ta cần phải tìm hiểu tài liệu ở sách vở chuyên ngành. Tìm hiểu rõ về văn hóa ăn uống của từng vùng miền.
Link nội dung: https://truyenhay.edu.vn/phong-tuc-an-uong-cua-nguoi-viet-nam-a61943.html