Răng bị đen: Nguyên nhân tại sao, cách điều trị và phòng ngừa

Răng bị đen là răng bị nhiễm màu hoặc có mảng đen trên bề mặt. Có nhiều nguyên nhân khiến răng xỉn màu đen như sâu răng, thuốc kháng sinh, hút thuốc lá,… Trong bài viết này, hãy tìm hiểu nguyên nhân, cách phòng ngừa và điều trị răng bị ố đen qua chia sẻ của bác sĩ CKI Nguyễn Thị Châu Bản, khoa Răng Hàm Mặt, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM.

răng bị đen

Răng bị đen là gì? Các dấu hiệu thường gặp

Răng bị đen là tình trạng toàn bộ hoặc một phần của răng nhiễm màu đen.

Răng bị xỉn đen ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ, sự tự tin trong đời sống. Ngoài ra, răng đen cũng cho thấy tình trạng sức khỏe cơ thể hoặc răng miệng có vấn đề, người bệnh cần được khám và điều trị.

Răng bị đen là gì? Các dấu hiệu thường gặp
Răng bị đen do nhiễm màu.

Tại sao răng bị xỉn đen?

Răng có thể thay đổi thành nhiều màu như vàng, xám, nâu, đen,… Tình trạng này gọi chung là răng nhiễm màu. Răng nhiễm màu được phân thành hai loại bao gồm nhiễm màu nội sinh và ngoại sinh.

Nhiễm màu ngoại sinh là răng nhiễm màu do các tác nhân bên ngoài tác động lên men răng (như thức ăn, hút thuốc). Nhiễm màu nội sinh là tình trạng răng đổi màu do các tác nhân bên trong cơ thể như lão hóa, bệnh, nhiễm tetracycline,… gây đổi màu ngà răng (lớp dưới men răng) từ bên trong.

Có nhiều nguyên nhân khiến răng bị đen như hút thuốc, bệnh răng miệng, ăn uống, tác dụng phụ của thuốc,… Tùy vào nguyên nhân, răng có thể bị đen ở nhiều vị trí khác nhau. Ví dụ: răng bị đen trên bề mặt do sâu răng; răng bị đen ở bề mặt trong do vôi răng tích tụ; chân răng bị đen, kẽ răng đen do hút thuốc, chụp mão răng,… Cụ thể:

1. Cao răng

Vốn dĩ cao răng (hay vôi răng) không phải màu đen. Tuy nhiên, thực phẩm hay khói thuốc lá có thể gây ám màu lên lớp cao răng, khiến cao răng có màu nâu, xám, đen,…

Nếu không được làm sạch, cao răng sẽ tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, phá hủy men răng, dẫn đến bệnh răng miệng như viêm nướu, nha chu, sâu răng,… Bên cạnh vệ sinh răng miệng hàng ngày, bạn nên đến các trung tâm nha khoa, bệnh viện để lấy cao răng định kỳ mỗi 6-12 tháng.

2. Sâu răng

Sâu răng thường biểu hiện dưới dạng những vết đen trên bề mặt răng, có thể tiềm ẩn tổn thương sâu bên dưới răng. Những lỗ, đốm đen sâu răng nên được làm sạch và trám sớm trước khi tình trạng sâu răng chuyển biến nặng hơn, gây tổn thương men răng, ngà răng, thậm chí hư tủy răng.

Tại sao răng bị xỉn đen? Sâu răng
Sâu răng có thể tạo ra những mảng, đốm đen trên răng.

3. Răng bị chết tủy

Răng chết tủy thường đổi sang màu đen, xám, nâu sậm, có thể dễ dàng nhận thấy qua quan sát. Sâu răng gây nhiễm trùng, viêm tủy răng, nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến chết tủy. Tủy răng hoại tử có thể không gây đau nhức, ê buốt, khiến việc phát hiện và điều trị trở nên khó khăn hơn.

Răng bị xỉn đen là dấu hiệu của tổn thương tủy răng nghiêm trọng, phải được can thiệp y tế để tránh các biến chứng nặng hơn. Một số dấu hiệu nhận biết răng chết tủy gồm:

4. Nhiễm fluor

Fluor là thành phần quan trọng trong kem đánh răng, giúp bảo vệ, tái tạo men răng. Tuy nhiên, răng tiếp xúc với fluor quá nhiều có thể gây tình trạng nhiễm fluor. Trẻ đang trong giai đoạn phát triển răng và xương (khoảng dưới 8 tuổi) là đối tượng chính mắc răng nhiễm fluor. Fluor có thể tồn tại trong kem đánh răng, nước súc miệng, nước sinh hoạt,… Mức độ nghiêm trọng phụ thuộc vào thời gian trẻ tiếp xúc với fluor.

Răng nhiễm fluor thường biểu hiện dưới dạng các đốm, vân trắng đục trên răng, nghiêm trọng hơn, men răng có thể đổi màu sang vàng đậm, nâu đen, thâm rỗ trên bề mặt. Các vết ố màu trên răng sẽ lan rộng theo thời gian, làm răng trở nên xốp, dễ gãy hơn.

5. Răng bị xỉn đen do tác dụng phụ của thuốc

Răng ố đen có thể do tác dụng phụ của một số loại thuốc gây nên, phổ biến nhất là kháng sinh dòng tetracycline. Đây là nhóm kháng sinh phổ rộng dùng để chống vi khuẩn như chlamydia, rickettsia, mycoplasma,… Tuy nhiên, nếu trẻ đang phát triển xương (dưới 8 tuổi) dùng thuốc trong thời gian dài có thể gây tình trạng răng đổi màu do nhiễm thuốc.

Ngoài ra, thai nhi có thể bị nhiễm màu răng bẩm sinh nếu mẹ uống tetracycline trong khi mang thai. Răng của trẻ nhiễm tetracycline thường có màu vàng đậm và dần chuyển thành các màu xanh biển, nâu, xám, đen,… khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời.

Răng nhiễm tetracycline được chia thành 4 cấp độ:

6. Hút thuốc lá làm răng bị xỉn màu đen

Hút thuốc lá có thể gây nhiều bệnh, đặc biệt là bệnh răng miệng. Hóa chất độc hại như nicotine hay hắc ín trong thuốc lá góp phần nhuộm đen cao răng, gây những vết nâu, đen trong kẽ răng, chân răng hay bề mặt răng. Khi hút thuốc trong thời gian dài, răng sẽ dần xỉn màu thành vàng, nâu, đen. (1)

Ngoài ra, thuốc lá cũng gây ra nhiều tác hại như:

Hút thuốc lá làm răng bị xỉn màu đen
Hóa chất từ khói thuốc có thể làm đen cao răng.

7. Do thường xuyên dùng thực phẩm đậm màu

Ăn uống các loại thực phẩm đậm màu trong thời gian dài có thể làm thay đổi màu sắc của răng, khiến răng trở nên vàng, nâu hay thậm chí đen. Một số loại thực phẩm đậm màu có thể làm xỉn màu răng gồm việt quất, mâm xôi, cà phê, rượu vang, trà,… (2)

Ngoài thực phẩm đậm màu, các thực phẩm chứa nhiều đường và axit cũng góp phần làm thay đổi màu răng tự nhiên. Thực phẩm nhiều axit có thể làm suy yếu men răng, trong khi thực phẩm nhiều đường cung cấp năng lượng cho vi khuẩn răng miệng phát triển.

8. Do miếng dán sứ hoặc mão răng

Miếng dán sứ veneer được dùng như biện pháp cải thiện thẩm mỹ răng hiệu quả. Tuy nhiên, nếu bác sĩ không có kỹ thuật tốt, vùng chân răng không được dán kín trong thời gian dài sẽ khiến vùng răng hở bị đen.

Đối với những người từng điều trị các bệnh về răng miệng hay thẩm mỹ răng, mão răng bằng kim loại có thể khiến chân răng bị đen. Phần kim loại tiếp xúc lâu ngày bị oxy hóa kết hợp với mảng bám, thức ăn thừa tại cạnh chụp răng gây nên đường viên đen ở phần răng sát nướu.

Răng đen có ảnh hưởng gì không?

Răng bị đen gây kém thẩm mỹ, giảm tự tin khi giao tiếp. Răng bị xỉn đen cũng là dấu hiệu của nhiều bệnh răng miệng như sâu răng, chết tủy răng, viêm nướu,… Răng đen do bệnh răng miệng cũng thường gây ra hơi thở có mùi, ảnh hưởng đến những người xung quanh. Nếu các bệnh răng miệng không được điều trị, có thể dẫn đến mất răng và nhiều biến chứng khác.

Cách chữa răng bị ố đen

Gần như không có phương pháp nào điều trị răng ố đen hiệu quả tại nhà. Tự ý dùng các sản phẩm tẩy trắng răng tại nhà có thể gây hư hỏng men răng mà không mang lại hiệu quả. Bạn nên đến các cơ sở y tế, bệnh viện, phòng khám nha khoa để điều trị tình trạng răng đen và các bệnh răng miệng liên quan.

1. Lấy cao răng

Lấy cao răng là phương pháp làm sạch răng miệng được các bác sĩ khuyến nghị thực hiện định kỳ mỗi 6-12 tháng, có thể loại bỏ các đốm đen hình thành do mảng bám, cao răng. Lấy cao răng định kỳ còn mang lại nhiều lợi ích như:

Cần lưu ý, lấy cao răng chỉ có khả năng làm sạch, cải thiện sức khỏe và thẩm mỹ của bề mặt răng chứ không thật sự cải thiện màu sắc của răng. Muốn răng trắng hơn, bạn cần thực hiện thêm các phương pháp khác sau khi lấy vôi răng.

Cách chữa răng bị ố đen, lấy cao răng
Khám nha khoa và lấy cao răng định kỳ để tránh các bệnh răng miệng, cải thiện thẩm mỹ răng.

2. Tẩy trắng răng

Tẩy trắng răng là phương pháp cải thiện màu răng nhanh chóng, hiệu quả, có thể được thực hiện tại phòng khám hoặc tại nhà theo hướng dẫn của bác sĩ. Bác sĩ sẽ dùng thuốc tẩy trắng chứa peroxide để bôi lên răng, kết hợp với ánh sáng (laser, plasma, halogen) để tạo ra phản ứng oxi hóa, cắt đứt các phân tử tạo màu trong lớp men răng và ngà răng, giúp răng trắng sáng hơn.

Khi tẩy trắng răng tại nhà, khách hàng được bác sĩ lấy khuôn răng để đúc một chiếc máng ngậm riêng. Sau khi có máng ngậm, bác sĩ cung cấp thuốc và hướng dẫn quy trình tẩy răng đúng cách tại nhà như cách bôi thuốc, thời gian ngậm máng, cách vệ sinh máng,… Thuốc tẩy răng tại nhà thường có nồng độ peroxide thấp, có thể kèm đèn hỗ trợ hoặc không.

Thời gian ngậm máng tẩy trắng tại nhà thường kéo dài ít nhất 2-3 tiếng mỗi ngày trong vòng 7-10 ngày để đạt được hiệu quả tốt nhất. Ưu điểm của phương pháp này là chi phí không cao, có thể thực hiện tại nhà. Nhược điểm là mất nhiều thời gian và không thể tẩy những trường hợp bị nhiễm màu nặng.

Tẩy trắng răng tại nha khoa có thể tẩy trắng các trường hợp răng bị nhiễm màu nặng. Bác sĩ sẽ dùng thuốc tẩy trắng có nồng độ peroxide cao cùng ánh sáng mạnh. Mô nướu sẽ được bôi gel bảo vệ, giúp cách ly với thuốc tẩy trắng. Thời gian thực hiện tẩy trắng tại nha khoa có thể mất 30-60 phút.

3. Dán sứ veneer

Dán sứ veneer là phương pháp dùng các miếng sứ mỏng được chế tạo riêng để dán lên răng. Dán sứ giúp điều trị thẩm mỹ cho răng bị nhiễm màu, nứt, mẻ, dị dạng,… Khi thực hiện dán sứ, bác sĩ mài khoảng 0,2-0,5mm bề mặt răng để tăng độ dính cũng như tính thẩm mỹ của răng sau khi dán.

Ưu điểm của dán sứ veneer là cải thiện thẩm mỹ răng hiệu quả, nhanh chóng, ít xâm lấn, có thể dùng lâu dài. Nhược điểm của phương pháp này là chi phí khá cao, có thể cần mài răng khi thực hiện.

Dán sứ veneer giúp cải thiện màu sắc răng bị đen
Sứ veneer giúp cải thiện thẩm mỹ răng nhanh chóng, ít xâm lấn.

4. Bọc răng sứ

Đối với răng sâu, chết, nhiễm màu nặng, người bệnh có thể được chỉ định bọc răng sứ. Đây là phương pháp khắc phục hiệu quả nhiều tình trạng như:

Sau khi bác sĩ đánh giá, tư vấn dịch vụ bọc răng sứ, quy trình bọc răng sứ diễn ra như sau:

Ưu điểm của phương pháp bọc răng sứ là khắc phục tốt nhiều tình trạng răng miệng, bảo vệ men răng, răng sứ có thể sử dụng lâu dài nếu được chăm sóc đúng cách. Nhược điểm của phương pháp này là chi phí cao, răng bị mài nhiều và cần được chăm sóc, bảo vệ đúng cách.

Phòng ngừa răng bị đen

Để phòng ngừa tình trạng răng bị đen, bạn có thể thực hiện các phương pháp sau:

Phòng ngừa răng bị đen
Cách hiệu quả nhất để bảo vệ răng là vệ sinh răng miệng đúng cách.

Khám và điều trị răng bị ố đen tại BVĐK Tâm Anh

Khoa Răng Hàm Mặt, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM là địa chỉ uy tín cho người đang tìm nơi khám, điều trị các bệnh về răng miệng… Với nhiều loại thuốc và thiết bị y tế hiện đại cùng bác sĩ chuyên khoa Răng - Hàm - Mặt giàu kinh nghiệm, bệnh viện có thể điều trị nhiều loại bệnh như sâu răng, hư tủy răng, răng nhiễm màu,… Bên cạnh đó, bệnh viện cũng tự hào nhiều năm đứng trong top 10 bệnh viện chất lượng nhất TP.HCM do Sở Y tế chấm điểm và công bố. Do đó, khách hàng có thể hoàn toàn yên tâm về chất lượng dịch vụ tại bệnh viện.

Răng bị đen có thể gây ảnh hưởng sự tự tin của người mắc, đây cũng là dấu hiệu của nhiều bệnh răng miệng, cần được điều trị sớm để tránh các biến chứng nghiêm trọng.

Link nội dung: https://truyenhay.edu.vn/chan-rang-bi-den-a61630.html